Hoàn thiện môi trường pháp lý về xử lý nợ CVĐ cho các NHTM đảm bảo cho việc mua bán nợ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 84 - 86)

- Rà soát, đôn đốc cơ quan thi hành án đẩy nhanh tiến độ phát mại TSBĐ thu hồi nợ:

3.3.1.1.Hoàn thiện môi trường pháp lý về xử lý nợ CVĐ cho các NHTM đảm bảo cho việc mua bán nợ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợ

bảo cho việc mua bán nợ được diễn ra nhanh chóng, thuận lợi

Trong quá trình xử lý nợ có vấn đề, để có thể hội nhập kinh tế quốc tế, các NHTM nói chung và Ngân hàng Ngoại thương nói riêng đã gặp phải nhiều khó khăn làm kéo dài thời gian xử lý nợ. Một trong những vướng mắc đó là môi trường pháp lý về xử lý nợ chưa hoàn thiện và có nhiều điểm bất cập, chưa hợp lý cần sửa đổi, hoàn thiện. Cụ thể:

Thứ nhất, về cơ chế xử lý đối với TSBĐ là bất động sản: Khi ký Hợp đồng bảo đảm khách hàng đã đồng ý với điều khoản quy định trong HĐBĐ v/v Ngân hàng được toàn quyền xử lý TSBĐ để thu nợ nếu khách hàng vi phạm hợp đồng tắn dụng, tuy nhiên khi phải xử lý TSBĐ để thu nợ quá hạn thì khách hàng lại không hợp tác bàn giao tài sản cho Ngân hàng xử lý hoặc đồng ý bán TSBĐ nhưng lại đòi bán giá cao nên Ngân hàng không thể xử lý đượcẦ Để chủ động bán TSBĐ qua tổ chức bán đấu giá thì trước tiên Ngân hàng phải thu giữ, niêm phong được tài sản. Khoản 5 Điều 63 của NĐ163 quy định ỘTrong quá trình tiến hành thu giữ TSBĐ, nếu bên giữ TSBĐ có dấu hiệu chống đối, cản trở, gây mất an ninh, trật tự nơi công cộng hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác thì người xử lý TSBĐ có quyền yêu cầu UBND xã, phường, thị trấn và cơ quan Công an nơi tiến hành thu giữ TSBĐ, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để giữ gìn an ninh, trật tự, bảo đảm cho người xử lý tài sản thực hiện quyền thu giữ TSBĐỢ, tuy nhiên trong thực tiễn quy định này đã không phát huy hiệu quả, Ngân hàng vẫn không thể thu giữ TSĐB để xử lý. Khi đó Ngân hàng đành phải thực hiện xử lý TSBĐ thông qua khởi kiện ra Toà án để yêu cầu thi hành án nhưng quá trình xử lý này rất chậm, kéo dài (thông thường là trên 02 năm) do phụ thuộc quá trình thụ lý, xét xử của Toà án và sự phối hợp giữa cơ quan Thi hành án, cơ quan thẩm định giá và/hoặc cơ quan bán đấu giá vì ở giai đoạn thi hành án không có quy định giới hạn về thời gian thực thi. Đến khi bán được tài sản thì lại không đạt hiệu quả kinh tế do giá trị tài sản bán được qua công tác thi

hành án thường thấp hơn giá thị trường nhiều (do phải hạ giá bán đấu giá nhiều lần mới bán được).

