Cơ cấu mặt hàng cho vay của Ngân hàng Ngoại thương khá đa dạng, tuy nhiên vẫn còn tập trung vào một số ngành hàng như: sắt thép, các dự án điện, dầu khắẦ Điều này chưa đáp ứng được yêu cầu phân tán rủi ro trong đầu tư tắn dụng. Dư nợ CVĐ và tỷ lệ nợ CVĐ của các ngành tài trợ vốn này cũng chiếm tỷ trọng cao trên tổng dư nợ CVĐ (chiếm tỷ trọng 46,83 %).
Bảng 2.7: Số liệu dư nợ CVĐ theo ngành kinh tế
STT Tên ngành Dư nợ CVĐ Tỷ trọng 1 Sắt thép 899 8.37% 2 Dầu khắ 770 7.17% 3 Xăng dầu 700 6.51% 4 Thủy, hải sản 475 4.42% 5 Vận tải 463 4.31% 6 Điện lực 461 4.29% 7 Dệt may 345 3.21% 8 Xây dựng 341 3.17% 9 Đồ gỗ 313 2.91% 10 Phân bón 265 2.47% Tổng 5,032 46.83%
Trong các ngành đầu tư có dư nợ CVĐ, sắt thép chiếm tỷ trọng cao nhất với tỷ trọng 8,37 %. Sắt thép là ngành được tài trợ vốn lớn, chủ yếu là các khoản đầu tư dự án lớn với thời gian vay trung, dài hạn. Tuy nhiên, đặc thù của ngành này chịu ảnh hưởng lớn từ thị trường và khó khăn chung của nền kinh tế. Năm 2011-2012 kinh tế Việt Nam gặp khó khăn, đặc biệt thị trường bất động sản đóng băng, kéo theo các ngành sắt thép, xây dựngẦgặp khó khăn. Ngân hàng Ngoại thương cũng chịu ảnh hưởng một phần do đầu tư và tài trợ tắn dụng lớn cho các ngành trên, thể hiện ở việc nợ CVĐ tăng mạnh so với các năm trước.
Ngành thủy sản cũng là một trong những ngành kinh doanh chịu nhiều rủi ro khi đầu tư do chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết và các yếu tố khách quan khác như thị trường đầu ra, các chắnh sách kinh tế hay hạn mức thuế quan. Hiện tại, nợ CVĐ của ngành thủy sản chiếm khoảng 4,42 % tổng dư nợ CVĐ, tập trung chủ yếu ở khu vực Nam Bộ do đặc thù của vùng miền kinh tế. Tuy nhiên, trong năm 2012, thị trường thủy sản gặp nhiều khó khăn, hàng tồn kho nhiều nhưng không bán được, do hàng thủy sản giảm giá trị nhanh, dẫn đến việc xử lý tài sản thế chấp gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả.
c) Tài sản bảo đảm đa dạng và khó xử lý
Để ngăn ngừa và giảm thiểu tổn thất rủi ro tắn dụng nếu xảy ra Ngân hàng Ngoại thương đã hạn chế đến mức cao nhất việc cấp tắn dụng không có TSBĐ. Theo số liệu báo cáo tình hình dư nợ tắn dụng tắnh đến ngày 31/12/2011, dư nợ vay tắn chấp tại Ngân hàng Ngoại thương chiếm 29,75% tổng dư nợ; các khoản vay có TSBĐ chiếm 70,25 % tổng dư nợ. Các khoản nợ vay không có TSBĐ chủ yếu là các khoản bảo lãnh cho các Tổng công ty, Công ty nhà nước có uy tắn và có tiềm lực tài chắnh mạnh.
- Việc xử lý nợ CVĐ tại Ngân hàng Ngoại thương hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào việc xử lý TSBĐ, chi tiết tỷ lệ các khoản mục TSBĐ của các khoản nợ CVĐ tại Ngân hàng Ngoại thương phân theo loại tài sản cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.6: Tài sản bảo đảm các khoản nợ CVĐ
(Nguồn: Báo cáo Nợ có vấn đề NHNT đến tháng 06/2012)
Qua biểu đồ trên, có thể nhận thấy hầu hết TSBĐ cho khoản vay tại Ngân hàng Ngoại thương tồn tại rất nhiều loại hình khác nhau, có thể kể đến như đất đai, nhà cửa, biệt thự, khách sạn, máy móc, trang thiết bịẦ Đây là một khó khăn đối với Ngân hàng Ngoại thương khi phải giải quyết các tài sản này để thu nợ vì mỗi loại hình tài sản có khó khăn riêng, hình thức xử lý, biện pháp xử lý khác nhau. Do đó, Ngân hàng Ngoại thương phải tốn rất nhiều thời gian và nhân lực cũng như chi phắ cho việc phân loại tài sản và tiến hành xử lý thu nợ.
