Có chắnh sách riêng về việc tổ chức đấu giá bán tài sản công kha

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 87 - 88)

- Rà soát, đôn đốc cơ quan thi hành án đẩy nhanh tiến độ phát mại TSBĐ thu hồi nợ:

3.3.1.4. Có chắnh sách riêng về việc tổ chức đấu giá bán tài sản công kha

Theo điều 34 và 35 Nghị định số 05 thay thế cho nghị định 86/CP/1996 của Chắnh phủ về bán đấu giá tài sản thì DN bán đấu giá phải đăng ký kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản và có ắt nhất một đấu giá viên (có thẻ đấu giá viên). Vì công tác xử lý TSBĐ của Ngân hàng là để thu hồi khoản nợ vay và Ngân hàng không phải là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bán đấu giá tài sản nên quy định này đã gây nhiều khó khăn cho Ngân hàng. Thực tế, để có đủ điều kiện bán đấu giá tài sản

theo Nghị định 05, Ngân hàng phải thực hiện rất nhiều thủ tục, mất rất nhiều thời gian như đề nghị NHNN bổ sung chức năng kinh doanh dịch vụ bán đấu giá, sau đó đề nghị Bộ tư pháp cấp thẻ đấu giá viên và cuối cùng là đăng ký bổ sung điều chỉnh giấy phép kinh doanh tại Sở kế hoạch và đầu tưẦ Vì vậy, Nhà nước cần sửa đổi Nghị định 05 theo hướng cho phép Ngân hàng được phép bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ theo quy trình Nghị định 05 nhưng không xem Ngân hàng là DN kinh doanh dịch vụ bán đấu giá mà xem việc xử lý bán TSBĐ giống như việc bán thanh lý tài sản của Ngân hàng. Theo đó, người điều hành cuộc bán đấu giá tài sản (thông thường là thành viên Ban điều hành Ngân hàng) không cần có thẻ đấu giá viên vì công tác NH đã được điều chỉnh bởi luật chuyên ngành và các luật liên quan quy định rất chặt chẽ, tiêu chuẩn để bổ nhiệm người điều hành Ngân hàng cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn để được cấp thẻ đấu giá viên theo Nghị định 05.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w