Những phương tiện giao tiếp kèm theo

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 49 - 54)

III. Nghi thức lời nói của người Việt

2. Những phương tiện giao tiếp kèm theo

2.1.Các yếu tố kèm lời.

Yếu tố kèm lời (paraverbal) là các yếu tố mặc dầu không có đoạn tính như âm vị và âm tiết nhưng đi kèm với các yếu tố đoạn tính. Không một yếu tố đoạn tính nào được phát âm ra mà không có yếu tố kèm lời đi theo. Những yếu tố được xem là yếu tố kèm lời bao gồm : ngữ điệu, trọng âm, cường độ, độ dài, đỉnh giọng (pitch). Chẳng hạn với câu nói "Cảm ơn !" thì tùy theo cách phát âm, nhấn giọng mà người nghe có thể thấy được lời cảm ơn là chân thành hay không chân thành.

2.2.Các yếu tố phi lời.

Trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân vật không chỉ sử dụng ngôn ngữ mà còn có các yếu tố phi lời (non verbal). Yếu tố phi lời là cử chỉ, khoảng không gian, tiếp xúc cơ thể, tư thế cơ thể và định hướng cơ thể, vẻ mặt, ánh mắt (gesture, proxemics, body contact, posture and body orientatỉon, íacial expression, gazz), hay những tín hiệu âm thanh như tiếng huýt sáo, tiếng còi, tiếng gõ, tiếng xô bàn ghế, ...

Trong quá trình giao tiếp, con người thường sử dụng ngôn ngữ có kèm theo các yếu tố phi lời. Những yếu tố phi lời có thể đảm nhiệm hai chức năng : chức năng "thay lời" và chức năng "kèm lời".

Chức năng "thay lời" thể hiện rõ trong những cuộc giao tiếp của những người khiếm khuyết về bộ máy phát âm. Nhưng không chỉ thế, ngay cả ở môi trường giao tiếp giữa những người bình thường, chúng ta cũng thấy con người sử dụng cử chỉ, điệu bộ thay ngôn ngữ. Chẳng hạn tại các phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán, ngoài các con số biến động, người ta còn thông báo, liên hệ với nhau bằng những cử chỉ nhất định. Hay trong trận thi đấu bóng chuyền khi muôn đưa ra một đề nghị như xin hội ý, xin tạm dừng, cầu thủ có thể ra hiệu cho trọng tài.

Chức năng "kèm lời" được thực hiện ở hầu hết các cuộc giao tiếp. Hầu như mọi người trong mọi hoàn cảnh giao tiếp đều vận dụng linh hoạt các yếu tố phi lời kèm theo lời nói. Không có các yếu tố phi lời kèm theo ngôn ngữ, cuộc giao tiếp trở nên tẻ nhạt.

Chẳng hạn : người Việt Nam hay rất nhiều người thuộc các dân tộc khác trên thế giới khi gặp nhau hoặc khi chia tay thường bắt tay. Hành động bắt tay có lúc được sử dụng thay cho lời chào, có lúc được sử dụng đồng thời cùng lời chào. Hay khi thấy một người chào và cùng với lời chào là cử chỉ khoanh hai tay trước ngực, cử chỉ ấy cho thấy người chào có vị thế giao tiếp thấp hơn người được chào. Nếu chỉ nghe " Lão ấy đi ăn phở đấy !" giá trị thông báo sẽ không cao và gây thắc mắc ở người nghe "Đi ăn phở thì có gì phải nói ", thế nhưng kèm theo câu nói là một cái nháy mắt tinh nghịch thì người nghe sẽ hiểu rằng : "À thì ra không phải là ăn phở theo nghĩa đen mà là đi bồ bịch".

Bên cạnh những dấu hiệu, cử chỉ chung giống nhau ở nhiều dân tộc như cười khi vui, "mặt ủ mày chau" khi đau khổ, giận dữ thì đỏ mặt trừng mắt, đồng tình thì vỗ tay mỗi cộng đồng dân tộc còn có một hệ thông dâu hiệu bằng cử chỉ riêng của mình. Chẳng hạn, người Việt Nam khi đồng ý thì gật đầu, còn người Bun-ga-ri thì lại gật đầu khi từ chối ; Người Việt Nam lắc đầu khi từ chối, còn người Bun-ga-ri lắc đầu khi đồng ý.

Như vậy, các yếu tố kèm lời và phi lời có quan hệ chặt chẽ, qui định, bổ sung lẫn nhau trong việc góp phần diễn tả ý nghĩa của phát ngôn. Nhiều khi trong những tình huống mà ngôn tư trở nên bất lực thì những yếu tố phi lời còn giá trị gấp trăm lần, như trong bài thơ sau :

Em bảo anh đi đi

Sao anh không đứng lại. Em bảo anh đừng đợi Sao anh vội đi ngay. Lời nói thoảng gió bay

Đôi mắt huyền đẫm lệ. Sao mà anh ngốc thế Chẳng nhìn vào mắt em.

