Phƣơng pháp phân tích dữ liệu

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại công ty TNHH thương mại FPT (Trang 53)

2.4.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo

Theo Hoàng Trọng (2008), hệ số α của Cronbach là một phép kiểm định thống kê về mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau. Công thức tính hệ thống Cronbach α là:

α = Nρ/[1 + ρ(N-1)]

Trong đó, ρ là hệ số tương quan trung bình giữa các biến quan sát; N là số biến quan sát. Theo quy ước thì một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ thống α lớn hơn hoặc bằng 0,8. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đồng ý rằng khi α từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có các nhà nghiên cứu đề nghị rằng α từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang đo lường là mới hoặc mới đối với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu [8, tr. 17-24].

2.4.2. Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích nhân tố là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Trong nghiên cứu, chúng ta có thể thu thập được một lượng biến khá lớn và hầu hết các biến này có liên hệ với nhau và số lượng của chúng phải được giảm bớt xuống đến một số lượng mà chúng ta có thể sử dụng được. Các nhóm biến có liên hệ qua lại với nhau được xem xét và trình bày dưới dạng một số ít các nhân tố cơ bản [8, tr.27-28].

Phân tích nhân tố được sử dụng trong các trường hợp sau:

- Nhận diện các nhân tố giải thích được các liên hệ tương quan trong một tập hợp biến

- Nhận diện một tập hợp gồm một số lượng biến mới tương đối ít không có tương quan với nhau để thay thế tập biến gốc có tương quan với nhau để thực hiện một phân tích đa biến tiếp theo.

- Để nhận ra một tập hợp gồm một số ít các biến nổi trội từ một tập hợp nhiều biến để sử dụng trong các phân tích đa biến kế tiếp.

Phân tích nhân tố khám phá được cho là phù hợp khi các tiêu chuẩn sau đây được thỏa điều kiện [8, tr27-41]:

- Theo Hair và cộng sự (1998), Factor loading là chỉ tiêu đảm bảo mức ý nghĩa của EFA. Factor loading lớn hơn 0,3 là tối thiểu, lớn hơn 0,4 được xem là quan trọng, lớn hơn 0,5 được xem là có ý nghĩa thiết thực. Factor loading lớn nhất của các biến quan sát phải lớn hơn hoặc bằng 0,5.

- Kaiser-Meyer-Olkin (KMO) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của EFA: 0,5≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp.

- Jabnoun & Al-Tamimi (2003) tiêu chuẩn khác biệt hệ số tải nhân tố của một biến quan sát giữa các nhân tố ≥ 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố.

- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test sphericity) xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể và bác bỏ giả thuyết H0.

- Phương sai trích tích lũy (cumulative % of variance): phần trăm biến thiên của các biến quan sát (hay dữ liệu) được giải thích bởi các nhân tố phải đảm bảo ≥ 50%.

- Phương pháp trích hệ số được sử dụng là “Principal Component Analysis” với phép xoay “Varimax” để tối thiểu hóa số lượng biến có hệ số lớn tại cùng một nhân tố và các nhân tố không có sự tương quan lẫn nhau.

- Xác định số nhân tố bằng phương pháp dựa vào “Eigenvalue”: chỉ giữ lại những nhân tố có eigenvalue lớn hơn 1 trong mô hình phân tích.

Phân tích nhân tố có vô số ứng dụng trong các lĩnh vực nghiên cứu kinh tế và xã hội. Trong kinh doanh, phân tích nhân tố có thể được ứng dụng trong các nghiên cứu liên quan tới: phân nhóm người tiêu dùng, thuộc tính của nhãn hiệu ảnh hưởng tới lựa chọn của người tiêu dùng, hiểu biết thói quen người tiêu dùng, các đặc trưng nhạy cảm về giá,… Và trong nghiên cứu của

quả tổ chức, quản lý kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT.

