Quản lý kênh phân phối sản phẩm công nghệ cao

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại công ty TNHH thương mại FPT (Trang 37 - 38)

Trong nghiên cứu của mình, Sunil Sahadev đã phân tích dựa trên mẫu lấy từ hệ thống đại lý phần cứng máy tính tại Ấn độ và đưa ra mô hình giúp kênh phân phối thích nghi tốt hơn với sự thiếu chắc chắn là đặc tính cơ bản của sản phẩm công nghệ cao [17].

Từ việc kế thừa kết quả nghiên cứu trước, tác giả Sahadev đã phân tích năm đặc tính chính của sản phẩm công nghệ tác động đến việc quản lý kênh là:

- Chu kỳ sống sản phẩm ngắn;

- Tính rủi ro cao do những thay đổi mang tính gián đoạn của sản phẩm; - Tính thiếu tương thích với cơ sở hạ tầng công nghệ hiện có;

- Sự thiếu rõ ràng về yêu cầu tính năng cho sản phẩm.

Thông qua việc phân tích tác động của năm đặc tính này, Sahadev cho rằng: để kênh hoạt động hiệu quả (hạn chế những tác động bất lợi của các đặc tính đó) thì cần các thành viên trong kênh có mức độ cộng tác và tin tưởng lẫn nhau ở mức cao. Từ đó, tác giả đã đưa ra mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản lý kênh phân phối (thể hiện sự hài lòng của các thành viên trong kênh) thông qua:

 Sự chia sẻ thông tin chuyên môn của sản phẩm;

 Chiến lược giải quyết vấn đề;

 Chiến lược phối hợp dựa trên hành vi;

 Quá trình truyền thông mang tính cộng tác.

Dựa trên kết quả phân tích mẫu, và đối sánh với các nghiên cứu trước đó, tác giả đã kết luận mô hình trên là đúng đắn về mặt lý luận và có tính thực tiễn cao. Đây là một gợi ý quý báu cho nhà quản trị marketing đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao trong việc hoạch định chiến lược quản trị kênh phân phối của mình.

Một phần của tài liệu Kênh phân phối sản phẩm công nghệ tại công ty TNHH thương mại FPT (Trang 37 - 38)