Mặc dù có nhiều văn bản hướng dẫn việc giao dịch thế chấp, xử lý TSBĐ nhưng các văn bản chưa sát với thực tế, khó thực thi, hiệu quả thu hồi nợ thấp, đặc biệt đối với TSBĐ là quyền sử dụng đất. Vì vậy, Nhà nước cần điều chỉnh chắnh sách pháp luật liên quan, cho phép Ngân hàng có nhiều quyền hạn cụ thể hơn trong xử lý TSBĐ. Khi đó, việc xử lý TSBĐ sẽ dễ dàng và thuận lợi, đặc biệt đối với TSBĐ là bất động sản sẽ có tắnh thanh khoản cao hơn và đóng góp nhiều hơn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội. Nhà nước cũng nên sửa đổi Nghị định 163 và Nghị định 11 theo hướng tăng thêm quyền hạn cho Ngân hàng, cho phép Ngân hàng tự bán TSBĐ. Văn bản hướng dẫn xử lý TSBĐ phải được soạn thảo theo hướng khi khách nợ không trả được nợ thì TSBĐ được xem như thuộc sở hữu Ngân hàng, và Ngân hàng có được đầy đủ quyền hạn để xử lý tài sản, tránh khỏi những phiền hà do cơ quan khác gây ra. Ngoài ra, Nhà nước cần ban hành văn bản quy định rõ các trường hợp xử lý TSBĐ là đất thuê của Nhà nước, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.

- Trường hợp xử lý TSBĐ là Quyền sử dụng đất nằm trong khu nhà dự án (Chủ đầu tư thế chấp tài sản gắn liền với đất là các nhà ở và công trình xây dựng trên đất, trong khi các cá nhân, tổ chức mua chắnh các nhà dự án hình thành trong tương lai mà chủ đầu tư đã thế chấp để thế chấp tại các TCTD thực hiện vay vốn): Đối với chủ đầu tư thực hiện thế chấp các tài sản gắn liền với đất sẽ thực hiện đăng ký tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, trong khi các cá nhân, tổ chức mua nhà dự án, do chỉ mới có hợp đồng mua bán, vì vậy khi thế chấp tài sản là nhà ở sẽ thực hiện ký kết 3 bên giữa Ngân hàng, Chủ đầu tư và Bên thế chấp, hợp đồng này sẽ đăng ký tại Trung tâm Đăng ký giao dịch bảo đảm, vì vậy sẽ rất khó cho các TCTD khi xảy ra tranh chấp và phải xử lý TSBĐ do phải xác định quyền ưu tiên thanh toán.

Thứ hai, về cơ chế xử lý đối với tài sản bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ tại các TCTD khác nhau, các TCTD đều ký Hợp đồng bảo đảm có công chứng và Đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ, Ngân hàng Ngoại thương thực hiện Đăng ký giao dịch bảo đảm trước nhưng lại không thể chủ động trong việc xử lý tài sản thu nợ

quá hạn mà phải phụ thuộc sự thoả thuận đồng ý với các TCTD khác (nếu không thoả thuận được thì không xử lý được tài sản hoặc các bên phải khởi kiện ra Toà án). Nếu TSBĐ là hàng hoá tồn kho mau giảm giá (cá đông lạnh) không sớm được xử lý thì Ngân hàng Ngoại thương sẽ gặp rủi ro không thể thu hồi được đủ nợ.

Thứ ba, về cơ chế xử lý đối với TSBĐ là động sản, theo Quy định tại điều 20a, có quy định Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chắnh Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lựcỢ. Đây là một quy định gấy thiệt thòi và bất lợi cho các TCTD khi xử lý tài sản thế chấp là động sản, đặc biệt là ô tô Ờ động sản thế chấp chủ yếu cho các khoản vay cá nhân tại Ngân hàng, vì nếu được nắm giữ bản chắnh Giấy chứng nhận quyền sở hữu, khi xảy ra nợ CVĐ và khách hàng chây ì, không hợp tác trong việc trả nợ, khách hàng hoàn toàn có thể bán tài sản của mình mà không thông qua ngân hàng, đến khi xử lý nợ thì cũng không còn nguồn thu. Vì thế, Nhà nước cần ban hành thêm các Nghị định, văn bản hướng dẫn cụ thể việc thế chấp tài sản là động sản để giảm bớt thiệt hại cho Ngân hàng khi xử lý tài sản thu nợ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 84 - 86)