Một đặc điểm nữa là TSBĐ phân bố ở nhiều vùng khác nhau (Ngân hàng Ngoại thương có 77/80 Chi nhánh phát sinh nợ CVĐ có TSBĐ tắnh đến thời điểm ngày 30/06/2012). Bên cạnh một số tài sản nằm cạnh các thành phố hay vị trắ địa lý thuận lợi thì rất nhiều tài sản khác nằm ở những vùng khó khăn cả về giao thông cũng như vị trắ địa lý không tốt. Giá trị tài sản thế chấp qua thời gian bị giảm sút hao mòn vô hình cũng như hữu hình đã ắt nhiều gây ra tổn thất cho NH. Bên cạnh đó, hầu hết các tài sản khi cho vay đều được định giá quá cao (tổng giá trị TSBĐ thế chấp cho các khoản nợ là 282.736.095 triệu đồng, đạt tỷ lệ 110%/ tổng dư nợ tắn dụng) nhưng khi NH nhận để xử lý nợ thì tài sản đã bị hư hỏng, xuống cấp và giá trị TSBĐ được hội đồng định giá lại rất thấp.
Có hai dạng tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng cao nhưng việc xử lý mất nhiều thời gian và khó khăn là bất động sản (chiếm tỷ trọng 32,6 %) và tàu biển (chiếm tỷ trọng 18,75% tổng giá trị tài sản bảo đảm).
Đối với các tài sản bảo đảm là bất động sản, biện pháp xử lý được triển khai và áp dụng nhiều nhất là phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay, tuy nhiên việc thu nợ từ nguồn này phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, do thị trường bất động sản đóng băng, tắnh thanh khoản thấp, việc phát mại tài sản là bất động sản gặp nhiều khó khăn và không hiệu quả do nhu cầu của thị trường xuống rất thấp.
Hiện nay, giá trị các khoản nợ có tài sản bảo đảm là bất động sản đang được chuyển qua thi hành án chiếm tới 31,2 % tổng giá trị dư nợ được bảo đảm bằng bất động sản. Quá trình xử lý phát mại thông qua cơ quan thi hành án sau khi đã có bản án xét xử của Tòa án mất nhiều thủ tục và thời gian, các cơ quan thi hành án hiện phải thi hành rất nhiều bản án, dẫn đến kết quả phát mại tài sản thu nợ cũng giảm hiệu quả, bên cạnh đó, do ảnh hưởng của thị trường bất động sản trầm lắng cũng là một trong những nguyên nhân khiến biện pháp này không đạt hiệu quả cao. Việc thực hiện nhận tài sản để cấn trừ nợ trong những năm qua chưa được Ngân hàng Ngoại thương chú trọng, mặc dù biện pháp này có nhiều ưu điểm, như: có thể giúp Ngân hàng tăng giá trị tài sản cố định, có điều kiện mở rộng mạng lưới, hay giữ giá trị tài sản không bị xuống quá thấpẦ
Biểu đồ 2.7: Các biện pháp xử lý TSBĐ là bất động sản
Đối với các tài sản bảo đảm là tàu biển hay các phương tiện giao thông vận tải biển nói riêng, việc xử lý rất khó khăn do những tài sản này đặc thù, khó tìm được người có nhu cầu mua. Hơn nữa, hầu hết các khoản vay có tài sản bảo đảm là tàu biển thường có nguồn trả ngân hàng chắnh là kết quả hoạt động kinh doanh do phương tiện vận tải mang lại, khi có vấn đề như tàu bị chìm, hay mắc cạn hoặc bị cướp biển thì giá trị tài sản xuống thấp và khó xử lý.
2.2.2. Các biện pháp Ngân hàng Ngoại thương thực hiện để xử lý các khoản Nợ có vấn đề có vấn đề
2.2.2.1. Nhóm biện pháp quản lý
Nhóm giải pháp xử lý tập trung chủ yếu hiện nay đang được áp dụng tập trung vào một số nội dung như: