Thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và phòng ban chuyên xử lý nợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 76 - 77)

- Phân loại kết quả xử lý theo biện pháp thực hiện

3.2.4.Thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và phòng ban chuyên xử lý nợ

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

3.2.4.Thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và phòng ban chuyên xử lý nợ

xử lý nợ

- Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (AMC) Ngân hàng Ngoại thương đã ra đời và thành lập vào năm 2001, với nhiệm vụ chắnh là giải quyết các khoản nợ tồn đọng của Ngân hàng Ngoại thương trước khi cổ phần hóa thành Ngân hàng TMCP. Sau khi chuyển đổi thành công vào năm 2006, Ngân hàng Ngoại thương đã giải thể công ty để xây dựng mô hình khác phù hợp hơn với điều kiện và mục tiêu hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, trước tình hình hiện tại, khi nợ CVĐ tăng cao, khối lượng tài sản bảo đảm lớn, việc thành lập một mô hình quản lý và khai thác tài sản như công ty AMC là vô cùng cần thiết. Mô hình công ty AMC sẽ có những chức năng chắnh như sau:

+ Nhằm chuyên nghiệp hóa hoạt động quản lý, xử lý nợ quá hạn của toàn hệ thống;

+ Góp phần xử lý nợ xấu nhanh chóng và hiệu quả; Cơ cấu lại nợ, tiếp nhận và quản lý các khoản nợ tồn động của NH bằng các biện pháp: giãn nợ, miễn giảm lãi suất, đầu tư thêm, chuyển đổi nợ thành vốn gópẦ

+ Góp phần cải tiến quản lý rủi ro trong hoạt động cấp tắn dụng toàn hàng; + Từng bước phát triển hoạt động mua bán nợ; quản lý, kinh doanh tài sản (cho thuê, mua bán, khai thác);

+ Lấy thu đủ bù chi; bảo toàn và phát triển vốn;

+ Quản lý an toàn tài sản NH giao; đóng góp một phần lợi nhuận cho NH.

- Thành lập các Phòng/Tổ Xử lý nợ CVĐ tại các Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương có nợ CVĐ trên toàn , đặc biệt là những chi nhánh có tỷ lệ nợ CVĐ và nợ đã sử dụng DPRR lớn, Giám đốc chi nhánh là người kiêm nhiệm trực tiếp xử lý nợ CVĐ. Việc quản lý và xử lý nợ CVĐ nên được thực hiện tại từng Chi nhánh của Ngân hàng Ngoại thương. Chi nhánh sẽ tự chịu trách nhiệm chắnh đối với các quyết định kinh doanh của mình (cho vay, quản lý rủi ro và giải quyết các rủi ro liên quan đến việc kinh doanhẦ). Hội sở chắnh Ngân hàng Ngoại thương có trách nhiệm quản lý chung và sẽ chỉ đạo xử lý những tổn thất rủi ro phát sinh vượt ngoài thẩm quyền của Chi nhánh. Theo đó, công tác quản lý và xử lý nợ CVĐ tại từng Chi nhánh sẽ thuận

lợi và đạt hiệu quả cao hơn bởi: (i) Chi nhánh đã nắm rõ đặc điểm tài sản khi cho vay, (ii) TSBĐ nợ vay thường nằm tại địa phương nơi đặt trụ sở của Chi nhánh nên mối quan hệ với các cơ quan hữu quan trong việc giúp đỡ Ngân hàng phát mãi tài sản là khả thi.

- Tại Hội sở chắnh, Phòng Công nợ hiện nay đang hỗ trợ chi nhánh trong việc xử lý nợ CVĐ tương đối hiệu quả, thông qua kết quả thu hồi nợ của việc thành lập các Đoàn công tác chuyên trách xử lý nợ có vấn đề làm việc và trực tiếp xử lý cùng chi nhánh. Tuy nhiên, do phải phụ trách nhiều báo cáo hàng tháng, hàng quý, ảnh hưởng đến việc tập trung hỗ trợ cùng chi nhánh xử lý các vụ việc phát sinh trong quá trình xử lý nợ gặp phải, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của việc xử lý nợ.

Vì thế, nên thành lập thêm một phòng xử lý nợ tại Hội sở chắnh, dựa trên cơ sở là các nhân viên có kinh nghiệm và năng lực chuyên trách về mảng xử lý nợ, phòng Xử lý nợ sẽ có nhiệm vụ hỗ trợ chi nhánh về mọi vấn đề trong xử lý nợ, cụ thể như: về hồ sơ pháp lý, về quá trình thực hiện, về các biện pháp thu hồiẦ Bên cạnh đó, Phòng cũng sẽ thành lập thêm các đoàn công tác chuyên trách như hiện đang áp dụng đối với các chi nhánh có nợ CVĐ, thực hiện rà soát, kiểm tra và báo cáo kịp thời Ban lãnh đạo về kết quả xử lý, các phương án xử lý và khả năng thu hồi nợ tại các chi nhánh theo định kỳ hàng tháng. Phòng Công nợ hiện tại chủ yếu sẽ thực hiện việc lập các báo cáo về phân loại nợ và trắch lập DPRR theo quy định như hiện tại.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 76 - 77)