IV. Yếu tố lịch sự trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt
2. Hành vi chào, mời, chức mừng trong mối quan hệ với phép lịch sự
2.1. Hành vi chào mời, chúc mừng thuộc nghi thức lời nói để nhằm bày tỏ thái độ theo hướng tích cực trong giao tiếp. Là bộ phận của nghi thức thì tất yếu các hành vi này phải tuân theo những qui ước, chuẩn mực của xã hội người Việt. Những qui ước, chuẩn mực đó không phải lúc nào cũng được thể hiện trong giao tiếp như các công thức toán học 1+ 1 = 2, mà chúng được vận dụng một cách linh hoạt, uyển chuyển nhờ vào vốn tri thức nền của mỗi người.
Chào, mời, chúc mừng là các hành vi giao tiếp bằng lời tạo nên mối quan hệ thân ái, tác động đến tình cảm, tâm lí người đôi thoại, tạo nên sự liên hệ tình cảm và sự thỏa mãn cho đôi bên. Có thể nói các hành vi này là nơi biểu hiện rõ nhất nguyên tắc lịch sự .
Khi chúng ta giải đáp thỏa đáng câu hỏi: chào / mời / chúc mừng như thế nào là chúng ta đã tiến gần đến với phép lịch sự, tức là những qui tắc, chuẩn mực xã hội trong mỗi hành vi giao tiếp bằng ngôn ngữ. Một câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, nhưng không đơn giản chút nào.
2.1.1. Chào là hành vi mở đầu và kết thúc cho cuộc giao tiếp thì việc ai chào trước, nói như thế nào, cử chỉ điệu bộ ra sao phụ thuộc vào tâm lí, vị thế người chào và người được chào. Nếu người chào biết sử dụng hợp lí ngôn từ và cử chỉ điệu bộ phù hợp với tâm lí dân tộc, với hoàn cảnh giao tiếp, với vị thế xã hội của người được chào thì cuộc hội thoại mới có hiệu quả.
Người Việt khi chào thường chú trọng : (1) Quan hệ ; (2) Hoàn cảnh nói năng ; (3) Ngôn ngữ ; (4) Chân thành . Quan hệ và hoàn cảnh nói năng sẽ chi phối hay đúng hơn là qui định kèm theo yếu tố cử chỉ, điệu bộ. Chẳng hạn, khi hai người bạn thân gặp nhau trong hoàn cảnh đại diện cho đơn vị mình đàm phán về hợp đồng chuyển giao công nghệ. Họ không thể chạy ào lại, cười hớn hở và nói : "Nam !" hay " Cậu đây à ?" mà thông thường họ chào nhau bằng ánh mắt, nụ cười hoặc bằng một cái bắt tay cùng câu chào trung tính "Chào anh / Chào ông !" , còn những hành động biểu thị sự vui mừng kia thì họ sẽ dành cho cuộc gặp gỡ riêng sau đó. Như vậy họ đã thể hiện sự tôn trọng thể diện của nhau, không làm nguy hại đến thể diện của chính mình
và cả của bạn, cũng như đảm bảo được tính trang nghiêm của công việc, khiến cho họ cảm thấy vui vẻ thoải mái vì đã nhận được tình thân ái, sự thân mật gần gũi hay tôn trọng từ phía người chào.
2.1.2. Cũng như chào, lời mời và chúc mừng của người Việt được chú trọng ở : (1) Quan hệ ; (2) Hoàn cảnh nói năng ; (3) Ngôn ngữ ; (4) Chân thành.
Mời là một hành vi có thể thực hiện ở ngay sau lời chào gặp mặt hoặc trong quá trình giao tiếp. Mời của người Việt thể hiện sự quan tâm, mong muôn người khác thực hiện điều mình đã nói. Thực hiện lời mời đem đến cho cả hai bên (người mời và người được mời) sự vui vẻ, thoải mái vì cảm nhận được sự quí trọng, gắn bó thân mật từ phía người đối thoại. Lời mời của người Việt cũng phải tuân theo qui tắc, chuẩn mực xã hội mà cụ thể phải lịch sự, tế nhị và chân thành. Mời xét trên khía cạnh tác động thì đó là yêu cầu người khác làm một việc gì, muôn người khác thực hiện thì tất nhiên lời mời phải có sự lựa chọn về ngôn từ, giọng điệu, cách biểu đạt.
