Cần tăng cường cơ chế giám sát Nhà nước và giám sát xã hội

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 98)

Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay có hai loại giám sát là giám sát mang tính quyền lực nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân) và giám sát

xã hội mang tính quyền lực nhân dân (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, phương tiện thông tin đại chúng và các cá nhân, cộng đồng…).

Giám sát mang tính quyền lực nhà nước được thực hiện bởi Quốc hội và HĐND các cấp. Theo quy định của Hiến pháp 2013 thì bộ máy nhà nước ta được tổ chức theo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện

các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Do đó, việc tăng cường kiểm tra, giám

sát việc thực hiện quyền lực nhà nước nói chung và quyền lực tư pháp nói riêng là một nhu cầu tất yếu khách quan, trong đó cơ chế giám sát của cơ quan dân cử đối với các hoạt động tư pháp sẽ là một cơ chế giám sát hữu hiệu bên cạnh hình thức giám sát của Viện Kiểm sát nhân dân. Điều quan trọng là cần có một cơ chế giám sát hiệu quả, tương xứng với những đổi mới trong tổ chức các cơ quan tư pháp và bản thân Quốc hội và HĐND, Ban Pháp chế HĐND phải nhận thức đúng đắn và phát huy tích cực vai trò giám sát của mình trong Chiến lược cải cách tư pháp, góp phần xây dựng nền tư pháp dân chủ, nghiêm minh, công khai, minh bạch, bảo vệ công lý và bảo vệ quyền con người.

Nền dân chủ trong nhà nước pháp quyền không chỉ đòi hỏi sự kiểm tra, giám sát từ phía các cơ quan nhà nước mà quan trọng hơn, đòi hỏi phải thiết lập được cơ chế giám sát hữu hiệu từ bên ngoài bộ máy nhà nước, trước hết là cơ chế giám sát thường xuyên, thực chất và có hiệu quả từ phía nhân dân - chủ thể quyền lực nhà nước đối với các cơ quan và cán bộ thực thi quyền lực nhà nước, kể cả đối với cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất do nhân dân trực tiếp bầu ra. Giám sát xã hội đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có tác dụng hỗ trợ cho giám sát mang tính quyền lực nhà nước. Cùng với xu hướng dân chủ hóa đời sống xã hội, giám sát xã hội đối với tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ngày càng được tăng cường và mở rộng, bảo

đảm sự vận hành của tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước có hiệu quả, khoa học, nhằm mục đích xây dựng và hoàn thiện pháp quyền dân chủ xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng, hoàn thiện có mục tiêu thống nhất là tất cả vì con người, dựa trên ba đặc trưng cơ bản là: toàn bộ hệ thống chính trị luôn được tổ chức và hoạt động vì lợi ích của nhân dân; quyền làm chủ của nhân dân luôn được bảo đảm và được bảo vệ và ngày càng phát triển; quyền và những lợi ích chính đáng của nhân dân luôn mở rộng và phát triển tương thích với sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Mục tiêu của cải cách tư pháp ở nước ta là: xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao. Để thực hiện mục tiêu trên, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã đề ra phương hướng và các nhiệm vụ hết sức

cơ bản và cần thiết. Một trong những nhiệm vụ đó là: “hoàn thiện cơ chế giám sát của các cơ quan dân cử và phát huy quyền làm chủ của nhân dân đối với cơ quan tư pháp” [5]. Thực tiễn cho thấy, hệ thống Tòa án trong việc

thực hiện chức năng nhiệm vụ quyền hạn của mình còn nhiều thiếu sót, bất cập và còn nhiều biểu hiện tiêu cực cần khắc phục nên việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả của hoạt động giám sát là vô cùng cần thiết. Hoạt động giám sát được thực hiện một cách có hiệu lực, hiệu quả sẽ tạo điều kiện cho hoạt động tư pháp được bảo đảm thực hiện đúng pháp luật; giải quyết kịp thời các tranh chấp dân sự và đấu tranh chống tội phạm ngày càng triệt để hơn, góp phần thúc đẩy và bảo vệ quyền con người một cách toàn diện nhất.

KẾT LUẬN

Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân ở nước ta được quy định trong Hiến pháp và luật. Đảm bảo thực hiện các quyền hiến định và luật định, đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân có ý nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn. Quyền con người được đảm bảo thực hiện trong thực tiễn cuộc sống là thước đo của nền dân chủ, văn minh, của tự do và tiến bộ xã hội, qua đó thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của Nhà nước.

Thực tiễn Việt Nam và kinh nghiệm thế giới chỉ ra rằng, bên cạnh hệ thống pháp luật tiến bộ, đòi hỏi phải có một cơ chế phối hợp rất đồng bộ giữa tất cả các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội và chính cá nhân, công dân cũng phải biết tự mình bảo vệ các quyền của mình, đó là cơ sở để quyền con người được đảm bảo thực hiện.

Nhà nước ta là Nhà nước dân chủ, quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, nhưng nhân dân không thực hiện quyền lực nhà nước trực tiếp mà quyền lực lại được uỷ thác tập trung thống nhất ở Quốc hội - cơ quan đại biểu cao nhất cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc vừa qua đều khẳng định rất rõ mục tiêu nhất quán của Đảng ta là: chăm lo cho con người, tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền tự do của công dân và theo đuổi xây dựng Nhà nước ta thành Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân. Nhà nước pháp quyền Việt nam, trong thiết kế tổ chức bộ máy áp dụng nguyên tắc tập quyền XHCN, nhưng có sự tiếp thu những nhân tố hợp lý của học thuyết phân quyền. Nghĩa là, quyền lực nhà nước thống nhất ở Quốc hội, nhưng Quốc hội không phải là toàn quyền mà chỉ nắm quyền lực lập hiến và lập pháp; thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy nhà nước và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước; còn thẩm quyền quản lý tất cả các lĩnh vực thuộc về đối nội và đối ngoại được giao cho

Chính phủ với tư cách là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất; thẩm quyền công tố được giao cho Viện kiểm sát nhân dân với tư cách là cơ quan kiểm sát giữ quyền buộc tội và kiểm sát hoạt động tư pháp; thẩm quyền xét xử được giao cho TAND với tư cách là cơ quan xét xử của Nhà nước Việt Nam.

Chính vì vậy, Tòa án có vị trí, vai trò quan trọng không chỉ trong việc bảo vệ quyền công dân, quyền con người thông qua hoạt động xét xử của mình; kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước khác trong thực thi công vụ mà Tòa án nước ta hiện nay còn bảo đảm và thúc đẩy quyền con người, hiện thực hóa quyền con người trong hoạt động áp dụng pháp luật của Tòa án trong thực tế. Chính điều này tạo nên cơ chế hoạt động có hiệu quả cao trong hệ thống các cơ quan nhà nước trong việc bảo vệ quyền con người ở nước ta hiện nay.

Luận văn không chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản nhất về quyền con người; mô hình tổ chức của các cơ quan trong cơ chế bảo vệ quyền con người ở cấp độ quốc tế, cấp độ khu vực và ở quốc gia; đánh giá vị trí, vai trò của Tòa án trong từng cơ chế bảo vệ quyền con người; xác định vai trò quan trọng của Tòa án nước ta trong việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con người… Luận văn còn đánh giá thực trạng vấn đề bảo vệ quyền con người trong tổ chức, hoạt động và việc thực hiện chức năng, thẩm quyền của Tòa án để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Tòa án trong việc bảo vệ, bảo đảm cũng như thúc đẩy quyền con người ở nước ta hiện nay.

Kết quả nghiên cứu trên của luận văn đạt được là do sự hướng dẫn tận tình, đầy trách nhiệm của giáo viên hướng dẫn và sự nỗ lực của bản thân. Là một đề tài nghiên cứu mới, liên quan đến lĩnh vực về quyền con người – một lĩnh vực rất rộng, luận văn cũng không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Tác giả luận văn rất mong được sự đóng góp của các thầy cô giáo và các nhà khoa học chuyên môn để tiếp tục nghiên cứu sâu hơn chủ đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1996), Từ điển Hán Việt, Nxb Tp Hồ Chí Minh.

2. Ban Bí thư Trung ương Đảng (1992), Chỉ thị số 12-CT/TW ngày 12/7/1992 về Vấn đề quyền con người và quan điểm, chủ trương của Đảng ta, Hà Nội.

3. Bộ chính trị (2002), Báo cáo tóm tắt kết quả 04 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02/02/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

4. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 08/NQ-TW, ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.

5. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết số 49/NQ-TW, ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.

