Việc rà soát tình hình thu hồi nợ được thực hiện trên cơ sở các báo cáo tình hình thu hồi nợ cũng như báo cáo tình hình nợ CVĐ trên toàn hệ thống. Các báo cáo sẽ được Chi nhánh gửi lên Phòng Công nợ, phòng QLRR tại Hội sở chắnh để tổng hợp báo cáo Ban lãnh đạo nắm tình hình và ra quyết định.
Bên cạnh việc quản lý dựa trên số liệu báo cáo từ các Chi nhánh trong, Phòng Công nợ sẽ đề xuất các đoàn công tác đến làm việc trực tiếp, hỗ trợ việc thu hồi nợ, giám sát tình hình, kết quả xử lý nợ CVĐ tại các Chi nhánh có tỷ lệ nợ xấu, nợ CVĐ cần lưu ý.
2.2.2.2. Nhóm biện pháp xử lý nợa) Sử dụng dự phòng rủi ro a) Sử dụng dự phòng rủi ro
Ngân hàng Ngoại thương luôn thực hiện trắch lập dự phòng rủi ro hàng tháng theo đúng quy định tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNH sửa đổi bổ sung Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước Quy định về phân loại nợ, trắch lập và sử dụng, dự phòng để xử lý rủi ro tắn dụng trong hoạt động Ngân hàng của tổ chức tắn dụng.
Bản chất của việc sử dụng dự phòng rủi ro là đưa khoản nợ CVĐ ra ngoại bảng để theo dõi và xử lý, việc sử dụng dự phòng rủi ro không làm cho khoản nợ CVĐ trở nên tốt hơn. Đây là biện pháp kỹ thuật được các ngân hàng thương mại sử dụng để giảm tỷ lệ nợ CVĐ theo những mục tiêu khác nhau.
Sau khi sử dụng dự phòng rủi ro, khoản nợ được theo dõi, kiểm ra và đôn đốc xử lý sát sao hơn. Các khoản nợ CVĐ sau khi đã đã sử dụng dự phòng rủi ro để hạch toán theo dõi ngoại bảng sẽ chuyển sang tổ xử lý nợ của chi nhánh trực tiếp quản lý và thu hồi. Số tiền thu được từ các khoản nợ đã sử dụng dự phòng rủi ro được tắnh vào lợi nhuận của ngân hàng.
Tại Ngân hàng Ngoại thương, chỉ tiêu thu nợ sau sử dụng dự phòng rủi ro được Hội đồng quản trị, Ban lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo thực hiện rất sát sao, chỉ tiêu này chiếm 15% số điểm trong khung bảng điểm xếp loại khen thưởng chi nhánh hàng năm.
b) Thực hiện các biện pháp xử lý nợ theo quyết định 106/QĐ-NHNT.CSTD NHNT.CSTD
Theo Quyết định số 106/QĐ-NHNT.CSTD ngày 07/04/2009 của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về quản lý và xử lý nợ có vấn để, có 13 biện pháp Ngân hàng Ngoại thương đang áp dụng để xử lý các khoản nợ CVĐ, chi tiết các biện pháp như sau:
Biện pháp a) - Theo dõi đặc biệt: tăng cường tần suất kiểm tra khách hàng/vốn vay, yêu cầu khách hàng báo cáo thường xuyên để nắm tình hìnhẦ
Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản vay xếp nhóm nợ 1 và 2, tuy nhiên có dấu hiệu chuyển nhóm nợ xấu trong tương lai. Ngân hàng Ngoại thương sẽ tăng cường theo dõi hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, theo dõi nguồn thu từ các hợp đồng bán hàng để xử lý thu nợ cho Ngân hàng.
