Thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con ngườ

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 62)

người ở Việt Nam hiện nay

Như phần trên đã trình bày, Tòa án có vị trí rất quan trọng trong bộ máy

cơ quan nhà nước hiện nay. Hiến pháp năm 2013 quy định: “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, “TAND có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” [41, Điều 102].

Theo quy định này thì Toà án là cơ quan xét xử duy nhất của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, chức năng xét xử của Toà án là chức năng cơ bản và quan trọng nhất, nó bao trùm và xuyên suốt quá trình hoạt động của Toà án.

Trong vấn đề bảo vệ quyền con người nói chung, vai trò của Toà án biểu hiện qua chức năng và thẩm quyền của Toà án, điều này được quy định trong Hiến pháp, Luật tổ chức TAND, BLTTHS, BLTTDS, Luật tố tụng hành chính và các văn bản pháp luật khác nhau.

Thực tế cho thấy, vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta được thể hiện thông qua việc kiểm soát quyền lực Nhà nước; thông qua hoạt động xét xử trong các lĩnh vực: hình sự, dân sự, hành chính; thông qua việc giáo dục ý thức tôn trọng và bảo vệ quyền con người của cá nhân, xã hội. Trong giới hạn luận văn này, chúng tôi xin trình bày sâu về thực trạng vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử, vì đây là hoạt động chính và quan trọng nhất, nó bao trùm lên hầu hết các hoạt động khác của Tòa án.

2.2.3.1. Vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người thông qua hoạt động xét xử các vụ án hình sự

người được tôn trọng và bảo vệ không chỉ dừng lại ở các tuyên bố chính trị, ghi nhận trong Hiến pháp, pháp luật mà còn được bảo vệ trong thực tế. Con người khi sinh ra ai cũng có quyền sống trong môi trường an toàn, trong đó có sự an toàn về pháp lý. Một người chỉ có thể bị buộc tội khi họ được xét xử tại tòa án độc lập, công khai và công bằng. Hiến pháp cũng như pháp luật hình sự Việt Nam có những quy định chặt chẽ về thủ tục xét xử vụ án hình sự tại tòa án trong đó ghi nhận vai trò của tòa án trong việc xét xử, đồng thời quy định các quyền của bị cáo tại giai đoạn xét xử. Cụ thể, là việc quy định về thời hạn xét xử cho từng loại tội; quy định quyền của bị cáo trước tòa như bào chữa, nhờ người bào chữa, tranh tụng bình đẳng với bên buộc tội; quy định quyền kháng cáo và nguyên tắc hai cấp xét xử. Những quy định này nhằm đảm bảo quyền được xét xử công bằng và có một bản án công bằng của người bị buộc tội.

Trong giai đoạn gần đây, thực hiện Chỉ thị số 48-CT/TW ngày 22/10/2010 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, các Toà án tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, yêu cầu và giải pháp mà Chỉ thị số 48-CT/TW đề ra, đã chú trọng việc tăng cường phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm đảm bảo giải quyết tốt vụ án, đặc biệt là đối với những vụ án lớn, trọng điểm được dư luận xã hội quan tâm. Một số Tòa án địa phương đã phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng cùng cấp xây dựng quy chế phối hợp trong công tác, định kỳ họp trao đổi, thống nhất những vấn đề còn có ý kiến khác nhau về đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật, nhằm đảm bảo giải quyết tốt vụ án. Nhiều vụ án lớn, đặc biệt nghiêm trọng hoặc các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng đã được các Tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương cũng như cả nước. Điển hình là vụ án Dương Chí Dũng phạm tội “Tham ô tài sản và Cố ý làm

trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế” gây hậu quả nghiêm trọng; vụ án Phạm Trọng Thi cùng các đồng phạm; vụ án Nguyễn Quốc Sơn cùng các đồng phạm và vụ án Đoàn Tiến Dũng cùng các đồng phạm đều phạm tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ” ...

Hình phạt mà Tòa án áp dụng đối với các bị cáo về cơ bản đã đảm bảo tính nghiêm minh, tương xứng với tính chất, mức độ hành vi phạm tội của bị cáo, đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình hiện nay. Việc xử phạt tù nhưng cho các bị cáo được hưởng án treo hoặc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đều được các Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo có căn cứ pháp luật. Đối với các vụ án về kinh tế, tham nhũng, các Tòa án đều đảm bảo xét xử nghiêm khắc, đặc biệt là đối với người chủ mưu, cầm đầu, người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt hoặc làm thất thoát số lượng lớn tài sản của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng xét xử sai, gây oan cho người vô tội vẫn còn tồn tại khiến cho nhiều bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị sửa, bị hủy. Điều này làm cho hoạt động xét xử không những không trừng trị được hành vi tội phạm xâm hại đến quyền con người mà còn trở thành hành vi xâm hại nghiêm trọng đến quyền con người. Vì khi Tòa án xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội thì những người không phạm tội bị tước đoạt hoặc bị hạn chế những quyền cơ bản của con người. Vì vậy, xét xử sai, gây oan sai cho người vô tội là một loại hành vi ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người. Tòa án kết tội sai, kết tội oan sẽ làm cho pháp luật không bảo vệ được quyền con người, niềm tin của xã hội đến công bằng, công lý bị giảm sút.

