Thực trạng vị trí của Tòa án trong hệ thống các cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43)

Ở nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho TAND. Do vậy, TAND có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước.

Điều này được thể hiện ở những khía cạnh sau:

Thứ nhất, TANDTC, các TAND địa phương, các Toà án quân sự và

các Toà án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, căn cứ vào pháp luật để đưa ra các phán quyết thể hiện trực tiếp thái độ của Nhà nước đối với từng vụ việc cụ thể.

Thứ hai, bằng hoạt động xét xử, Toà án thực hiện chức năng kiểm tra

hành vi pháp lý của các cơ quan Nhà nước, quyền công dân, quyền con người. Xa hơn là Toà án bảo vệ cho trật tự xã hội ổn định, an toàn và có môi trường phát triển lành mạnh, bền vững.

Thứ ba, Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Điều này

được cụ thể qua Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị

“Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [5].

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43)