II. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp
4. Đặc trưng cơ bản trong giao tiếp của người Viêt
Giao tiếp là một nhu cầu cần thiết của con người trong đời sống. Nhờ có giao tiếp mà con người phát triển về nhiều mặt: văn hóa, tinh thần, trí tuệ. Giao tiếp của người Việt mang trong nó những đặc trưng rất riêng, chịu sự tác động của nền văn hóa dân tộc, của đặc trưng cộng đồng.
4.1.Quan hệ giao tiếp và thái độ giao tiếp.
Người Việt Nam trong quá trình phát triển của mình, rất coi trọng tính cộng đồng. Mối quan hệ giữa các thành viên là rường mối cơ bản của một xã hội lấy nông nghiệp là chính. Với đặc điểm đó, người Việt rất thích giao tiếp.
Nhu cầu thích giao tiếp được thể hiện ở việc thích thăm viếng và hiếu khách. Người Việt thường dùng thời gian rảnh rỗi của mình vào việc thăm thú bạn bè và họ luôn muôn có bạn bè đến chơi. Tính hiếu khách của người Việt được thể hiện trong ca dao :
Mấy khi khách đến chơi nhà, Lấy than quạt nước chén trà người xơi.
Trà này ngon lắm người ơi, Người xơi một chén cho tôi bằng lòng.
Với đặc trưng của đất nước nông nghiệp, Người Việt Nam trong xử thế rất coi trọng sự hài hoa tương xứng, coi trọng cả tình và lí nhưng thiên về tình hơn, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử : Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình, có tình có lí, hợp tình hợp lí ...
4.2.Đôi tượng giao tiếp
Người Việt Nam trong mối quan hệ với đối tượng giao tiếp luôn thể hiện sự quan tâm đến người đối thoại. Để giao tiếp người Việt luôn tìm hiểu về đối tượng với sự quan tâm về thân thế, sự nghiệp, suy nghĩ, tình cảm của người đối thoại. Sự hiểu biết này giúp cho người Việt lựa chọn đối tượng giao tiếp thích hợp, trao đổi những vấn đề thích hợp hoặc lựa chọn cách xưng hô hợp lí, tránh được những vi phạm ứng xử không đáng có để duy trì và tạo cho người đối thoại một cảm giác tự tin, thoải mái trong giao tiếp và chọn cách chào, mời, chúc mừng cũng như lời chào, mời, chúc mừng thích hợp.
Ví dụ A và B là bạn thân với nhau, nhưng hiện tại A đang làm Giám đốc nơi B làm việc. Khi gặp A, tuy vào từng hoàn cảnh giao tiếp cụ thể mà B có cách chào và lời chào khác nhau. Nếu B gặp A tại cơ quan và A cùng đi với một số đồng nghiệp khác thì B phải chào là : "Chào đồng chí Giám đốc ! ; còn nếu A và B gặp nhau ngoài cơ quan và chỉ có hai người với nhau thì B có thể chào "Cậu đi đâu đấy !" hay "Chào
cậu!"
4.3.Chủ thể giao tiếp.
Người Việt luôn chú ý xác định vị trí của mình trong quan hệ với người đối thoại. Khi giao tiếp, người Việt chú ý đến thể diện của mình "Đói cho sạch, rách cho
thơm" nên nhiều khi việc coi trọng thể diện, danh dự vượt xa giới hạn làm cho người Việt "mắc bệnh" sĩ diện : "Đem chuông đi đấm nước người, Không kêu cũng đấm ba
hổi lấy danh". Bệnh sĩ diện nhiều khi gây nên những cuộc giao tiếp ồn ào, tai tiếng.
4.4.Cách thức giao tiếp.
Người Việt ưa sự tế nhị, ý tứ và sự hoa thuận. Lối giao tiếp này là sản phẩm của lối sống trọng tình cảm và lối tư duy coi trọng các mối quan hệ. Người Việt bao giờ cũng ý tứ và tế nhị tránh nói đến vấn đề dễ gây tổn thương cho người khác : "Kim
vàng ai nỡ uốn câu, người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời", duy trì cách sông "Một sự nhịn chín sự lành".
Trong nghi thức lời nói, Người Việt sử dụng hệ thống từ xưng hô phong phú, cách diễn đạt lịch sự. Trong xưng hô người việt sử dụng hệ thông từ xưng hô thân mật, gần gũi như hệ thống từ xưng hô thân tộc (bà, ông, cô, chú...), gọi bằng tên con cháu, kiêng gọi tên tục (thể hiện thái độ đề cao, tôn trọng người khác), hay lối khiêm xưng . Trong cách diễn đạt, người Việt luôn biết ứng xử linh hoạt các nghi thức lời nói cho phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp, với vị thế giao tiếp. Cũng là một lời chào nhưng tuy hoàn cảnh, vị thế xã hội của người giao tiếp mà người Việt có thể nói : " Chào anh ! /Xin chào ! /Anh vừa đến ạ ?"