- Phân loại kết quả xử lý theo biện pháp thực hiện
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 1 Hạn chế
2.3.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những mặt đã đạt được, trong công tác xử lý nợ CVĐ, Ngân hàng Ngoại thương còn có các hạn chế sau:
Thứ nhất,hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương chưa hiệu quả
Hiệu quả xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương hiện nay được đánh giá chủ yếu dựa trên 02 chỉ tiêu chắnh là tỷ lệ nợ xấu và số thu nợ đã sử dụng DPRR. Tỷ lệ nợ xấu các năm theo kế hoạch luôn đạt kế hoạch, tuy nhiên, chỉ tiêu thu nợ đã sử dụng DPRR trong các năm gần đây đều không đặt kế hoạch do Tổng giám đốc giao, cụ thể như sau:
Biểu đồ 2.14. Tỷ lệ nợ xấu và thực hiện thu DPRR so với kế hoạch
(Nguồn: Báo cáo Nợ có vấn đề, báo cáo Phân loại nợ NHNT giai đoạn 2008- 6/2012)
Trong giai đoạn từ 2008-2011, theo báo cáo tài chắnh, tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng Ngoại thương luôn thấp hơn so với kế hoạch do cổ đông đưa ra, tuy nhiên trên thực tế, dư nợ đã sử dụng DPRR liên tục tăng cao, đặc biệt từ năm 2010. Có thể nhận thấy tỷ lệ nợ xấu tại Ngân hàng Ngoại thương đạt chỉ tiêu chủ yếu là nhờ sử dụng DPRR Ờ một biện pháp mang tắnh kỹ thuật chứ không phản ánh hiệu quả của việc thu hồi nợ có vấn đề (các biện pháp mang tắnh xử lý). Ngay cả tỷ lệ nợ xấu cũng đang có dấu hiệu tăng nhanh trở lại, tắnh đến tháng 06/2012, tỷ lệ nợ xấu là 3,47%, vượt xa mức 2,8% do Đại hội đồng cổ đông giao trong năm kế hoạch 2012. Để đạt tỷ lệ nợ xấu như kế hoạch trong khi hoạt động xử lý nợ chưa thực sự hiệu quả, thời điểm cuối năm dư nợ sử dụng DPRR của Ngân hàng Ngoại thương sẽ tiếp tục tăng thêm.
Trung bình trong giai đoạn 2008-06/2012, nợ sau sử dụng DPRR thu được chỉ đạt xấp xỉ 10,5% tổng dư nợ đã sử dụng DPRR, như vậy, việc mất vốn do không thu hồi được nợ sử dụng DPRR đã ảnh hưởng lớn tới các kết quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua.
Bên cạnh 2 chỉ tiêu chắnh đang dùng để xếp hạng chi nhánh như trên, chỉ tiêu Dư nợ đã xuất toán ngoại bảng/Tổng dư nợ DPRR cũng rất thấp, chỉ 1,2%, tắnh đến tháng 06/2012, dư nợ đã xóa tại Ngân hàng Ngoại thương là 133 tỷ đồng so với tổng dư nợ DPRR là 10.443 tỷ đồng.
Thứ hai, việc áp dụng các biện pháp xử lý nợ theo Quyết định 106 tại chi nhánh gặp nhiều khó khăn
Qua thực tế triển khai việc thực hiện Quyết định 106 tại các chi nhánh trên toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương, có thể nhận thấy các chi nhánh cũng như cán bộ khách hàng, cán bộ thuộc tổ xử lý nợ khi xử lý nợ có vấn đề khi xác định được biện pháp xử lý nợ phù hợp với từng đối tượng khách hàng và nguồn thu nợ thì không biết bắt đầu xử lý và áp dụng từ đâu do trong Quyết định 106 không có quy trình hướng dẫn cụ thể các bước xử lý nợ của từng biện pháp.
