Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật làm cơ sở phát huy vai trò của

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)

của Tòa án trong việc bảo vệ quyền con người

- Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013:

tục xử lý hành vi vi phạm Hiến pháp do luật định; Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, TAND, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp. Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định [41, Điều 119].

Theo tinh thần của Điều luật này cho thấy Hiến pháp đã mở rộng chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp trong đó có Tòa án. Cơ sở hiến định này là nền tảng pháp lý đặt ra nhu cầu xây dựng đạo luật về thủ tục tố tụng Hiến pháp nhằm bảo đảm những chủ thể có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp thực hiện hoạt động bảo vệ Hiến pháp. Nhằm bảo đảm hoạt động bảo vệ Hiến pháp hiệu quả và hạn chế tình trạng vi phạm Hiến pháp đã được phân tích trên, đạo luật thủ tục tố tụng Hiến pháp cần quy định quyền được xét xử của Tòa án đối với những hành vi vi hiến của các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước. Trao cho Tòa án quyền giải thích Hiến pháp và luật.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự: BLTTHS cần bổ sung và quy định rõ nguyên tắc tranh tụng và nguyên tắc suy đoán vô tội. Để bảo đảm tính minh bạch và nâng cao ý thức tôn trọng và thực thi nghiêm túc hai nguyên tắc này thì Bộ luật hình sự cần phải quy định rõ đây là những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng hình sự. Vì đây là hai nguyên tắc đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo đảm cho quyền được xét xử công bằng cho bị can, bị cáo. Cùng với việc bổ sung hai nguyên tắc này thì cần phải sửa đổi, bổ sung một số điều luật cụ thể nhằm bảo đảm sự thống nhất của pháp luật cũng như thực thi pháp luật hiệu quả trong quá trình giải quyết vụ án, như theo nội dung của Điều 10 BLTTHS thì Tòa án có nghĩa vụ chứng minh tội phạm và quy định của Điều 13 thì Tòa án có trách nhiệm khởi tố vụ án khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm. Hai quy định này của Bộ luật vô hình chung làm cho Tòa án trở

thành chủ thể thực hiện hoạt động buộc tội. Điều này mâu thuẫn với nguyên tắc tranh tụng, vì để bảo đảm tranh tụng thì Tòa án phải độc lập với các bên buộc tội và gỡ tội nên cần phải sửa Điều 10, Điều 13 theo hướng Tòa án không có nghĩa vụ phải thực hiện những hoạt động này. Cần bổ sung các quy định về trình tự, thủ tục thu thập chứng cứ của bị can, bị cáo và người bào chữa. Sửa đổi tên gọi chương XX của BLTTHS hiện hành thành “Thủ tục tranh tụng”.

- Hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự: Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã

chỉ rõ: “…Xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định”; “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tố tụng dân sự…” [5]. Như vậy, hai yêu cầu căn bản đặt ra cần phải được giải quyết một

cách hài hoà là đơn giản hoá các thủ tục nhằm đáp ứng đòi hỏi về tính mềm dẻo, linh hoạt của thủ tục tố tụng dân sự trong bối cảnh nền kinh tế thị thường và đẩy mạnh hội nhập quốc đặc biệt là nhu cầu bảo vệ quyền công dân, quyền con người bằng hoạt động xét xử ngày càng gia tăng. Theo đó, cần phải giải quyết những vấn đề mang tính cốt lõi trong việc hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả bảo vệ quyền công dân, quyền con người bằng hoạt động xét xử, bao gồm: Xác định hợp lý vai trò và trách nhiệm chứng minh của các chủ thể; đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả của các quy định về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; thiết lập thủ tục tố tụng dân sự rút gọn nhằm loại bỏ sự rườm rà, đảm bảo tính linh hoạt, mềm dẻo của thủ tục tố tụng dân sự. Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng Việt Nam là một đất nước mà đa phần dân số đều làm nông nghiệp, do vậy đối với

khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì việc tự chứng minh là một vấn đề không dễ. Theo quy định của BLTTDS hiện nay thì toà án không còn được tự mình tiến hành các biện pháp thu thập chứng cứ để hoàn thiện hồ sơ vụ án như trước đây nữa. Như vậy, hậu quả tất yếu là thời gian giải quyết vụ

án sẽ bị kéo dài hơn so với các quy định trước kia. Để khắc phục tình trạng này, thiết nghĩ cơ quan có thẩm quyền nên có những quy định mang tính chuyển tiếp cho việc thực hiện. Cụ thể là cần quy định rõ khi nhận đơn khởi kiện của đương sự, toà án phải giải thích rõ cho đương sự về nghĩa vụ chứng minh của họ cũng như các chứng cứ, tài liệu cụ thể cho mỗi vụ án mà đương sự phải xuất trình và quyền yêu cầu toà án thu thập chứng cứ nếu không tự mình thu thập được.

Mặt khác, để đơn giản hoá các thủ tục tố tụng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc bảo vệ quyền lợi của mình thì cần hoàn thiện các quy định về việc yêu cầu các cơ quan hữu quan cung cấp chứng cứ theo hướng nếu cơ quan, tổ chức đang lưu giữ, quản lý chứng cứ của vụ án không cung cấp các tài liệu cần thiết và cũng không thông báo bằng văn bản cho đương sự về lý do của việc không cung cấp thì đương sự có thể ngay lập tức yêu cầu sự can thiệp của Toà án trong việc thu thập chứng cứ.

Theo quy định của BLTTDS hiện hành các quy định về thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS hiện nay chủ yếu được xây dựng trên cơ sở kế thừa ba pháp lệnh về thủ tục tố tụng trước đó và được bổ sung, hoàn thiện hơn trên cơ sở tham khảo các quy định tương ứng trong pháp luật tố tụng dân sự của một số nước trên thế giới. Tuy nhiên, sự tiếp thu quy định của các nước về thời điểm áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong BLTTDS Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, nhằm bảo đảm cho khả năng khôi phục quyền và lợi ích bị vi phạm thì pháp luật tố tụng dân sự cần mở rộng quyền được yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ngay khi phát hiện được hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức.

Về việc xây dựng các quy định về thủ tục tố tụng dân sự rút gọn: Đối với loại vụ kiện có chứng cứ rõ ràng, một bên đương sự thừa nhận nghĩa vụ

thì xét về bản chất đây là loại việc không có tranh tụng cả về chứng cứ và về quyền, nghĩa vụ giữa các bên đương sự thì không cần thiết phải giải quyết bằng một phiên tòa với đầy đủ các thành phần như hiện nay.

- Hoàn thiện pháp luật tố tụng hành chính: Trong tố tụng hành chính, bên bị khởi kiện là cơ quan công quyền vì thế vấn đề quy định nghĩa vụ pháp lý phải rõ ràng và cần có cơ chế xử lý nghiêm minh trong trường hợp thoái thác nghĩa vụ tố tụng hành chính trong khi đó Luật Tố tụng hành chính hiện hành chỉ quy định nghĩa vụ mà chưa hề đề cập đến những trách nhiệm của bên bị kiện trong trường hợp không thực hiện nghĩa vụ vì thế trong thực tiễn đã xảy ra những tình huống người bị khởi kiện không thực hiện nghĩa vụ tố tụng khiến việc giải quyết vụ án hành chính kéo dài, phức tạp gây thiệt hại quyền lợi của công dân, cá nhân. Chính vì thế, cần bổ sung các nghĩa vụ sau đối với bên bị khởi kiện. Cần bổ sung quy định giới hạn thời gian, nội dung của quyền sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện, vì thực tiễn đã xảy ra trường hợp người bị kiện lợi dụng quyền này để kéo dài thời hạn giải quyết vụ án hành chính khiến cho quyền lợi của người khởi kiện bị thiệt hại nghiêm trọng. Nhằm tăng cường việc bảo vệ quyền lợi cho công dân, Luật Tố tụng hành chính nên bổ sung giới hạn về thời điểm thực hiện quyền này và nội dung sửa đổi quyết định hành chính bị khởi kiện theo hướng: Người bị kiện chỉ có quyền sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu kiện trước khi mở phiên tòa; người bị kiện không được sửa đổi quyết định hành chính bị khiếu kiện theo hướng bất lợi cho người khởi kiện.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)