Mặc dù, đã có nhiều cố gắng nhất định nhưng trong thời gian qua tình trạng oan sai vẫn chưa chấm dứt, đặc biệt, vẫn còn những vụ án oan gây chấn động dư luận xã hội, điển hình như vụ xét xử oan sai của TAND tỉnh Bắc

Giang về tội “giết người, hiếp dâm” đối với ông Nguyễn Thanh Chấn đã làm cho ông Chấn phải nhận bản án oan “tù chung thân” và đã phải ở tù oan đến 10 năm trời mới được minh oan; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Tiền Giang về tội “giết người” đối với ông Trần Văn Chiến đã khiến ông Chiến phải ngồi tù oan hơn 16 năm; vụ án xét xử gây oan sai của TAND tỉnh Đồng Nai về tội “giết người cướp của” đối với ông Bùi Minh Hải đã khiến ông Hải phải nhận bản án tù chung thân…

Bên cạnh đó tình trạng vi phạm quyền được bào chữa của bị cáo trong quá trình xét xử cũng chưa bảo đảm. Theo quy định của Luật Tố tụng hình sự hoạt động xét xử được tiến hành sau khi tòa án nhận được cáo trạng quyết định truy tố bị can, tất cả những thông tin, tài liệu, đồ vật thu thập được trong giai đoạn điều tra, truy tố đều được đưa ra xem xét công khai tại phiên tòa thông qua việc xét hỏi và tranh luận. Trong khi đó chất lượng của hoạt động tranh luận tại Tòa vẫn còn nhiều hạn chế, nhiều phiên tòa chưa đảm bảo chất lượng thực chất mà vẫn còn mang tính hình thức, quyền bào chữa của bị can tại phiên tòa chưa được đảm bảo.

Theo thống kê từ năm 2007 đến năm 2013, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã xét xử được số lượng các vụ án hình sự như sau:

Năm 2007, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm 75.191 vụ án hình sự với 128.126 bị cáo trong tổng số 77.198 vụ với 132.425 bị cáo đã thụ lý, đạt 97,4% số vụ và 96,7% số bị cáo; tăng hơn 0,4% so với cùng kỳ năm trước và vượt 7,4% so với chỉ tiêu đề ra. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,63% (do nguyên nhân chủ quan là 0,4% và do nguyên nhân khách quan là 0,23%), bị sửa là 4,43% (do nguyên nhân chủ quan là 1,05% và do nguyên nhân khách quan là 3,38%). So với năm 2006, tỷ lệ các bản án, quyết định hình sự bị hủy tăng 0,03% và bị sửa tăng 0,33% [44].

Năm 2008, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 79.291 vụ án hình sự với 135.976 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 77.407 vụ án với 131.893 bị cáo, đạt 97,6% số vụ và 97% số bị cáo (vượt 5,6% so với chỉ tiêu đề ra). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 63.040 vụ với 109.338 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 14.165 vụ với 22.259 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 202 vụ với 296 bị cáo. Tỷ lệ các bản án quyết định về hình sự bị huỷ là 0,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,17% và do nguyên nhân khách quan là 0,43%), bị sửa là 4,6% (do nguyên nhân chủ quan là 0,7% và do nguyên nhân khách quan là 3,9%). So với năm trước, số vụ án bị huỷ do nguyên nhân chủ quan giảm 0,83%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,35% [45].

Năm 2009, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 80.104 vụ án với 138.823 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 78.343 vụ án với 134.717 bị cáo, đạt 97.8% số vụ và 97% số bị cáo. Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 65.462 vụ với 114.344 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 12.687 vụ với 20.079 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 194 vụ với 294 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ là 0,71% (do nguyên nhân chủ quan là 0,38% và do nguyên nhân khách quan là 0,33%), bị sửa là 4,21% (do nguyên nhân chủ quan là 0,54% và do nguyên nhân khách quan là 3,67%). So với năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,21%, tỷ lệ bị sửa giảm 0,16% [46].

