Nợ DPRR được sử dụng tại Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 34)

Để bảo đảm tỷ lệ nợ xấu theo kế hoạch kinh doanh đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua, Ngân hàng Ngoại thương đã sử dụng Quỹ DPRR để đưa các khoản nợ xấu theo dõi ngoại bảng, qua Biểu đồ 03, có thể nhận thấy rõ Ngân hàng Ngoại thương đang coi việc xử lý DPRR như một biện pháp hiệu quả để điều chỉnh tỷ lệ nợ xấu phù hợp với các kế hoạch kinh doanh. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng đây chỉ là biện pháp mang tắnh chất kỹ thuật, do việc đưa ra hạch ngoại bảng không phải là đã xử lý xong khoản nợ xấu, việc tắnh lãi quá hạn, lãi phạt vẫn được thực hiện bình thường, và việc theo dõi, thu nợ được tăng cường áp dụng các biện pháp mạnh hơn.

Biểu đồ 2.3: Dư nợ DPRR và tỷ lệ nợ DPRR/Tổng dư nợ giai đoạn 2008- 06/2012

(Nguồn: Báo cáo nợ có vấn đề NHNT giai đoạn 2008 - 06/2012)

Giá trị nợ xấu được sử dụng DPRR hạch toán ra ngoại bảng liên tục tăng, đặc biệt trong thời gian 3 năm trở lại đây, khi khó khăn chung ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế, và nợ xấu đã trở thành khái niệm quen thuộc và được thông tin đại chúng đưa tin cũng như trở thành đề tài được đề cập phổ biến và rộng rãi hơn. Cụ thể, năm 2011, dư nợ được sử dụng DPRR là 3.474 tỷ đồng, tăng đột biến hơn 2.029 tỷ đồng (tức tăng đến 151%) so với năm 2010. Còn chỉ tắnh đến thời điểm tháng 06/2012, dư nợ sử dụng DPRR đã là 2.039 tỷ đồng, tức bằng 58% so với dư nợ DPRR cả năm 2011. Điều này cho thấy xu hướng tiếp tục sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu chưa dừng lại, và áp lực chỉ tiêu kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương phục thuộc rất nhiều vào việc thu hồi các khoản nợ đã được xử lý DPRR.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 33 - 34)