2.4.3. Phân tích hồi quy tuyến tính đa biến

Phân tích hồi qui đa biến: là một phương pháp được sử dụng dùng để phân tích mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc với nhiều biến độc lập. Phương trình hồi qui tuyến tính đa biến có dạng:

Yi= β0 + β1X1i +β2 X2i+... +βp Xpi +ei

Mục đích của việc phân tích hồi qui đa biến là dự đoán mức độ của biến phụ thuộc (với độ chính xác trong phạm vi giới hạn) khi biết trước giá trị của biến độc lập. Theo Hoàng Trọng (2008), các tham số quan trọng trong phân tích hồi qui đa biến bao gồm [8, tr. 207-277]:

- Hệ số hồi qui riêng phần Bk: là hệ số đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi Xk thay đổi một đơn vị, giữa các biến độc lập còn lại không đổi.

- Hệ số xác định R2 điều chỉnh: Hệ số xác định tỉ lệ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi biến độc lập trong mô hình hồi qui. Đó cũng là thông số đo lường độ thích hợp của đường hồi qui theo qui tắc R2 càng gần 1 thì mô hình xây dựng càng thích hợp, R2 càng gần 0 mô hình càng kém phù hợp với tập dữ liệu mẫu. Tuy nhiên, R2 có khuynh hướng là một ước lượng lạc quan của thước đo sự phù hợp của mô hình đối với dữ liệu trong trường hợp có hơn 1 biến giải thích trong mô hình. Trong tình huống này R2 điều chỉnh (Adjusted R square) được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình tuyến tính đa biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của R2.

- Kiểm định F trong phân tích phương sai là một phép kiểm định giả thuyết về độ phù hợp của mô hình tuyến tính tổng thể. Nếu giả thuyết Ho của kiểm định F bị bác bỏ thì có thể kết luận mô hình hồi qui tuyến tính đa biến phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng phần mềm hỗ trợ IBM SPSS (phiên bản 22) là công cụ tính toán, phân tích chính của mình. Việc này giúp cho việc nghiên cứu được tiến hành một cách hiệu quả; kết quả nghiên cứu chính xác và phản ảnh đúng thực tiễn.

2.5. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu 2.5.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp 2.5.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp

Trong nghiên cứu này, để phục vụ cho quá trình phân tích, tác giả đã sử dụng nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua phương pháp thu thập chính là khảo sát sử dụng phiếu điều tra để làm có nguồn số liệu chính phục vụ cho các phân tích định lượng (đã trình bày ở mục 2.3). Kết quả thu được 173 phiếu hợp lệ (lớn hơn 120 là số mẫu tối thiểu cần thiết) nên là đạt yêu cầu và sử dụng được cho nghiên cứu.

2.5.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Trong nghiên cứu này, để phục vụ cho quá trình phân tích, tác giả đã sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp như sau: (1) Nguồn thông tin cung cấp bởi các chuyên gia; (2) Nguồn thông tin về hoạt động phân phối sản phẩm, doanh thu, báo cáo thường niên, chiến lược kinh doanh,… của công ty; (3) Báo cáo tình hình kinh tế, chính trị, xã hội, công nghệ trong những năm qua và dự báo cho những năm tới của các Cơ quan Nhà nước công bố.

phương pháp phân tích dữ liệu, phương pháp thu thập số liệu sử dụng trong nghiên cứu của mình. Đây chính là cơ sở, công cụ giúp thực hiện các phân tích chi tiết thực hiện ở Chương 3 - Phân tích thực trạng kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại Công ty TNHH Thương mại FPT.

CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KÊNH PHÂN PHỐI SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH THƢƠNG MẠI FPT 3.1. Khái quát chung về Công ty TNHH Thƣơng mại FPT

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Từ khi thị trường công nghệ Việt Nam còn chập chững những bước đi đầu tiên (khoảng đầu thập kỷ 90), FPT đã là một thương hiệu hàng đầu trong hoạt động cung cấp các thiết bị và giải pháp công nghệ thông tin và viễn thông. Vào thời điểm đó, mảng kinh doanh các thiết bị công nghệ của FPT hoạt động dưới hình thức các Trung tâm phân phối và những năm sau đó được quy hoạch thành 3 công ty thành viên trực thuộc FPT là Công ty TNHH Phân phối FPT (FPT Distribution hay viết tắt là FDC), Công ty TNHH Công nghệ di động FPT (FPT Mobile hay viết tắt là FMB) và Công ty TNHH bán lẻ FPT (FPT Retail hay viết tắt là FRT).

