- Phân loại kết quả xử lý theo biện pháp thực hiện
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM
3.2.6. Xây dựng cơ chế riêng để tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng cho cán bộ xử lý nợ
có vấn đề, xử lý tài sản bảo đảm hiệu quả hơn.
Do đặc thù của từng vùng miền dẫn đến sự khác nhau của các khách hàng cũng như tài sản bảo đảm thế chấp tại Ngân hàng, việc tổ chức Hội thảo theo từng cụm bên cạnh trên quy mô cả hệ thống cũng là một giải pháp tăng cường việc trao đổi kinh nghiệm xử lý nợ. Đầu mối của những buổi hội thảo tổ chức theo cụm và khu vực địa lý sẽ do các chi nhánh thực hiện tốt và hiệu quả công tác thu hồi nợ đứng ra tổ chức và tổng hợp ý kiến và đóng góp chung đề xuất lên Ban lãnh đạo.
Bên cạnh việc tổ chức các buổi Hội thảo, khâu đào tạo cán bộ nghiệp vụ xử lý nợ cũng cần được quan tâm hơn. Ngân hàng Ngoại thương nên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vử lý nợ cho các cán bộ, với sự tham gia của văn phòng luật sư có ngành nghề hoạt động là xử lý nợ hay các công ty xử lý nợ chuyên nghiệp. Những khóa học này sẽ giúp các cán bộ xử lý nợ nâng cao hơn nữa kiến thức cũng như kinh nghiệm xử lý nợ thực tế.
3.2.6. Xây dựng cơ chế riêng để tuyển dụng, bổ nhiệm, khen thưởng cho cán bộ xử lý nợ xử lý nợ
Ngân hàng Ngoại thương cần thay đổi quy chế về tổ chức cán bộ trong khâu bố trắ người thực hiện công tác xử lý nợ CVĐ. Hiện nay, tại Ngân hàng Ngoại thương, hầu hết các cán bộ của tổ xử lý nợ CVĐ là từ cán bộ khách hàng để phát sinh nợ CVĐ chuyển sang, trong ngắn hạn việc này là cần thiết do cán bộ khách hàng sẽ nắm rõ tình hình khách hàng, tuy nhiên, nếu việc xử lý không hiệu quả, hồ sơ và khoản vay phát sinh nợ CVĐ nên được chuyển sang cho cán bộ chuyên trách, có kinh nghiệm xử lý và thu hồi nợ, khi đó việc xử lý sẽ khách quan và mang lại hiệu quả cao hơn.
Việc tổ chức tuyển dụng vào các vị trắ thuộc nghiệp vụ lý nợ cần có cơ chế tuyển dụng, thi tuyển và xét duyệt riêng, với yêu cầu tuyển dụng các cán bộ đã có kinh nghiệm là tắn dụng tại các ngân hàng, các tổ chức tắn dụng, đặc biệt ưu tiên cán bộ đã từng công tác xử lý nợ tại Ngân hàng.
Về cơ chế bổ nhiệm và khen thưởng cán bộ xử lý nợ, Ngân hàng Ngoại thương cần ưu tiên bổ nhiệm các chức danh quản lý cho cán bộ xử lý nợ đạt thành tắch tốt trong công tác thu hồi nợ để tạo động lực cho cán bộ xử lý nợ phấn đấu hơn nữa trong công việc và nhiệm vụ, do xử lý nợ cũng là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.