Tiếp tục cải cách tư pháp theo hướng đảm bảo cho Tòa án thực

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 78)

hiện đúng đắn quyền độc lập Tư pháp

Ngày 2/6/2005, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 49 về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Mục đích của việc xây dựng Chiến lược cải

cách tư pháp là nhằm “xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý”, lấy Tòa án làm trung tâm, xét xử làm trọng tâm và

tranh tụng làm khâu đột phá. Trọng tâm của CCTP là bảo đảm cho nguyên tắc Tòa án độc lập có hiệu lực trên thực tế.

Để thực hiện được mục đích trên, cần phải có những giải pháp đột phá, tiến hành cải cách ở khâu then chốt nhất là cải cách tổ chức Toà án. Bởi lẽ xét đến cùng, Toà án là nơi giám sát kết quả hoạt động của cả hệ thống tư pháp. Ngay cả việc thi hành án ở khâu cuối cùng thì cũng phải xem xét từ cội nguồn của vấn đề là chất lượng bản án. Bản án công bằng, vô tư luôn tạo ra sức mạnh và tính chính đáng của hệ thống cơ quan tư pháp vì nó được người dân tin tưởng “tâm phục, khẩu phục”.

Theo Nghị quyết 49:

Tổ chức hệ thống toà án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính cấp huyện; toà án sơ thẩm khu vực được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện; toà

án phúc thẩm có nhiệm vụ chủ yếu xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án; Toà thượng thẩm được tổ chức theo khu vực có nhiệm vụ xét xử phúc thẩm; TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ và xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm [5].

Việc nghiên cứu cải cách Toà án theo định hướng này cần được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản dưới đây:

- Phải đảm bảo cho hoạt động của Tòa án được độc lập trong hệ thống

các cơ quan tư pháp nói riêng hay hệ thống cơ quan Nhà nước nói chung: Hiện nay, Cơ quan điều tra tuy hoạt động độc lập nhưng do cơ chế tổ chức cán bộ là Thủ trưởng cơ quan điều tra có thể kiêm nhiệm một chức vụ hành chính như Tổng cục trưởng, Phó giám đốc Công an tỉnh, Phó trưởng Công an huyện nên hoạt động điều tra khó tránh khỏi sự chỉ đạo mang tính hành chính. Tương tự ở cơ quan Kiểm sát thì kiểm sát viên ngoài việc thực hiện thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật, còn bị chỉ đạo mang tính hành chính của Viện trưởng Viện kiểm sát. Chính vì vậy, xây dựng tính độc lập của Toà án sẽ làm giảm thiểu tối đa sự can thiệp từ bên ngoài vào hoạt động của Toà án.

- Xây dựng mô hình Toà án một mặt tạo thuận lợi cho việc thực hiện

quyền lực nhà nước nhưng cũng cần quan tâm đến lợi ích của công dân. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng cơ quan tư pháp là phải gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân vẫn cần được quán triệt khi thiết kế phạm vi quản hạt của Toà án.

- Cải cách tổ chức toà án phải đặt ra mục tiêu góp phần làm cho công tác xét xử được “công bằng, liêm khiết” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiến pháp 2013 đã chỉ rõ: "TAND là cơ quan xét xử của nước cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [41, Điều 102, Khoản 1]. Vậy cần

nhằm thực hiện đúng đắn, đầy đủ quyền tư pháp. Hiến pháp 2013 cũng quy

định rõ về sự độc lập của Thẩm phán, theo đó "Thẩm phán, hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm" [41, Điều 103, Khoản 2].

Theo quy định này thì Hội thẩm nhân dân được đưa ngay vào trong Hiến pháp của nước ta, điều này nói lên tính đại diện và quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử thực hiện quyền tư pháp, mà cụ thể là quyền xét xử.

Trong chiến lược CCTP đến năm 2020 đã xác định rõ:

Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính. Đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng, bảo đảm sự bình đẳng giữa công dân và cơ quan công quyền trước Tòa án [5].

Như vậy, TAND không chỉ là cơ quan áp dụng pháp luật để trừng trị các hành vi vi phạm pháp luật của người dân, mà còn trở thành công cụ để người dân bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước hành vi vi phạm của các cơ quan công quyền. Ngoài ra, để đảm bảo sự độc lập của Tòa án, Nghị quyết

số 49-NQ/TW cũng đã định hướng rõ: "Tổ chức hệ thống Tòa án theo thẩm quyền xét xử, không phụ thuộc vào đơn vị hành chính" [5].

Tuy nhiên, để toàn thể xã hội có nhận thức đúng và thống nhất về tính độc lập của Tòa án trong thực hiện nhiệm vụ của mình đòi hỏi quá trình CCTP phải làm rõ được các yếu tố đảm bảo cho sự độc lập của Tòa án, để từ đó tiến hành xây dựng các thể chế, các chính sách, cũng như các quy định của pháp luật được phù hợp, thuận lợi.