Tại Chi nhánh Ngân hàng Ngoại thương, do không có quy trình chuẩn áp dụng chung cho toàn hệ thống, cán bộ xử lý nợ thường liên hệ với Phòng Công nợ, phòng Pháp chế tại Hội sở chắnh đề nghị hướng dẫn, tuy nhiên, việc thực hiện hỗ trợ chi nhánh chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của các cán bộ Hội sở chắnh, điều này dẫn đến hiệu quả công việc không đạt hiệu quả cao nhất do (i) công việc được trao đổi qua điện thoại, không có điều kiện xem xét hồ sơ khách hàng, hoặc (ii) nhiều cán bộ tại Hội sở chắnh chưa có nhiều kinh ngiệm làm việc cũng như kinh nghiệm xử lý nợ nên tư vấn và hỗ trợ quy trình áp dụng các biện pháp chưa phù hợp với các trường hợp xử lý nợ tại Chi nhánh.
Thứ ba,quá trình xử lý tài sản bảo đảm không hiệu quả và mất nhiều thời gian
Trong các biện pháp xử lý nợ có vấn đề tại quyết định số 106 của Tổng giám đốc, các biện pháp Phát mại TSBĐ (i), Bán nợ (j), Nhận TSBĐ để cấn trừ nợ (k) và Khởi kiện khách hàng (l) được xem là những biện pháp mạnh, áp dụng đối với
những khoản nợ không còn khả năng phục hồi và việc xử lý nợ tập trung vào xử lý tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, qua thực tế thực hiện, với đặc điểm TSBĐ đa dạng và khó xử lý như đã trình bày ở trên, quá trình xử lý TSBĐ tại Ngân hàng Ngoại thương chưa đạt hiệu quả cao. Trung bình các biện pháp xử lý TSBĐ trong giai đoạn từ 2008 đến nay chỉ giúp thu hồi được 3,35% nợ có vấn đề của Ngân hàng Ngoại thương. Trong số các tài sản, bất động sản hiện nay là dạng tài sản thế chấp khó xử lý và kém thanh khoản nhất trong danh mục tài sản thế chấp cần xử lý để thu hồi nợ. Tuy việc thu nợ từ nguồn xử lý tài sản bảo đảm không cao nhưng việc áp dụng các biện pháp buộc phải xử lý tài sản đến khi bắt đầu thu hồi được nợ mất rất nhiều thời gian của Ngân hàng, bởi các thủ tục pháp lý liên quan đến quyền sở hữu, chuyển nhượng, mua bán các tài sàn hiện đang thế chấp tại Ngân hàng, đặc biệt quyền sử dụng đất, nhà ởẦ rất phức tạp và đòi hỏi nhiều thời gian để thực hiện. Bên cạnh đó, việc phát mại tài sản còn phục thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan bên ngoài như: cung cầu thị trường hàng hóa, tắnh thanh khoản của thị trường hàng hóaẦ
Thứ tư, việc xử lý các khoản nợ có vấn đề chưa bám sát tình hình khách hàng và khoản nợ
Hiện tại, có rất nhiều các khoản nợ CVĐ bắt đầu được lưu ý và áp dụng các biện pháp xử lý tại Ngân hàng Ngoại thương khi khoản nợ đã ở tình trạng Ộquá xấuỢ, khi phân loại nợ đã thuộc nhóm 4-5, tức có khả năng mất vốn mà không có sự cảnh báo từ trước khi khoản vay bắt đầu có dấu hiệu chuyển nợ CVĐ, điều này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng và hiệu quả thu hồi nợ CVĐ, vì nếu phát hiện được sớm khoản vay có dấu hiệu chuyển nợ CVĐ, Ngân hàng sẽ áp dụng các biện pháp xử lý ngay, đồng thời cùng với khách hàng thỏa thuận, đàm phán và giải quyết để tìm nguồn trả nợ như thu hồi công nợ hay phát mại tài sản hay bán dây chuyền, máy móc thiết bịẦ Nếu phát hiện muộn, tài sản là hàng hóa tồn kho sẽ mất giá, đồng thời, cũng không có ắt trường hợp khách hàng không hợp tác đã tẩu tán hay bán tài sản thế chấp mà không thông qua Ngân hàng.
