II. Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp
3. Các đác trưng cơ bán trong văn hóa giao tiếp của người Việt
Sự hình thành và phát triển của tiếng Việt có vai trò trực tiếp tác động đến sự phát triển của xã hội Việt Nam trên nhiều phương diện. Trong sự phát triển chung đó, sự phát triển của văn hóa nói chung và văn hóa giao tiếp nói riêng không thể không có liên quan đến ngôn ngữ. Tính chuẩn mực hay không chuẩn mực, đúng đắn hay không đúng đắn, vận động hay không vận động ... của hoạt động giao tiếp đều được nhìn nhận qua văn hoa giao tiếp. Chính ngôn ngữ đã cho ta một bức tranh toàn cảnh về những đặc trưng văn hóa.
Trong quá trình phát triển văn hóa của dân tộc, văn hóa giao tiếp Việt Nam cũng mang những đặc trưng cụ thể trong nó.
3.1. Đặc trưng của một nền văn hoa nông nghiệp mang tính cộng đồng cao.
Cũng như nhiều quốc gia khác trên bán đảo Đông Dương, Việt Nam lấy nông nghiệp làm cơ bản. Trong nền nông nghiệp ấy, bản sắc văn hóa được xây dựng trên nền tảng sản xuất nông nghiệp mang tính làng xã. Kiểu tổ chức này có tính bền vững rất cao và mang tính cộng đồng chặt chẽ. Nó chính là yếu tố tạo nên sự trường tồn của bản sắc văn hóa Việt Nam chống lại sự cưỡng bức, áp đặt của văn hóa các nước lân bang. Nó tạo nên một sức mạnh không chỉ để đánh tan âm mưu đồng hóa của kẻ thù mà còn là động lực trong sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại.
Con người Việt Nam trong cuộc sống, trong giáo dục luôn đề cao tính cộng đồng, hướng về cộng đồng và coi trọng sự thừa nhận của cộng đồng, chống lại những biểu hiện của cá nhân, chống lại những cái gì có nguy cơ làm hại đến cộng đồng.
Bên cạnh đó, văn hóa Việt Nam còn mang trong nó dấu ấn một nền văn hóa làng xã có tính bản địa cao.
Không phải ngẫu nhiên mà trong dân gian Việt Nam tồn tại thành ngữ "Phép vua thua lệ làng”
. Xuất phát từ nền sản xuất nông nghiệp lúa nước mang tính làng xã (tập hợp của một cộng đồng cư dân gần gũi về huyết thống) mà mọi giá trị vật chất cũng như tinh thần đều được đo bằng thang độ của cộng đồng, lấy sự đánh giá của cộng đồng làm chuẩn. Người Việt Nam rất coi trọng mối quan hệ thân thiết với xóm giềng "bán anh em xa, mua láng giềng gần". Vì vậy, hình thành nét văn hóa giao tiếp mang đậm tình thân ái, gần gũi.
3.2. Đặc trưng của một nền văn hóa mang đậm màu sắc nhân văn chủ nghĩa.
Dân tộc Việt Nam sống trọng tình nghĩa. Người Việt Nam trong đối nhân xử thế cũng luôn lấy chữ "tình" làm đầu. Trong cái lý phải có tình. Với quan niệm ấy, người Việt luôn nhắc nhở nhau khi nói năng hành động phải cân nhắc lựa chọn, tránh cách nói lỗ mãng làm ảnh hưởng đến người khác : "Ăn phải nhai, nói phải nghĩ ". Chính quan niệm trọng tình nghĩa đó đã chi phối mạnh mẽ đến tư tưởng và cách thức giao tiếp của người Việt Nam : Có trước có sau, có trên có dưới, kính trên nhường
dưới, kính già yêu trẻ, lời chào cao hơn mâm cỗ, ...
3.3. Đặc trưng của nền văn hóa mang đậm triết lý âm dương .
Triết lý âm dương là một nét đặc trưng của nền văn hóa các nước thuộc vùng Nam Á trong đó có cả Việt Nam . Triết lý này được hình thành và gắn liền với văn hóa nông nghiệp.
Triết lý âm dương trong đời sống người Việt thể hiện ở quan điểm tôn trọng sự hài hòa, cân xứng giữa các sự vật, hiện tượng. Quan điểm này được thể hiện phong phú và đa dạng như quan hệ trên - dưới, quan hệ trong - ngoài, ... Chẳng hạn, đối với các sự vật, hiện tượng thì trên là dương, dưới là âm ; ngày là dương, đêm là âm.
Triết lý âm dương ảnh hưởng sâu sắc đến thái độ ứng xử, đời sống tình cảm , đạo đức, cách thức giao tiếp của người Việt:
- Trong ấm ngoài êm.
- Mẹ tròn con vuông.
(Tròn tượng trưng cho trời là dương ; vuông tượng trưng cho đất là âm)
Trong nền văn hóa của các nước có nông nghiệp là cơ bản thì hình ảnh của các thần linh được thờ cúng rất thành kính. Nét văn hóa giàu màu sắc thần linh tín ngưỡng in đậm dấu ấn trong thói quen sinh hoạt, trong cách trang trí, trong kiến trúc, trong nói năng giao tiếp của người Việt. Chúng ta thường gặp người Việt hay nói "Cầu Trời Phật phù hộ cho gia đình ta buôn may bán đắt !", "Cầu Chúa ban phước lành cho các con !", ...
Có thể nói các đặc trưng văn hóa này có ảnh hưởng và tồn tại với những mức độ khác nhau trong các hoạt động giao tiếp của người Việt, trong đó có giao tiếp ngôn ngữ.