Chẳng hạn, một người mời bạn đến ăn tiệc tại nhà mình, nhưng trong phòng đang có nhiều người, anh ta không thể cứ thế mà mời "Chiều nay mình tổ chức liên hoan, cậu đến cho vui !". Trong trường hợp này anh ta phải chú ý đến những người chung quanh vì nếu anh ta cứ nói như trên thì sẽ gặp phải những ánh mắt khó chịu của những người xung quanh và ngay cả người được mời (nếu người mời là người biết tự trọng). Vì sao như thế ? Đơn giản vì anh ta đã không nắm được nguyên tắc lịch sự : không tôn trọng người khác -không đếm xỉa gì tới thể diện của bạn anh ta, của chính anh ta và của những người xung quanh. Anh ta sẽ bị đánh giá là mất lịch sự, là không tế nhị, nặng nề hơn là hợm hĩnh.
Chúc mừng như thế nào được xem là lịch sự ? Mỗi người bao giờ cũng có những niềm vui, người ta không thể giữ sự vui sướng đó trong lòng, nó toát ra ngoài qua cử chỉ nét mặt, nụ cười, nhiều khi nó lan sang cả người khác và tất nhiên với tâm lí, cách sống của dòng máu Lạc Hồng người Việt sẵn sàng chia sẻ bằng những lời chúc mừng, bằng tay bắt mặt mừng.
Hành động chúc mừng của người Việt có thể nói đem đến cho người nghe (người được chúc mừng) niềm vui trước sự quan tâm của người khác (người chúc mừng). Được người khác quan tâm và quan tâm đến người khác là một biểu hiện của
lòng nhân ái Việt Nam. Tuy vậy lời chúc mừng không thể sử dụng tuy tiện mà phải tuân theo những qui ước, chuẩn mực chung.
Chẳng hạn, chúng ta có tình huống : một người vừa có tin vui: vợ sinh con gái đầu lòng nhưng anh ta lại thích con trai hơn. Nếu người chúc mừng (vì quả đây là tin vui đáng chúc mừng) nói : "Chúc mừng anh , ruộng sâu trâu nái không bằng con gái đầu lòng đâu nhé!" thì lời chúc này thật ý nghĩa, nỗi buồn vì đứa bé đó không phải là con trai sẽ được vơi đi phần nào.
Nhìn chung các nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt thể hiện qui tắc lịch sự theo quan điểm thẩm mỹ, tâm lý người Việt: trọng tình nghĩa, tình bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế khi tiếp xúc với người Việt cảm giác đầu tiên là sự cởi mở, gần gũi, chân thành.
Nghi thức là những qui ước được xã hội công nhận. Người Việt cũng như các dân tộc khác luôn không ngừng xây đắp cho nghi thức lời nói của dân tộc mình ngày càng đẹp, càng văn minh, hiện đại. Tuy nhiên có những người, có những hoàn cảnh vẫn bị vi phạm nhưng đối với những gì không tuân theo chuẩn mực tất yếu chúng sẽ bị lên án.
2.2. Từ những điều đã nói ở trên, chúng tôi nhận thấy các nghi thức chào, mời và chúc mừng của người Việt đáp ứng được những nguyên lí lịch sự mà các tác giả J.N. Leech , R. Lakoff , p. Brown và s. Levinson nêu ra. Đó là :
a) Tiêu chí khéo léo và thiện cảm của Leech .
b) Nguyên tắc "Lịch sự trong giao tiếp" của Lakoff . c) Nguyên tắc tôn trọng thể diện của Brown và Levinson.
Các nhân vật trong vai trò người nói (người thực hiện hành vi chào, mời, chúc mừng) luôn tạo cho người đối thoại cảm giác thoải mái, vui vẻ, tạo ra một khoảng cách vừa đủ để mọi thành viên giao tiếp có cơ hội, thời gian lựa chọn lối ứng xử, tự tin khi giao tiếp. Người Việt dành lời khen tặng cho những người có nghệ thuật giao tiếp tốt là " khéo ăn, khéo nói". Lời khen ấy đã nói lên tài ứng xử ngôn ngữ khéo léo trong giao tiếp. Trong giao tiếp, người Việt Nam rất coi trọng thể diện của nhau. Sự tế nhị, nhẹ nhàng có tình, hợp lí trong khi thực hiện các phát ngôn mời, chào, chúc
mừng của người Việt đã nói lên điều đó. Người Việt đã dạy nhau : "Lời nói không mất tiền mua, Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau" .
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC CỦA NGHI THỨC CHAO,