Thực trạng mối quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan khác trong

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

trong bộ máy nhà nước ta hiện nay

Trên cơ sở nguyên tắc hiến định “quyền lực Nhà nước thống nhất và thuộc về nhân dân” và nguyên tắc “Quốc hội là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất” thì Toà án ở nước ta có sự phụ thuộc khá nhiều vào Quốc hội. Bản

chất của mối quan hệ này là cấp trên và cấp dưới - trong đó Quốc hội là cấp trên và Tòa án là cấp dưới. Quốc hội có quyền ban hành tất cả các loại văn bản pháp luật liên quan đến tổ chức hoạt động của Toà án; các quy tắc tố tụng của Toà án. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp luật của toà án trái với Hiến Pháp, luật pháp hay Nghị quyết của mình. Quốc hội bầu và bãi nhiệm chức Chánh án TANDTC. Quốc hội có quyền bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với vị trí này. Chánh án TANDTC phải báo cáo hàng năm trước Quốc hội; phải trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội nếu có yêu cầu của đại biểu Quốc hội. Quốc hội quyết định ngân sách hoạt động hằng năm của Toà án. Như vậy, Quốc hội quyết định khá nhiều các vấn đề liên quan đến tổ chức, hoạt động của hệ thống Tòa án ở nước ta hiện nay.

- Quan hệ giữa Tòa án với Chủ tịch nước

Hiến pháp xác định rõ Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Việt Nam. Trong mối quan hệ với Toà án, Chủ tịch nước có quyền giám sát, kiểm tra chất lượng hoạt động của Toà án thông qua báo cáo của chánh án TANDTC. Ngoài ra trong hoạt động xét xử hình sự thì Chủ tịch nước còn tham gia vào quá trình ra phán quyết của toà án thông qua cơ chế xét ân xá trong các vụ việc hình sự có tuyên án tử hình.

- Quan hệ giữa Tòa án với Chính phủ

Theo quy định của pháp luật hiện hành, mối quan hệ giữa toà án và Chính phủ được xem là mối quan hệ phối hợp có tính điển hình đồng thời cũng là mối quan hệ mang tính rường cột trong hệ thống quyền lực nhà nước. Tòa án trong hoạt động áp dụng pháp luật của mình phải tuân thủ các văn bản hướng dẫn thi hành luật do Chính phủ ban hành. Thực trạng toà án phải áp dụng các

văn bản hướng dẫn thi hành luật của Chính phủ trong quá trình xét xử phần nào đã dẫn đến tình trạng toà án có sự phụ thuộc nhất định vào Chính phủ.

- Quan hệ giữa Tòa án với các cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương

Để bảo đảm sự thống nhất quyền lực Nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện), Toà án được tổ chức theo đơn vị hành chính và chịu sự giám sát của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương. Chánh án TAND các cấp địa phương phải chịu trách nhiệm, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp, chịu sự giám sát của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

- Quan hệ giữa Toà án với các cơ quan khác trong hệ thống cơ quan Tư pháp

Như đã khẳng định ở trên, trong hệ thống các cơ quan tư pháp, toà án có vị trí trung tâm. Thông qua hoạt động xét xử toà án sẽ đánh giá tính đúng đắn các hành vi pháp lý của cơ quan điều tra, phán xử hành vi truy tố của Viện kiểm sát nhân dân có đúng quy định pháp luật hay không và đưa ra phán quyết để cơ quan thi hành án thực hiện hoạt động thi hành án. Trong mối quan hệ bên trong này, xét xử là hoạt động trung tâm, là hoạt động thể hiện tập trung nhất bản chất của quyền tư pháp. Mặt khác, pháp luật trao cho Viện kiểm sát nhân dân thực hiện quyền giám sát hoạt động tuân thủ pháp luật của toà án trong quá trình diễn ra phiên toà. Chính quy định này đã có ảnh hưởng đến tính chất trung tâm, tính độc lập của toà án trong hệ thống cơ quan tư pháp.

Như vậy, trong pháp luật nước ta, Toà án có vị trí độc lập tương đối trong bộ máy Nhà nước. Sự phụ thuộc của Toà án vào hệ thống cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội và Hội đồng nhân dân) hiện nay là tương đối lớn. Tính chất trung tâm của Toà án trong hệ thống các cơ quan tư pháp chưa được bảo đảm do sự tác động từ phía Viện kiểm sát nhân dân thông qua quyền giám sát hoạt động xét xử tại phiên toà. Chính những đặc điểm này đã ảnh hưởng đến hoạt động của Toà án, đặc biệt là yêu cầu có tính nguyên tắc

hiến định của hoạt động tài phán- Toà án phải độc lập chỉ tuân theo pháp luật trong quá trình xét xử.

Một phần của tài liệu Vai trò của tòa án trong việc bảo vệ quyền con người ở việt nam hiện nay (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)