Tòa án phải được nhận thức là cơ quan thực hiện quyền tư pháp, bảo vệ công lý. Từ trước đến nay Tòa án thường được hiểu là cơ quan xét xử, một ngành chuyên môn như các bộ, ngành khác. Các TAND cấp tỉnh và cấp huyện

đều được xem như TAND địa phương, chịu sự quản lý của chính quyền địa phương. Đây là nhận thức chưa chính xác về vị trí, vai trò của hệ thống Tòa án hiện nay. Do nhận thức giản đơn, chưa đúng đắn về Tòa án nên việc xem xét, quyết định các vấn đề về thể chế, tổ chức, bộ máy, trụ sở, kinh phí hoạt động, chế độ tiền lương, nhiệm kỳ của Thẩm phán... được nhìn nhận tương đối giống với các cơ quan hành chính Nhà nước khác. Tòa án phải được xã hội nhận thức, được hiểu đúng đắn là một thiết chế đặc biệt, bảo vệ công lý, thực hiện nhiệm vụ một trong ba loại quyền lực Nhà nước là Quyền tư pháp; và vì vậy, cho dù Tòa án được thành lập ở cấp nào, địa phương nào thì Tòa án cũng là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp quốc gia, không phải là cơ quan của địa phương.

Sự nghiệp đổi mới và CCTP đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức trong toàn Đảng, trong hệ thống chính trị và toàn xã hội về chế độ chính trị và quyền lực nhà nước, trong đó có sự nhận thức mới về vị trí vai trò và quyền lực

tư pháp của TAND. Hiến pháp năm 2013 đã ghi rõ "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp" [41, Điều 2, Khoản 3], đồng thời cũng xác định rõ "TAND là cơ quan xét xử của nước CHXHCN Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp" [41, Điều 102, khoản 1].

Như vậy, Tòa án phải được nhận thức là cơ quan duy nhất nhân danh Nhà nước tiến hành các hoạt động xét xử nhằm mục tiêu bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, thực hiện quyền tư pháp quốc gia. Trên cơ sở đó, mới có quan điểm đúng đắn để xác lập và xây dựng thể chế, nguyên tắc hoạt động, bộ máy tổ chức, cơ sở vật chất, chế độ đãi ngộ, kinh phí hoạt động của Tòa án, tuổi hưu, nhiệm kỳ và chế độ lương của Thẩm phán... cho phù hợp.

mà theo thẩm quyền xét xử gồm: Tòa án sơ thẩm được tổ chức ở một hoặc một số đơn vị hành chính cấp huyện (Tòa án khu vực), Tòa án phúc thẩm được đặt theo đơn vị hành chính cấp tỉnh có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xét xử sơ thẩm một số vụ án, Tòa án cấp cao có nhiệm vụ chủ yếu là xét xử phúc thẩm và xem xét theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm, còn TANDTC có nhiệm vụ tổng kết kinh nghiệm xét xử, hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật, phát triển án lệ, xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm. Cần đổi mới tổ chức TANDTC theo tinh thần tinh gọn với đội ngũ Thẩm phán là những chuyên gia đầu ngành về pháp luật, có bề dày kinh nghiệm lâu năm.

Cùng với việc cải cách mô hình tổ chức Tòa án thì vấn đề cải cách cơ chế bổ nhiệm Thẩm phán cũng phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu vì Thẩm phán là “linh hồn” của Tòa án. Việc chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm Thẩm phán cần theo nguyên tắc “thà ít mà tốt” còn hơn là vì yêu cầu số lượng mà phải “vơ vét, tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ” như có lần Chánh án TANDTC trả lời chất vấn trước Quốc hội.

Ngoài ra, một số vấn đề liên quan cần giải quyết đồng bộ với cải cách tư pháp, đó là việc đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng với cơ quan tư pháp nói chung và ngành tòa án nói riêng, đảm bảo vai trò lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng nhưng không ảnh hưởng tới tính độc lập của ngành tòa án nói riêng và của các cơ quan tư pháp nói chung. Tăng cường sự giám sát của Quốc hội và HĐND các cấp với hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có tòa án, nhằm đảm bảo cho các cơ quan này hoạt động theo đúng các quy định của pháp luật. Thực hiện các nội dung cải cách tư pháp theo Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị đặt ra yêu cầu cần thiết phải sửa đổi các Luật về tổ chức bộ máy nhà nước như Luật tổ chức Quốc hội, Luật Tổ chức HĐND và UBND, Luật Tổ chức TAND, Luật Tổ chức VKSND, Luật Tổ chức các cơ quan điều tra hình sự, Bộ Luật tố tụng hình sự, Luật Tố tụng dân sự... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 73 - 78)