Nợ CVĐ không có khả năng phục hồi chiếm tỷ trọng cao

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37 - 38)

Nợ CVĐ tại Ngân hàng Ngoại thương được phân thành 2 loại chắnh để xử lý, gồm Nợ có thể phục hồi và nợ không thể phục hồi. Nợ có thể phục hồi là khoản vay của những khách hàng có uy tắn, quan hệ lâu dài với Ngân hàng Ngoại thương và có tiềm lực tài chắnh cũng như lịch sử quan hệ tắn dụng tốt, tuy nhiên đang gặp khó khăn tạm thời trong kinh doanh, ảnh hưởng đến dòng tiền và nguồn thu trả nợ ngân hàng trong ngắn hạn. Đối với những khoản nợ này, Ngân hàng Ngoại thương có thể áp dụng các biện pháp phục hồi, tạo điều kiện cho khách hàng có thể vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời như: miễn, giảm lãi vay, cơ cấu lại thời gian trả nợ của các khoản vay đến hạnẦ

Nợ không thể phục hồi là những khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn trong kinh doanh, hoạt động không hiệu quả, không có phương án sản xuất kinh doanh phục hồi nếu được ngân hàng tài trợ thêm vốn hay áp dụng các biện pháp hỗ trợ, và thường không có khả năng thanh toán hoàn toàn nợ gốc và lãi vay cho ngân hàng. Đối với những khoản nợ này, Ngân hàng Ngoại thương sẽ áp dụng các biện pháp mạnh, chủ yếu tập trung xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ, như: bán nợ, khởi kiện, phát mại tài sảnẦ

Biểu đồ 2.5: Dư nợ CVĐ theo khả năng thu hồi

(Nguồn: Báo cáo Nợ có vấn đề NHNT đến tháng 06/2012)

Tắnh đến ngày 30/06/2012, nợ CVĐ có thể phục hồi tại Ngân hàng Ngoại thương chiếm 45% tổng nợ CVĐ (khoảng 4.835 tỷ đồng), và nợ không thể phục hồi, cần áp dụng các biện pháp mạnh chiểm 55% tổng nợ CVĐ (khoảng 5.910 tỷ

đồng). Trong số các khoản nợ không thể phục hồi cần áp dụng các biện pháp mạnh thì phát mại tài sản, khởi kiện là những biện pháp được áp dụng nhiều nhất.

Biện pháp nhận tài sản để cấn trừ nợ trong khoảng 2 năm gần đây gần như không được áp dụng, biện pháp này phù hợp trong điều kiện ngân hàng đang trong quá trình mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, khi đó những tài sản là bất động sản có vị trắ địa lý thuận lợi cho việc kinh doanh sẽ được nhận cấn trừ nợ cho khoản vay, và bất động sản nhận cấn trừ nợ trở thành tài sản của Ngân hàng.

Biện pháp bán nợ chiếm tỷ trọng nhỏ (khoảng 3% tổng dư nợ CVĐ) không được áp dụng nhiều, do việc tìm đối tác bán nợ rất khó khăn do những tài sản thế chấp của những khoản bán nợ mang tắnh đặc thù cao, chỉ phù hợp với một số ngành nghề kinh doanh nhất định, hơn nữa, trong giai đoanh kinh tế khó khăn, việc mua lại dây chuyền, máy móc thiết bị để mở rộng đầu tư sản xuất không phải là sự lựa chọn của các chủ doanh nghiệp hay nhà đầu tư. Trong thời gian qua, Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu thường thỏa thuận và đàm phán bán các khoản nợ cho DATC, tuy nhiên, giá mua DATC đặt ra thường rất thấp, chỉ khoảng 25-30% giá trị nợ gốc của khoản vay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w