Biện pháp b) - Tiếp tục cấp tắn dụng với điều kiện chặt chẽ hơn: tăng tỷ lệ bảo đảm, thay đổi phương thức cấp tắn dụng, tăng cường kiểm soát vốn vayẦ
Biện pháp này được áp dụng với những khách hàng vẫn đang hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường nhưng có dấu hiệu suy giảm về kết quả kinh doanh, Ngân hàng Ngoại thương vẫn cấp tắn dụng nhưng điều kiện cấp vốn chặt chẽ hơn, giảm tỷ lệ dư nợ cho vay/giá trị TSBĐ, tăng thời gian kiểm tra sử dụng vốn sau vayẦ
Biện pháp c) - Hạn chế, giảm dần dư nợ: Chi nhánh phải xác định lộ trình cụ thể để có cơ sở theo dõi thực hiện
Áp dụng biện pháp này, Ngân hàng Ngoại thương vẫn tiếp tục cho vay với các khách hàng có dấu hiệu hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, tuy nhiên, số tiền cho vay ra sẽ thấp hơn so với số tiền khách hàng trả nợ cho từng khoản vay tại Ngân hàng. Biện pháp này áp dung cho các khách hàng đang hoạt động bình thường,
Biện pháp d) - Yêu cầu bổ sung, thay đổi biện pháp bảo đảm có mức an toàn cao hơn
Với biện pháp này, Ngân hàng Ngoại thương sẽ yêu cầu khách hàng bổ sung thêm các TSBĐ khác ngoài những TSBĐ của đã thế chấp (có thể là tài sản riêng của cá nhân chưa thế chấp ngân hàng, có thể là tài sản của công ty, cũng có thể là tài sản riêng của ban lãnh đạo công ty đưa vào thế chấp bảo đảm cho dư nợ tắn dụng tại Ngân hàng Ngoại thương của công ty) tại Ngân hàng Ngoại thương khi làm thủ tục vay vốn ban đầu. Khi khách hàng gặp khó khăn dẫn đến không trả được nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng Ngoại thương sẽ thực hiện xử lý, phát mại TSBĐ để thu hồi nợ.
Biện pháp e) - Dừng cấp tắn dụng
Biện pháp này áp dụng với những khách hàng có dấu hiệu chuyển nhóm nợ CVĐ, hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng Ngoại thương sẽ dừng cấp tắn dụng cho khách hàng và đôn đốc, theo dõi sát sao hoạt động cũng như TSBĐ thế chấp cho các món vay tại Ngân hàng Ngoại thương để thu nợ và có xử lý TSBD khi khách hàng có dấu hiệu không thiện chi hay thiếu hợp tác trong việc trả nợ Ngân hàng,
Biện pháp f) - Miễn giảm lãi để tăng khả năng thu nợ
Biện pháp này được áp dụng với các khách hàng có năng lực tài chắnh và quản lý kinh doanh tốt, tuy nhiên gặp khó khăn tạm thời trong hoạt động kinh doanh. Ngân hàng Ngoại thương sẽ thỏa thuận với khách hàng về việc miễn, giảm lãi các khoản vay để khách hàng có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh và có nguồn thu trả nợ ngân hàng.
Biện pháp g) -Cấu trúc lại nợ: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, chuyển đổi đồng tiền nhận nợ, các giải pháp tài chắnh khác...
Biện pháp này sẽ thay đổi kỳ hạn trả nợ vay, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm thời gian quay ṿng vốn, có nguồn tiền trả nợ ngân hàng. Kỳ hạn trả nợ sẽ được điều chỉnh kéo dài hoặc gia hạn thời gian trả nợ vay cho phù hợp với dòng tiền của doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
Biện pháp h) -Yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ trả thay
Biện pháp này áp dụng đối với những khách hàng vay vốn tại Ngân hàng Ngoại thương được bên thứ ba dùng tài sản hoặc uy tắn của mình bảo đảm (vay tắn chấp). Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ hoặc cố tình không trả nợ cho Ngân hàng, Ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ lãnh để trả nợ. Bên thứ ba sẽ phối hợp cùng Ngân hàng để bán tài sản trả nợ (đối với nhứng khách hàng vay có TSBĐ) hoặc có tác động gây áp lực để khách hàng trả nợ (đối với những khách hàng vay tắn chấp).
