Chất lượng hoạt động tắn dụng của Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn và trắch lập DPRR toàn Ngân hàng Ngoại thương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XỬ LÝ NỢ CÓ VẤN ĐỀ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1.3.2. Chất lượng hoạt động tắn dụng của Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn và trắch lập DPRR toàn Ngân hàng Ngoại thương

Bảng 2.3: Tình hình nợ quá hạn và trắch lập DPRR toàn Ngân hàng Ngoại thương

Đơn vị tắnh: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Tháng

06/2012

Tổng dư nợ 112.793 141.621 176.814 209.418 215.508

Nợ CVĐ 7.959 4.287 6.531 7.731 10.745

Tỷ lệ nợ CVĐ (%) 7,06 3,03 3,69 3,69 4,99

DPRR trắch lập 1.987 788 1.384 3.473 2.039

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD Ngân hàng Ngoại thương 2008-2012)

Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ nợ CVĐ của Ngân hàng Ngoại thương có nhiều biến động qua các năm. Năm 2008, tỷ lệ nợ CVĐ ở mức cao là 7,06%, đây là năm nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn đến khó khăn chung cho các doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ cho NH. Sau giai đoạn nợ có vấn đề, nợ DPRR

cũng như tỷ lệ nợ CVĐ giảm nhanh, đến năm 2010, nợ CVĐ tại Ngân hàng Ngoại thương lại có chiều hướng gia tăng với số lượng lớn, cụ thể năm 2011, nợ DPRR là 3.473 tỷ đồng, tăng 2.089 tỷ đồng tức tăng 150,9 % so với năm 2010. Tắnh đến tháng 06/2012, tỷ lệ nợ CVĐ đã là 4,99%, trong đó nợ đã sử dụng DPRR là 2.039 tỷ đồng. Như vậy có thể thấy chi phắ trắch lập và sử dụng DPRR tại Ngân hàng Ngoại thương đã tăng mạnh và ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương thời gian qua.

Trắch lập và sử dụng DPRR: Ngân hàng Ngoại thương luôn thực hiện đầy đủ DPRR theo qui định của Quyết định 493 của Ngân hàng Ngoại thương về việc phân loại và trắch lập dự phòng. Qua bảng trên, có thể nhận thấy số trắch lập dự phòng của Ngân hàng Ngoại thương có nhiều biến động và đang có chiều hướng gia tăng. Nếu như năm 2009, số trắch lập chỉ là 788 tỷ đồng thì đến năm 2011, số trắch lập đã lên đến 3.473 tỷ đồng, điều này ảnh hưởng lớn đến chỉ tiêu và kế hoạch lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương, đồng thời phản ảnh xu hướng nợ CVĐ đang tăng cao, không chỉ ở Ngân hàng Ngoại thương, mà là xu hướng chung của ca ngân hàng Việt Nam khi nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn.

Lũy kế cho đến nay, Ngân hàng Ngoại thương đã thu nợ sau xử lý bằng dự phòng đạt 2.300 tỷ đồng, chỉ chiếm khoảng 30% so với các khoản nợ đã xử lý bằng dự phòng.

Nếu quy đổi kết quả phân loại nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của NHNN thì tổng số nợ CVĐ của Ngân hàng Ngoại thương tại thời điểm 30/06/2012 theo kết quả bảng dưới đây:

Bảng 2.4: Kết quả phân loại nợ theo Quyết định 493 tại thời điểm ngày 30/06/2012 Đơn vị tắnh: Tỷ đồng Nhóm nợ Giá trị các khoản nợ Dự phòng cụ thể Dự phòng chung Tổng dự phòng Giá trị các khoản nợ Nhóm 1 201.183 0 1.508 1.508 201.183 Nhóm 2 40.936 1.338 307 1.645 40.936

Nhóm 3 3.697 471 28 499 3.697

Nhóm 4 1.071 328 8 336 1.071

Nhóm 5 3.939 3.411 0 3.411 3.939

Nợ nội bảng 250.826 5.548 1.851 7.399 250.826

(Nguồn: Báo cáo Phân loại nợ NHNT tại thời điểm 30/06/2012)

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Nâng cao hiệu quả hoạt động xử lý nợ có vấn đề tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w