Sơ lược tình hình công tác kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 29)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.2. Sơ lược tình hình công tác kinh doanh tại Ngân hàng Ngoại thương

Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động đã ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam trên các lĩnh vực đầu tư nước ngoài, sản xuất và tiêu thụ hàng hóa nên tốc độ phát triển kinh tế chỉ được duy trì ở mức khiêm tốn. Tuy vậy, cùng với những biện pháp tháo gỡ khó khăn linh hoạt của Chắnh phủ, NHNNVN và những nỗ lực lớn lao từ chắnh Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng đã duy trì được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định liên tiếp qua các năm. Mặc dù môi trường kinh doanh có nhiều khó khăn nhưng công tác tắn dụng của Ngân hàng đã được cải tiến về nhiều mặt, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, đảm bảo dịch vụ cung cấp đạt chất lượng cao. Ngoài các công tác cho vay thông thường, Ngân hàng Ngoại thương đã tăng cường công tác qua thị trường liên Ngân hàng trong nước và quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng trưởng lợi nhuận.

Trong những năm qua, Ngân hàng Ngoại thương luôn phát huy vai trò là một Ngân hàng uy tắn nhất trong các lĩnh vực tài trợ, thanh toán xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và các dịch vụ tài chắnh, Ngân hàng quốc tế Ờ một trong những lý do chắnh giúp Ngân hàng Ngoại thương giữ vững thị phần ở mức cao và ổn định. Song song với các HĐKD, Ngân hàng Ngoại thương luôn chú trọng đến các công tác hỗ trợ kinh doanh khác như phát triển nguồn nhân lực, đầu tư chiều sâu vào công nghệ Ngân hàng. Ngân hàng bán lẻ (VCB Ờ2010) là một bộ phận chiến lược phát triển của Ngân hàng, được đưa vào sử dụng từ tháng 09/1999 tại Sở giao dịch và đến nay đã triển khai trong Ngân hàng Ngoại thương.

Có thể khái quát vài nét về tình hình tài chắnh của Ngân hàng Ngoại thương qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Tình hình tài chắnh Ngân hàng Ngoại thương giai đoạn 2007-2011

Đơn vị tắnh: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tổng tài sản 197.363 222.090 255.496 307.621 366.722 Vốn CSH và

các quỹ 13.528 13.946 16.710 20.737 28.639

Lợi nhuận trước

thuế 3.149 3.590 5.004 5.569 5.697 Tổng số nhân viên (người) 9.190 9.212 10.401 11.415 12.565 Vốn / Tổng tài sản 6.85% 6.28% 6.54% 6.74% 7.81% Tỷ suất lời/tổng TS (ROA) 1,31 1,29 1,64 1,50 1,25 Tỷ suất LN/VTC (ROE) 19,23 19,74 25,58 22,55 17,08

(Nguồn: Báo cáo tài chắnh thường niên NHNT giai đoạn 2007 Ờ 2011)

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) tăng trưởng bền vững qua các năm. Vốn của Ngân hàng Ngoại thương cũng được bổ sung liên tục để đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn theo quy định. Năm 2010, hệ số CAR (hệ số an toàn vốn) của Ngân hàng Ngoại thương đạt 8,37%, năm 2011 là khoảng 11,4%, và dự kiến năm 2012, hệ số này vào khoảng 11-12%, do trong năm 2012, Ngân hàng Ngoại thương đã thực hiện chuyển đổi thành công việc bán 15% cổ phần cho đối tác chiến lược là Ngân hàng Mizoho Ờ Nhật Bản, nâng vốn chủ sở hữu thêm 15.000 tỷ đồng, điều này giúp cho Ngân hàng Ngoại thương có được hệ số an toàn vốn khá an toàn.

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản và lợi nhuận trước thuế qua các năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w