(Hen-rich Hai-nơ)

3.NTLN và lý thuyết hành động ngôn từ.

Các hoạt động ngôn ngữ và các thao tác của nó chịu sự kiểm tra ngặt nghèo từ phía xã hội. Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp, vì vậy nó luôn luôn chịu sự kiểm soát của người khác, chịu ảnh hưởng của các nguyên tắc thẩm mỹ và những qui ước xã hội. Quá trình sản sinh ra nghi thức lời nói không chỉ bao gồm việc thành lập mô hình giao tiếp mà còn có cả việc nhận định những điều kiện bên ngoài của hoạt động, đánh giá kết quả, đối chiếu với mô hình. Trong trường hợp kết quả không thỏa mãn ý định, có thể lặp lại một số hành động ngôn từ. Nói khác đi, "việc sản sinh ra phát ngôn với tư cách là một quá trình tâm lý là hoạt động bên trong và bên ngoài của các thành viên giao tiếp" (F.Tasarov)

Nghi thức lời nói gắn chặt với lý thuyết hành động ngôn từ, còn gọi là lý thuyết hoạt động lời nói mà người mở đầu là J.L. Austin và sau đó là J. Searle. Theo Austin có hai loại phát ngôn khác nhau :

(1) Phát ngôn miêu tả (2) Phát ngôn ngôn hành

Một phát ngôn được gọi là miêu tả nếu nó được dùng để miêu tả một sự kiện, một hiện tượng nào đó và có thể xác định được là đúng hay sai. Chẳng hạn :

- Tôi thấy lạnh.

- Mặt trời mọc đằng đông lặn đằng tây.

Một phát ngôn được gọi là ngôn hành nếu : (a) nó được dùng để miêu tả một hành động nào đó của người nói ; và (b) khi phát ngôn xong động từ ngôn hành (động từ ngữ vi) thì hành động đổ cũng đã được thực hiện. Như vậy, các phát ngôn ngôn hành là các phát ngôn thể hiện những hành động ngôn từ. Chẳng hạn :

- Tôi tuyên bố bế mạc hội nghị.

Những phát ngôn ngôn hành là phạm vi mà từ đó các nghi thức lời nói được sản sinh theo nhiều kiểu cấu trúc khác nhau. Những phát ngôn này không thể xác định được chân lý theo tiêu chí đúng sai. Bao trùm lên tất cả là thông tin về hành động cho nên không thể đánh giá được theo tiêu chuẩn chân lý. Nói cách khác, nó luôn luôn đúng mặc dù nội dung của nó đôi khi rất vô lý bởi vì đúng hay sai là đặc tính của câu chứ không phải là đặc tính của bản thân sự vật.

Ví dụ có hai bà gặp nhau, một bà chào : "Bà ôm cái gì thê'?". Bà kia trả lời : "Tôi ôm quả dừa ." . Nghe vậy, bà nọ nói " Bà ôm con mèo sao lại bảo là ôm quả dừa Bà kia bèn nói "Biết là tôi ôm con mèo sao bà còn hỏi ! ". Khi phát ngôn "Bà ôm

cái gì thế V , người phụ nữ nọ đã thực hiện hành động chào gián tiếp cho nên mặc dù

biết người kia ôm vật gì nhưng bà vẫn hỏi- chào hỏi, một cách chào rất riêng của người Việt.

Trong cuốn "Hành vi ngôn ngữ" (Speech acts) , LSearle viết " Nói một ngồn ngữ là tiếp nhận cách ứng xử bị điều khiển bởi những qui tắc. Những qui tắc này hết sức phức tạp. Học một ngôn ngữ và làm chủ được nó là - bên cạnh những cái khác - học những qui tắc ứng xử của chúng. Tất cả sự giao tiếp bằng ngôn ngữ hàm ẩn những hành vi có tính chất ngôn ngữ".

J. L. Austin đã đưa ra sự phân loại những hành động ngôn từ. Ông cho rằng khi phát biểu một câu nào đó, người ta thực hiện ba hành động đồng thời : hành động tạo lời (locutionary act), hành động tại lời (illocutionary act), hành động mượn lời (perlocutionary act).

Với cách nhìn của ngữ dụng học, thì trong ba hành động trên, hành động tại lời và hành động mượn lời là đáng chú ý. Bởi lẽ trong hai loại này đều nhất thiết phải có hoạt động tạo lời là cái ngoại biểu cho nội dung tại lời và mượn lời. Các nội dung này nhiều khi tác động trở lại qui định kiểu kết hợp ngữ âm, cú pháp của phát ngôn.

Có hành động tại lời nếu bản thân việc tạo nên phát ngôn thiết lập nên một hành động nhất định (một cái biến nhất định đối với mối quan hệ giữa những người đôi thoại).

Có hành động mượn lời nếu việc phát ngôn phục vụ một mục đích nào đó và nếu người đối thoại chưa hiểu ngay mặc dù thông thạo ngôn ngữ đó. Chẳng hạn khi nói : Cậu ta chỉ giỏi hát, thì ở đây, thực tế người nói đã ngầm thông báo cho người nghe sự đánh giá của mình về đối tượng "cậu ta" nhưng là sự đánh giá không tích cực, cụ thể là sự chê bai về năng lực.

Austin đã chỉ ra rằng hành động tại lời không phải là hệ quả lôgic hoặc tâm lý của nội dung tinh thần được diễn tả trong phát ngôn, mà nó chỉ được thực hiện do sự tồn tại của một nghi thức xã hội khiến cho một công thức nhất định, do một người nhất định phát ngôn trong một hoàn cảnh nhất định, có một giá trị đặc biệt.

Chính ở điểm này mà ta dễ dàng phân biệt những hành động nào đã trở thành nghi thức lời nói, và hành động nào vẫn còn nằm ở dạng nguyên mà mỗi cá nhân có thể thực hiện theo cách riêng của bản thân.

Nói cách khác, NTLN nằm ở khu vực tại lời. Khi các hành động tại lời này được lặp lại ở nhiều người đến mức trở thành tập quán ngôn từ theo một qui ước sử dụng chung của một cộng đồng ngôn ngữ thì các hành động đó trở thành NTLN. Những nghi thức này phục vụ cho việc thiết lập, duy trì và phát tirển đối thoại. Xa hơn nữa, nó làm cho mối quan hệ giữa người và người mang tính người hơn, phù hợp với xã hội văn minh, thể hiện những nét tế nhị trong tâm lý của người đương đại.

Như vậy là hành động tại lời có mối liên quan chặt chẽ tới các câu ngữ vi (câu ngôn hành ) và động từ ngôn hành (động từ ngữ vi). Hiệu lực tại lời là bản chất ngữ vi của các phát ngôn. Đây cũng là các kiểu câu ngữ vi. Một vấn đề đặt ra cho ngữ dụng học là có bao nhiêu hiệu lực tại lời, tức là có bao nhiêu kiểu câu ngữ vi.

Searle đã nêu ra rất nhiều hành động : khẳng định, phủ định, phản bác, suy đoán, khuyến cáo, nhận xét, chú thích, cầu xin, khiển trách, phê phán, sỉ nhục, chúc mừng, hứa hẹn, đòi hỏi, xin lỗi, cảm ơn,... Có bao nhiêu hành động ngôn từ thì có bây nhiêu động từ ngôn hành (động từ ngữ vi) và ngược lại. Tuy nhiên, trong thực tế, số lượng động từ ngôn hành rất lớn, số lượng này trong các ngôn ngữ cũng không giống nhau.

Không phải tất cả các câu ngôn hành (câu ngữ vi) và các động từ ngôn hành đều có những kiểu NTLN tương ứng. Chỉ có những hành vi nào phục vụ cho việc

Vốn sống

Vốn ngôn ngữ

giao tiếp hàng ngày bằng những công thức nhất định được lặp lại với tần số cao mới được coi là NTLN.

Như vậy NTLN là hệ thống những công thức lời nổi tương đối vững bền mang đậm đâu ấn dân tộc. Phương tiện chính trong NTLN là ngôn ngữ nói để phục vụ các nghi thức xã giao và các hoạt động giao tiếp trong mọi lĩnh vực như gặp gỡ, làm quen, cảm ơn, xin lỗi, ... NTLN được mọi người tôn trọng và sử dụng nếu ai đi ra ngoài sự qui định của các nghi thức này sẽ gây nên sự cách biệt trong giao tiếp, trong quan hệ với những người xung quanh. NTLN là khởi điểm của tiếp xúc ngôn ngữ và tiếp xúc văn hóa. Nhìn một đứa trẻ lên ba vòng tay lễ phép "ạ" người lớn lúc bé đến và lúc bé về, chúng ta hiểu rằng em bé đã được làm quen với những NTLN ngay từ khi mới học nói nhưng ở những mẫu câu đơn giản nhất. Và cứ thế các NTLN được hoàn thiện dần trong mỗi người cùng với vốn ngôn ngữ và vốn văn hóa ngày càng được bồi đắp bởi trình độ tư duy, nhận thức của mỗi cá nhân.

Chúng ta có thể thấy được ảnh hưởng của nhân tố xã hội đối với việc sản sinh nghi thức lời nói qua lược đồ sau :

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)