Biện pháp i) - Phát mại tài sản bảo đảm
Đây là biện pháp xử lý xấu phổ biến, với biện pháp này, Ngân hàng Ngoại thương sẽ phối hợp cùng khách hàng để tìm khách hàng mua TSBĐ thu nợ cho
Ngân hàng thông qua nhiều biện pháp: đăng báo, trực tiếp tìm khác hàng qua các mối quan hệẦ Tuy nhiên, biện pháp này cũng mất nhiều thời gian để thu nợ do phụ thuộc vào cung cầu của thị trường (đối với BĐS) hay phụ thuộc vào việc tìm kiếm đối tác có nhu cầu mua lại TSBĐ (đối với TS là dây chuyền, máy móc, thiết bị).
Biện pháp j) - Bán nợ
Bán nợ là biện pháp chủ yếu áp dụng với các khoản nợ đã sử dụng DPRR. Với biện pháp này, Ngân hàng Ngoại thương cùng khách hàng sẽ tìm kiếm, liên hệ và đàm phán với các đối tác có nhu cầu mua lại khoản nợ với nhiều mục đắch: mua lại để phục hồi hoạt động sản xuất, bán lại khoản nợ cho đối tác khác, góp vốn cổ phầnẦ Trong thời gian qua, Ngân hàng Ngoại thương chủ yếu thực hiện việc bán nợ với DATC, biện pháp này có ưu điểm là xử lý dứt điểm được khoản nợ, tuy nhiên giá mua nợ của DATC thường thấp, thông thường nằm ở mức 20-25% giá trị nợ gốc, điều này cũng gây ảnh hưởng đến kết quả thu nợ của Ngân hàng Ngoại thương.
Biện pháp k) -Nhận tài sản bảo đảm để cấn trừ nợ cho khách hàng
Biện pháp này được áp dụng đối với những khách hàng có TSBĐ là bất động sản có diện tắch lớn, vị trắ thuận lợi để kinh doanh. Ngân hàng Ngoại thương sẽ nghiên cứu, xem xét để nhận lại TSBĐ để cấn trừ nợ. Những bất động sản này sẽ được tắnh vào khoản mục đầu tư tài sản cố định và được sử dụng làm trụ sở Chi nhánh hay Phòng giao dịch để mở rộng mạng lưới hoạt động. Đây được xem là những khoản mục đầu tư tài sản của Ngân hàng.
Biện pháp l) - Khởi kiện khách hàng
Biện pháp này được áp dụng đối với những khoản nợ của khách hàng không có thiện chắ hợp tác trả nợ cho Ngân hàng Ngoại thương. Ngân hàng sẽ khởi kiện khách hàng ra Tòa án để xử lý. Áp dụng biện pháp này mất nhiều thời gian, vì sau khi xử xong, khoản nợ sẽ được chuyển khoản nợ đã khởi kiện ra Tòa, sẽ mất ắt nhất khoảng 2 năm mới có thể thu hồi được nợ cho Ngân hàng.
Biện pháp m) - Các biện pháp khác phù hợp với quy định của Pháp luật
Ngoài các biện pháp trên, Ngân hàng Ngoại thương cũng có thể áp dụng các biện pháp khác để xử lý và thu hồi nợ CVĐ như: Phối hợp cùng các TCTD khác
cho khách hàng vay vốn một phần khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, một phần trả nợ cho Ngân hàng Ngoại thương, tiếp xúc, làm việc với các mối quan hệ của khách hàng để gây áp lực trả nợẦ
2.2.3. Chi tiết kết quả xử lý Nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua qua
Việc thực hiện xử lý nợ CVĐ, nợ có vấn đề thời gian qua được thực hiện theo hai nhóm giải pháp chắnh, gồm: Nhóm giải pháp quản lý và Nhóm giải pháp xử lý nợ. Chi tiết việc xử lý nợ CVĐ thời gian qua tại Ngân hàng Ngoại thương như sau:
a) Nhóm biện pháp quản lý
Ngân hàng Ngoại thương đã ban hành một số quy định nội bộ của VCB liên quan đến công tác quản lý và xử lý nợ CVĐ, cụ thể như sau:
- Quyết định 555/QĐ - VCB.CN - Hướng dẫn chắnh sách của VCB về việc phân loại, trắch lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD