Nghi thức chúc mừng

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 62 - 65)

I. Khái niệm về nghi thức chào, mời, chức mừng

3.Nghi thức chúc mừng

Trong dân gian có câu nói "Nỗi buồn được san sẻ, nỗi buồn giảm một nửa ; Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi".

Người Việt Nam có cách sống mang đậm tình nghĩa "tắt lửa tối đèn có nhau". Họ cùng nhau chia sẻ những ngọt bùi, đắng cay, niềm vui cũng như nỗi đau. Xuất phát từ cách sống trọng tình nghĩa ấy mà các hình thức chúc mừng, chúc tụng ra đời rồi cùng với thời gian dần dần chúng trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người Việt Nam. Càng ngày chúng càng được hoàn thiện và trở thành một trong những NTLN trong giao tiếp ứng xử của người Việt.

Hành động chúc mừng hay chúc tụng tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội. Chúc mừng là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại. Theo bảng phân loại của Austin thì chúc mừng thuộc nhóm ứng xử (behabitives), còn theo bảng phân loại của Searle thì chúc mừng thuộc nhóm biểu cảm (expressives). Hành động này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):

a. Điều kiện nội dung mệnh đề : Hành động người nói (C) đưa ra đề cập đến sự việc đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra mà cả hai đều mong đợi.

b. Điều kiện chuẩn bị -Sự việc (V) lầ có thực .

-Sự việc (V) liên quan đến người nghe (Đ).

-Người nói (C) và người nghe (Đ) đều biết về sự việc (V). c. Điều kiện chân thành : C thành tâm mong muốn V đến với Đ. d. Điều kiện căn bản : Cả hai cùng quan tâm, hướng tới V.

về mặt từ vựng : Chúc mừng là một từ kết hợp một yếu tố Hán (chúc) và một yếu tô" Việt (mừng).

- Theo "Từ điển Tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên [84,176] thì :

CHÚC thì có nghĩa là : Nói lời cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với người khác.

MỪNG : có 2 nét nghĩa :

(1)Phấn chấn, vui sướng trong lòng.

(2)Bày tỏ tình cảm trước niềm vui của người khác, thường có quà cáp gửi tặng.

CHÚC MỪNG có nghĩa : Chúc nhân dịp vui nào đó.

- Theo "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên [83,242] thì CHÚC MỪNG có các nghĩa như sau :

CHÚC : Tỏ lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác. MỪNG : Có hai nét nghĩa :

(1) Có tâm trạng rất thích thú vì được như mong muốn, như cầu mong. (2) Bày tỏ bằng lời nói hay tặng phẩm, tình cảm của mình trước niềm

vui của người khác

CHÚC MỪNG : Chúc nhân dịp vui mừng.

Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm "chúc mừng" "chúc tụng". Chúc mừng là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó. Còn Chúc tụng là sự thể hiện niềm mong muốn những điều tốt về một sự kiện nào đó sẽ đến với người khác.

Theo "Từ điển Tiêng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên và "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phe chủ biên thì CHÚC TỤNG là chúc mừng và ca ngợi.

Lời chúc mừng được sử dụng trong nhiều sự kiện trọng đại, trong những dịp vui lớn. Lời chúc được biến tướng ở những dạng thức khác nhau : "mừng tuổi", "mừng thọ", "đón mừng”, "ăn mừng”, ... Tuy những cách nói này không mang hoàn toàn nét nghĩa chúc mừng nhưng tự thân chúng đã phản ánh ý nghĩa chia vui với người khác về sự kiện được nêu ra .

Trong cuộc sống có vô vàn những dịp vui mà người ta có thể chúc mừng, nhưng người Việt vốn mới chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong khoảng trên dưới 100 năm nay nên những dịp chúc mừng trong các ngày lễ theo dương lịch như ngày Lễ Tình nhân, Ngày của Mẹ, Ngày 8-3, Ngày Quốc Khánh, ... gần đây mới xuất hiện. Người Việt Nam do mang dấu ấn sâu sắc của nền văn hóa nông nghiệp lấy nông lịch và những quan điểm nhân sinh quan cuộc sống mang đậm chất nho giáo mà họ thường chúc mừng, chúc tụng nhau vào những dịp lễ tiết, những gì liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người như thi đậu, sức khỏe hồi phục, tết nguyên đán, sinh con trai, khai trương cửa hàng, mừng thọ, mừng nhà mới, ...

Ví dụ :

-Chúc mừng năm mới !

-Mừng chị mẹ tròn con vuông !

-Chúc gia đình ta năm mới an khang mạnh khỏe !

-Năm mới, con chúc cụ sống lâu trăm tuổi !

-Chúc hai bác mạnh khỏe !

Chúng ta có thể nhận thấy chúc mừng là sự kết hợp "mừng" và "chúc" . Mừng là sự chia sẻ niềm vui với người khác, chúc là lời cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác. Chúc tụng đồng nghĩa với chúc. Có thể nói trong chúc mừng bao hàm cả chúc tụng .

Như vậy giữa chúc mừng và chúc tụng không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung, nhưng giữa chúng đều mang chung một ý nghĩa : là các nghi thức lời nói thiên về giãi bày tình cảm, sự quan tâm, mong muôn sự tốt lành đối với người đối thoại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

một cách thành ý. Chính vì lý do đó, trong phần nói về hành vi chúc mừng là bao gồm cả chúc mừng và chúc tụng. Và, chúng tôi xin được gọi chung là nghỉ thức chúc mừng của người Việt.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 62 - 65)