6. Lê Cảm (2006), “Nhà nước pháp quyền trong việc bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh quốc tế và các quyền con người bằng pháp luật hình sự”,

Tạp chí Kiểm sát, (17).

7. Nguyễn Ngọc Chí (2007), “Bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố

tụng hình sự”, Tạp chí Khoa học, Kinh tế, (23).

8. Nguyễn Đăng Dung (2005), Thể chế Tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

9. Nguyễn Đăng Dung (2006), Nhà nước và trách nhiệm của nhà nước, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nxb Tư pháp, Hà Nội.

10. Nguyễn Đăng Dung (2007), “Trọng tâm của công tác cải cách tư pháp hiện nay là bảo đảm cho nguyên tắc độc lập có hiệu lực trên thực tế”,

11. Nguyễn Đăng Dung, Phạm Hồng Thái, Vũ Công Giao, Lã Khán Tùng

(2013), Hỏi Đáp về Quyền con người, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

12. Đỗ Thị Duyên (2014), Hoạt động xét xử của Tòa án nhân dân – công cụ hữu hiệu bảo đảm quyền con người trong bối cảnh sửa đổi Hiến pháp ở Việt Nam, Báo thanh tra.

13. Nguyễn Bá Dương (2013), Ở Việt Nam, quyền con người được bảo đảm và thực hiện tốt, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

14. Trịnh Hồng Dương (chủ nhiệm đề tài) (1996), Vị trí vai trò và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước ta qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam, Toà án nhân dân tối cao, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tiếp tục xây dựng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong sạch, vững mạnh, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng Toàn tập, tập 7, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị Quốc gia.

18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 02/5/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.

19. Hoàng Văn Hảo, Chu Hồng Thanh (Chủ biên) (2002), Các văn kiện quốc tế về quyền con người, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, NXB

Chính trị quốc gia.

20. Phan Trung Hoài (2007), “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực thi các quy định của pháp luật nhằm bảo đảm quyền của luật sư

21. Josef Thesing (chủ biên) (2005), Nhà nước pháp quyền pháp quyền, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội.

22. Vũ Đức Khiển (chủ nhiệm đề tài) (2006), Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu cầu của Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

23. Khoa luật - Đại Học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

24. Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội (2010), Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948, Nxb Lao động - Xã hội.

25. Liên Hiệp Quốc (2000), Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

26. Liên Hợp quốc (1966), Công ước quốc tế về quyền dân sự, chính trị.

27. Hoàng Thế Liên (2006), “Xây dựng và hoàn thiện thể chế pháp luật phục

vụ cải cách tư pháp một nhiệm vụ trong tâm của ngành tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (07).

28. Đoàn Đức Lương (2007), “Nâng cao năng lực xét xử các vụ án dân sự

của Tòa án trong quá trình cải cách tư pháp”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, (02).

29. Uông Chu Lưu (chủ nhiệm đề tài) (2006), Cải cách các cơ quan tư pháp, hoàn thiện hệ thống các thủ tục tư pháp, nâng cao hiệu lực xét xử của Tòa án trong nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, Bộ

Tư pháp, Hà Nội.

30. Nguyễn Huyền Ly (2012), Vai trò của Toà án trong nhà nước pháp quyền Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

31. Trương Trọng Nghĩa (2014), Bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân là nhiệm vụ hàng đầu của Tòa án, Báo Công lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

33. Hoàng Thị Kim Quế (2006), “Quyền con người và giáo dục quyền con người

ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học, (4), Đại học Quốc gia Hà Nội.

34. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1946, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

35. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1950, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

36. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1980, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

37. Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

38. Quốc hội (2002), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2002, Nxb Lao động,

Hà Nội.

39. Quốc hội (2004), Bộ luật tố tụng hình sự năm 2004, Nxb Tư pháp.

40. Quốc hội (2011), Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011, Nxb Tư pháp.

41. Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.

42. Tòa án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2005, Hà Nội.

43. Tòa án nhân dân tối cao (2006), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2006, Hà Nội.

44. Tòa án nhân dân tối cao (2007), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2007, Hà Nội.

45. Tòa án nhân dân tối cao (2008), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2008, Hà Nội.

46. Tòa án nhân dân tối cao (2009), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2009, Hà Nội.

47. Tòa án nhân dân tối cao (2010), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án nhân dân 2010, Hà Nội.

48. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Báo cáo tổng kết công tác của Tòa án

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 88 - 98)