Như vậy, để tăng cường hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề, các cán bộ khách hàng cần có sự theo dõi, chú ý đặc biệt ngay khi khách hàng chậm trả lãi, gốc
hàng tháng cho Ngân hàng và cùng với cán bộ xử lý nợ theo dõi, đôn đốc và cùng khác hàng áp dụng ngay các biện pháp xử lý để thu nợ có vấn đề.
Thứ năm,hệ thống xử lý nợ có vấn đề thiếu tắnh chuyên nghiệp
Hiện Ngân hàng Ngoại thương không có Công ty hay bộ phận chuyên biệt để xử lý nợ, quản lý và xử lý TSBĐ như mô hình công ty AMC của các Ngân hàng thương mại khác đang được triển khai tương đối hiệu quả (Ngân hàng Ngoại thương trước đây đã từng thành lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Ờ VCB AMC vào ngày 02/04/2001 tuy nhiên, VCB - AMC ra đời chỉ với một mục đắch duy nhất là xử ý các khoản nợ của Nhóm Minh Phụng Ờ Epco, sau khi xử lý dứt điểm, Ngân hàng Ngoại thương đã cho giải thể công ty AMC) ảnh hưởng lớn đến kết quả xử lý và thu hồi nợ CVĐ do thiếu tắnh chuyên nghiệp, kỹ năng cũng như kinh nghiệm xử lý nợ.
Hệ thống xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương không có sự gắn kết trong quá trình xử lý các nghiệp vụ phát sinh. Đầu mối của hoạt động xử lý nợ tại Hội sở chắnh là Phòng Công nợ, sau đó đến các Phòng/Tổ xử lý nợ tại Sở giao dịch/Chi nhánh. Phòng Công nợ hiện nay bên cạnh phụ trách mảng hỗ trợ chi nhánh và cùng chi nhánh trực tiếp xử lý nợ còn phải phụ trách mảng báo cáo phân loại nợ, trắch lập dự phòng và các báo cáo về nợ xấu khi có yêu cầu, dẫn đến không tập trung thời gian và chuyên môn vào việc xử lý nợ. Bên cạnh đó, các phát sinh vướng mắc, khó khăn chi nhánh gặp phải trong quá trình xử lý đặc biệt về tắnh pháp lý của hồ sơ tài sản, của hồ sơ vay vốn chưa được các Phòng ban, bộ phận tại Hội sở chắnh tư vấn, hỗ trợ xử lý một cách chắnh xác và thỏa đáng. Sự phối hợp xử lý giữa Hội sở chắnh và các chi nhánh chưa hiệu quả đã bộc lộ rõ sự thiếu chuyên nghiệp trong công tác xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương.
Thứ sáu, đội ngũ cán bộ trực tiếp thu hồi nợ thiếu và yếu về chuyên môn
Hoạt động xử lý nợ là một lĩnh vực công tác mới mang tắnh chất đặc thù, hành lang pháp lý về xử lý nợ còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ nên cán bộ làm công tác xử lý nợ của Ngân hàng Ngoại thương phải Ộvừa học vừa làmỢ, nghiên cứu vận dụng nhiều văn bản pháp lý liên quan để giải quyết từng trường hợp cụ thể một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. Thống kê cho thấy, số lượng
cán bộ làm công tác trong lĩnh vực này rất ắt (tắnh toàn hệ thống Ngân hàng Ngoại thương chỉ có khoảng trên dưới 250 cán bộ làm công tác xử lý nợ so với tổng số nhân viên là hơn 14.000 người), nhưng hầu hết các cán bộ này đều được đào tạo tốt, có công tác chuyên môn, am tường pháp luật (một yếu tố quan trọng góp phần thành công trong công tác xử lý nợ) và tâm huyết với nghề nên công việc được tiến hành trôi chảy, thuận lợi.
Khi Ngân hàng Ngoại thương phát triển mạnh trong thời gian tới, trong môi trường toàn cầu hóa cạnh tranh khốc liệt thì đội ngũ cán bộ Ngân hàng Ngoại thương cần có sự phát triển tương xứng, đòi hỏi phải đáp ứng được về số lượng và chất lượng, phải được đào tạo chuyên sâu hơn để đáp ứng được những yêu cầu thực tế của công việc.