Năm 2010, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 71.680 vụ án với 121.793 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 68.381 vụ án với 114.988 bị cáo (đạt 95% số vụ và số bị cáo). Trong đó, giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 55.221 vụ với 95.241 bị cáo (có 2.178 vụ án với 5.342 bị cáo Toà án trả hồ sơ cho VKS để điều tra bổ sung); theo thủ tục phúc thẩm 12.971 vụ với 19.417 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 189 vụ với 330 bị cáo.

Tỷ lệ các bản án quyết định bị huỷ là 0,75% (do nguyên nhân chủ quan là 0,44% và do nguyên nhân khách quan là 0,31%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan là 0,45% và do nguyên nhân khách quan là 4,65%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị huỷ do nguyên nhân chủ quan tăng 0,06%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,09% [47].

Năm 2011, Các TAND và Tòa án quân sự các cấp đã giải quyết, xét xử được 75.014 vụ án với 127.247 bị cáo, đạt 97%, tăng hơn so với cùng kỳ năm trước 6.633 vụ với 12.259 bị cáo, trong đó giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 60.925 vụ với 107.000 bị cáo; theo thủ tục phúc thẩm 13.896 vụ với 19.989 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 193 vụ với 258 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0.5% (do nguyên nhân chỉ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 4,8% (do nguyên nhân chủ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 4,4%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy do nguyên nhân chủ quan giảm 0,04%, bị sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,05% [48].

Năm 2012, TAND và Toà án quân sự các cấp đã thụ lý 83.116 vụ với 146.968 bị cáo, tăng 6.222 vụ với 15.540 bị cáo so với cùng kỳ năm trước; đã giải quyết, xét xử được 81.643 vụ án với 144.448 bị cáo (đạt 98% số vụ và số bị cáo), tăng 6.629 vụ với 17.241 bị cáo; cụ thể:

Giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm 67.369 vụ với 122.960 bị cáo (trong đó có 27 vụ án với 68 bị cáo về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, 321 vụ án với 733 bị cáo về các tội tham nhũng, 15.285 vụ án với 19.260 bị cáo về các tội ma túy, 11.637 vụ án với 19.674 bị cáo về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người, 26.617 vụ án với 45.866 bị cáo về các tội xâm phạm sở hữu, còn lại là các tội phạm khác). Các Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình và tù chung thân đối với 530 bị cáo; xử phạt tù có thời hạn 81.843 bị cáo; xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo

25.458 bị cáo, bằng 22% (trong đó có 155 bị cáo phạm các tội về tham nhũng), còn lại là các hình phạt khác.

Giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 14.119 vụ với 21.239 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 155 vụ với 249 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 0,2%); bị sửa là 4,9% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 4,6%). So với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan giảm 0,2% [49].

Năm 2013, TAND và Tòa án quân sự các cấp đã thụ lý 85.765 vụ với 151.254 bị cáo, tăng 2.649 vụ với 4.286 bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 84.086 vụ án với 147.068 bị cáo (bằng 98%, vượt 3% so với chỉ tiêu đề ra), tăng 2.443 vụ so với cùng kỳ năm trước, cụ thể là:

+ Thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 69.894 vụ với 126.770 bị cáo; đã giải quyết, xét xử 68.751 vụ với 123.652 bị cáo, trong đó: đình chỉ xét xử 308 vụ với 448 bị cáo (0,5%), trả hồ sơ cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung 2.285 vụ với 5.601 bị cáo (3,3%), xét xử 66.107 vụ với 117.502 bị cáo (96,2%). Trong số bị cáo đã xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt tử hình hoặc tù chung thân 582 bị cáo, xử phạt tù có thời hạn 84.308 bị cáo, xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo 23.007 bị cáo, chiếm 20% (trong đó có 151 bị cáo phạm các tội về tham nhũng, chiếm 27% trong tổng số các bị cáo bị xét xử về các tội phạm tham nhũng), miễn trách nhiệm hình sự cho 28 bị cáo, tuyên 15 bị cáo không phạm tội, còn lại là các hình phạt khác.

+ Thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 15.603 vụ với 23.991 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 268 vụ với 493 bị cáo; đã giải quyết, xét xử theo thủ tục phúc thẩm 15.094 vụ với 22.991 bị cáo và theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 241 vụ với 425 bị cáo. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,5% (do nguyên nhân chủ quan 0,4% và do nguyên nhân khách quan 0,1%); bị sửa là 5,1% (do nguyên nhân chủ quan 0,3% và do nguyên nhân khách quan 4,8%).

Trong tổng số 84.086 vụ án với 147.068 bị cáo mà toàn ngành đã giải quyết, các Tòa án quân sự giải quyết, xét xử 194 vụ với 329 bị cáo theo thủ tục sơ thẩm; 42 vụ án với 71 bị cáo theo thủ tục phúc thẩm. Tỷ lệ giải quyết

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 46 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)