Ngày 13/5/2009, nằm trong định hướng chung của tập đoàn về tối ưu hoá nguồn lực và gia tăng hiệu quả kinh doanh, 3 công ty thành viên nói trên được hợp nhất thành Công ty TNHH Thương mại FPT (FPT Trading hay viết tắt là FTG). Từ đây, hoạt động sản xuất và phân phối các thiết bị công nghệ của FPT chính thức bước sang một trang mới với tiềm năng trở thành nhà phân phối số 1 tại Việt Nam với trụ sở đặt tại 4 tỉnh thành lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và chi nhánh ở nhiều tỉnh thành khác trên cả nước.

Sau khi thành lập, FPT Trading thực hiện tái cơ cấu lại các đơn vị thành viên gồm có 4 công ty TNHH và 1 Trung tâm phân phối là:

- Công ty TNHH Phân phối FPT (FDC): chuyên sản phẩm công nghệ thông tin)

- Công ty TNHH Phân phối sản phẩm Viễn thông FPT (F9): chuyên sản phẩm Nokia và Vertu.

- Công ty TNHH Sản phẩm công nghệ FPT (FTP): chuyển sản phẩm điện thoại và máy tính bảng FPT, sản xuất máy tính thương hiệu Elead.

- Công ty TNHH Bán lẻ FPT (FRT): là chuỗi cửa hàng bán lẻ các sản phẩm công nghệ.

- Trung tâm Phân phối sản phẩm điện tử (FCE): chuyên sản phẩm điện thoại Lenovo, điện gia dụng.

Năm 2013, Công ty Bán lẻ FPT tách khỏi FPT Trading theo định hướng tái cơ cấu hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Từ đây, FPT Trading chỉ còn lại ngành nghề kinh doanh cốt lõi là sản xuất và phân phối các sản phẩm công nghệ thông tin và viễn thông.

Hình 3.1: Các chi nhánh của Công ty TNHH Thương mại FPT

Trải qua 5 năm hoạt động dưới mô hình mới, nhờ phát huy tốt truyền thống hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối, FPT Trading luôn

hoàn thành vượt mức kế hoạch doanh số. Đồng thời, FPT Trading liên tục mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc, đưa thêm nhiều sản phẩm công nghệ của các thương hiệu nổi tiếng thế giới về Việt Nam và đặc biệt còn mở rộng hoạt động kinh doanh sang các nước trong và ngoài khu vực như Căm-pu- chia, Myanmar, Nigeria,…

FPT Trading hiện có mạng lưới phân phối sản phẩm công nghệ lớn nhất với hơn 1.500 đại lý tại 63/63 tỉnh thành trong toàn quốc. Thông qua hệ thống này, sản phẩm công nghệ của hơn 30 đối tác là các thương hiệu công nghệ nổi tiếng thế giới được đưa đến với người tiêu dùng Việt Nam.

Hình 3.2: Các đối tác của Công ty TNHH Thương mại FPT

Ngoài các thương hiệu mới liên tục được bổ sung, FPT Trading còn là đối tác phân phối độc quyền truyền thống của các đại gia công nghệ từ nhiều năm nay như:

- Nhóm máy tính, máy chủ: Asus, Acer, Apple, Dell, HP, IBM, Lenovo,…

- Nhóm phần mềm và thiết bị mạng: Cisco, Linksys, Microsoft, Oracle, Sonicwall, Symantec, …

- Nhóm linh kiện: Foxconn, Kingston, Logitech, MSI, Intel, Sandisk, Seagate, Transcend,…

- Nhóm điện thoại và máy tính bảng: Acer, Apple (iPhone), Asus (Zenfone), Huawei, Lenovo, Nokia, Vertu,…

Bên cạnh đó, lĩnh vực sản xuất và phân phối sản phẩm công nghệ thương hiệu FPT cũng được FPT Trading đầu tư phát triển mạnh mẽ. Thương hiệu điện thoại và máy tính bảng FPT đang ngày càng trở nên thân thuộc với hàng triệu người tiêu dùng Việt Nam vì mức giá phổ thông với nhiều lựa chọn về cấu hình và tính năng hợp lý. Còn những chiếc máy tính FPT Elead cũng đã có mặt trên khắp mọi miền tổ quốc, giúp sức cho sứ mệnh phủ sóng công nghệ thông tin của FPT được thực hiện trọn vẹn.

Một số dấu mốc quan trọng của FPT Trading trong những năm qua: - Từ năm 2003, FPT Elead (thành viên của FPT Trading) đã đạt được nhiều giải thưởng quan trọng như: giải Sao vàng Đất Việt năm 2006, Huy chương vàng đơn vị phần cứng Việt Nam 2011, Máy tính Việt Nam hàng đầu 2011...

- Năm 2009, Công ty TNHH Phân phối FPT (thành viên của FPT Trading) được giải thưởng Nhà phân phối CNTT xuất sắc nhất do Bộ Thông tin và Truyền thông trao tặng. Ngoài ra, trong nhiều năm, đơn vị này còn giữ vững danh hiệu nhà phân phối xuất sắc của các đối tác.

- Đầu năm 2010, Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT (thành viên của FPT Trading) cho ra mắt sản phẩm điện thoại di động mang thương hiệu FPT đầu tiên được bán ra thị trường - chiếc FPT B890.

- Tháng 5/2011, Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT (thành viên của FPT Trading) gây được tiếng vang lớn trên thị trường di động nội địa với sản phẩm FPT F99. Cũng trong tháng 5, Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT tung ra kho ứng dụng F-Store cho dòng điện thoại FPT F99. Bên cạnh 10.000 bản nhạc miễn phí, hiện, F-Store có hàng ngàn trò chơi và ứng dụng.

- Ngày 18/07/2011, Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT (thành viên của FPT Trading) ra mắt chiếc smartphone chạy hệ điều hành Android đầu tiên của FPT và là điện thoại di động chạy trên hệ điều hành Android 2.2 gồm 2 sim, 2 sóng online đầu tiên tại thị trường điện thoại di động Việt Nam.

- Tháng 10/2011, Công ty TNHH Sản phẩm Công nghệ FPT (thành viên của FPT Trading) đã chính thức gia nhập thị trường máy tính bảng bằng việc ra mắt chiếc FPT Tablet đầu tiên của mình. Sản phẩm được trang bị bộ vi xử lý Qualcomm MSM 7227 và chạy hệ điều hành Android 2.2 của Google có mức giá cực kỳ hấp dẫn (4.990.000 đồng đã bao gồm VAT).

Hình 3.3: Các giải thưởng hoạt động văn hóa của công ty

Không chỉ là một tổ chức kinh doanh năng động, FPT Trading còn là một môi trường làm việc mơ ước của nhiều thế hệ người trẻ Việt Nam. Ban lãnh đạo FPT Trading luôn chú trọng công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ trẻ thông qua các chương trình ngắn hạn và dài hạn như mini-MBA, các khoá đào tạo bồi dưỡng kỹ năng làm việc,… Hàng năm, FPT Trading còn tổ chức các đợt tuyển thực tập sinh, tạo cơ hội cho hàng trăm bạn sinh viên được tham gia học hỏi, định hướng nghề nghiệp và nhiều bạn đã có cơ hội được tuyển dụng.

Với số lượng nhân sự hiện tại lên tới hơn 1.500 người, FPT Trading luôn duy trì tốt các hoạt động chăm sóc đời sống tinh thần cho cán bộ nhân viên. Các sự kiện nội bộ như kỷ niệm ngày thành lập công ty, tham gia các sự kiện chung của tập đoàn, các hoạt động đều thu hút rất đông người tham gia. FPT Trading cũng là một đơn vị có bộ sưu tập các giải thưởng văn nghệ thể thao phong phú nhất tập đoàn FPT.

3.1.2. Sơ đồ tổ chức và hoạt động phân phối sản phẩm công nghệ

Hiện nay, FPT Trading được cấp phép hoạt động kinh doanh dưới hình thức Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên theo mô hình Chủ tích

công ty. Đứng đầu là Chủ tịch công ty, đại diện cho vốn góp của Tập đoàn FPT. Hoạt động hằng ngày của công ty được điều hành bởi Ban tổng giám đốc gồm: 01 Tổng giám đốc; 02 Phó tổng giám đốc. Tại mỗi chi nhánh lớn có Giám đốc điều hành chịu trách nhiệm điều phối mọi hoạt động của chi nhánh mình, có nhiệm vụ báo cáo lại Ban tổng giám đốc.

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại công ty TNHH thương mại FPT (Trang 53)