Thứ bảy,việc xử lý nợ còn mang tắnh bao cấp nhà nước
Hiện nay, mặc dù theo nghị định 163, các TCTD được quyền chủ động xử lý TSBĐ trong trường hợp đã quá thời gian thỏa thuận mà tài sản vẫn chưa được xử lý nhưng thực tế Ngân hàng Ngoại thương không có toàn quyền chủ động quyết định trong xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Việc bán tài sản phải thông qua các cơ quan chức năng có liên quan, chẳng hạn như muốn phát mãi tài sản của DNNN phải có sự đồng ý của Cục quản lý vốn, Bộ chủ quản, còn nếu là đất đai phải xin ý kiến của UBND chắnh quyền địa phươngẦ
Các khoản nợ sau khi đã được xử thắng kiện và chuyển sang yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện việc phát mại thu hồi nợ cho Ngân hàng không hiệu quả do hiệu quả công tác thi hành án tại các địa phương rất thấp, nhiều cán bộ thi hành án không thực hiện đúng trách nhiệm và công việc của mình, lượng án tồn động lớn, thời gian xử lý chậm và không hiệu quả.
Thứ tám, phương thức xử lý nợ thiếu đa dạng
Các phương thức xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng Ngoại thương hiện nay thường chú trọng vào nguồn thu nợ xuất phát từ việc bán, phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng thế chấp tại Ngân hàng, hoặc các tài sản cá nhân khác có thể bán để thu hồi nợ. Thông thường Ngân hàng Ngoại thương sau nhiều lần đăng báo nếu không có khách hàng đăng ký mua thì Ngân hàng sẽ giảm giá đến khi bán được tài
sản chứ không có trường hợp giữ lại tài sản, điều này dẫn đến việc sau khi bán được giá bán TSBĐ thấp hơn so với nợ gốc của khoản vay, việc bán TSBĐ không đủ bảo đảm cho Ngân hàng thu hồi hết nợ gốc, chưa kể đến nợ lãi, lãi phạt phát sinh; hoặc chờ thị trường bất động sản tăng giá để bán hoặc chọn thời điểm bán thắch hợp để bán được giá; do đó, việc phát mãi TSBĐ để thu hồi nợ mang tắnh chất Ộxử lýỢ nhiều hơn kinh doanh hay đầu tư dài hạn vào tài sản để sinh lời trong tương lai.
Thứ chắn,việc đánh giá hiệu quả hoạt động thu nợ chưa sát với thực tế
Hiện nay, hiệu quả hoạt động thu nợ tại Ngân hàng Ngoại thương được đánh giá thông qua hai chỉ tiêu chắnh là chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu (CT 7) và chỉ tiêu thu nợ đã sử dụng DPRR (CT 9), hai chỉ tiêu này sẽ được sử dụng để chấm điểm chi nhánh và sử dụng để tắnh quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của hoạt động xử lý nợ có ảnh hưởng cũng như tác động tương đối lớn tới kết quả kinh doanh cũng như thương hiệu và uy tắn của hoạt động của một ngân hàng. Một trong những yếu tố quan trọng phản ánh hiệu quả xử lý nợ có vấn đề là chi phắ xử lý nợ và lợi nhuận do hoạt động xử lý nợ có vấn đề mang lại cho Ngân hàng. Tại Ngân hàng Ngoại thương hiện nay chưa có báo cáo, chỉ tiêu về chi phắ xử lý nợ có vấn đề, mọi chi phắ phát sinh liên quan đến việc xử lý nợ chủ yếu đều được hạch toán vào chi phắ khác trên bảng cân đối kế toán. Việc này sẽ làm cho quá trình đánh giá hoạt động xử lý nợ trở nên khó khăn hơn so với việc chi phắ xử lý nợ và lợi nhuận do hoạt động xử lý nợ đóng góp cho Ngân hàng được hạch toán theo khoản mục chi phắ riêng.