II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC BIÊU ĐẠT NGHI THỨC CHÀO, MỜI, CHÚC
3. Nghi thức chào, mời, chúc mừng với những vấn đề liên quan :
3.1)Người nước ngoài học tiếng Việt:
Đối với việc học tiếng Việt, mỗi người khi tiếp xúc với ngôn ngữ khác bao giờ cũng tiếp xúc trước tiên với nghi thức lời nói. Nghi thức là nơi thể hiện rõ nhất đặc trưng văn hoa, tâm lý, phong tục tập quán của một dân tộc. Cho nên việc nắm vững đặc điểm ngôn ngữ của các nghi thức chào, mời, chúc mừng đôi với những người học tiếng Việt là một việc bổ ích và cần thiết đưa họ đến gần với ngôn ngữ và tính cách, văn hóa của dân tộc Việt.
3.2)Đối với NTLN của người Việt.
Nằm trong hệ thống những NTLN, nghi thức chào, mời, chúc mừng cũng có những đặc trưng chung với những loại nghi thức lời nói khác.
Có thể nói NTLN nói chung và nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt nói riêng tuy có những mô hình rõ nét nhưng do đặc trưng, các mô hình nghi thức chào, mời, chúc mừng của người Việt không cố định như trong các ngôn ngữ biến hình. Các nghi thức này chịu sự tác động bởi sự tiếp xúc với ngôn ngữ và các nền văn hoa khác. Nói vậy không có nghĩa là các mô hình giao tiếp đó biến đổi liên tục mà chúng biến đổi từ từ nhiều khi chúng ta không nhận ra được.
4.Những vấn đề cần hướng tới:
Đề tài này chỉ mới bước đầu mô tả về ba nghi thức thuộc hệ thông NTLN của người Việt, một phạm vi quá hẹp trong một lĩnh vực rộng lớn của ngôn ngữ trong
hành chức. Do những hạn chế về khả năng của người viết cũng như những khó khăn về trang thiết bị cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu, việc thu thập và xử lý ngữ liệu nên bài viết mới chỉ dừng lại ở việc miêu tả, nhận xét đặc điểm nội dung và hình thức biểu đạt của các nghi thức này trong đời sống xã hội.
Việc đề xuất một mô hình có tính cố định cho các nghi thức này cũng như đối chiếu, so sánh với các nghi thức khác, lập các mô hình tiêu biểu, thống kê tần số xuất hiện của mỗi nghi thức, ... là những vấn đề còn mở ngỏ .
PHẦN PHỤ LỤC
Những ví dụ nêu trong phần phụ lục được trích ra từ ... tác phẩm văn học Việt Nam của nhiều tác giả xuất hiện trên văn đàn văn học từ trước Cách mạng tháng Tám 1945 đến các nhà văn trong thời kỳ chống Pháp , Mỹ và những nhà văn trong thời kỳ đổi mới như: tác giả Vũ Trọng Phụng , Nam Cao, Lê Lựu , Nguyễn Minh Châu , Nghuyễn Khắc Trường , Lý Lan , ... Ngoài ra là những ví dụ được ghi chép lại từ chính trong đời sống sinh hoạt như truyền hình, điện ảnh, giao tiếp hàng ngày, .... Tuy nhiên các ví dụ này được trích dẫn với mục đích nhằm minh họa thêm cho các nhận xét, các mô hình khái quát mà đề tài đề cập nên việc thống kê có thể chưa thật đầy đủ.
PHỤ LỤC 1
LỚP TỪ NGỮ HÔ GỌI
Lớp từ ngữ xưng gọi được sử dụng phổ biến trong lời chào, mời, chúc mừng của người Việt.
1/ Lớp từ xưng hô : -Cháu -Con -Em - Anh -Cô -Bác -Bà -Ông -Chú -Dì -Ba/Bố -Mẹ/Má 2. Lớp từ gọi. -Cháu - Con -Em - Anh -Cô -Bác -Bà - ông -Chú - Dì
-Cậu - Mợ
-ả - o
-Ngoại - Nội
-Thầy - Cụ
-Ba/Bố -Mẹ/Má
-Sếp - Đồng chí
-Thủ trưởng - Tên riêng : Nam, Lan, Hải
-Gọi theo học hàm , học vị như : Giáo sư, Tiến sĩ ,Nhà báo , Bác sĩ , kỹ sư...
PHỤ LỤC 2
NGHI THỨC CHÀO
1. Lời chào gặp mặt:
1.1) Các hình thức chào gặp mất trực tiếp
a .1) Kiểu 1:
*/ MÔ hình : (Thán từ) + CHÀO / XIN CHÀO !
-Chào !
-A, chào !
-Xin chào !
a.2) Kiểu 2 :
*/ Mô hình (1): (XIN /XIN KÍNH) CHÀO + Đ (ạ)!
+ Trong bối cảnh giao tiếp không nghi lễ . -Chào con !
-Kính chào ông bà ! (VTPtt,t3) -Chào thầy ạ ! (BTX,164)
-Xin chào anh bạn !
-Chào đồng chí !
-A, chào đồng chí quốc tế ! (MGPT, 106)
-Kính chú. Chú Ba nói cháu tới gặp chú . (ĐYT, HM , 245) -Chào ổng Hwang Peng.
-Chào ông bạn trẻ . (ĐYT, HM,276)
-o , chào ông Lâm . Ong cổ khoe không ? -Xỉn chào các chú lính trẻ !
- Chào hai ông ạ ! (SM, NC) + Trong bối cảnh giao tiếp nghi thức.
-Xin kính chào quí ông , quí bà !
-Kính chào quỉ vị khán giả !
-Kính chào quí vị!
-Kính chào qui vị đại biểu!
-Xỉn kính chào các vị khách quí !
-Chào nhà báo!
-Xin chào hoa hậu, Kim Liên trường ta. (M, ĐH, 81)
+ "Xin gửi tới Đ lời chào trân trọng / kính trọng / thắm thiết / nồng nhiệt, ... ! "
-Xin gửi tới quí vị lời chào trân trọng !
-Xin gửi tới gia đình anh lời chào thắm thiết !
-Thân mến chào các đồng chí "A 1" !
(DCNG, NMC, 341) */ Mô hình : LẠY (THƯA, BÁM) + Đ (ạ)
-Thưa anh, em mới tới !
( Phim " Ông cố vấn " )
-Lạy cụ lớn ạ !Lạy ông Ị Lạy bà !
(Số đỏ, Vũ Trọng Phụng)
-Bẩm ông ! (TngNCH) -Lạy anh ạ !
-Lạy chú ! Lạy chú ! (TT, KH) -Lạy bà ạ !Thưa bà hỏi gì ? (NCX, KH) + Có một số biến thể từ mô hình (1): Đ (ạ)!
-Chào cô ạ! -ỳ Cô ai
-Chào chị ạ! "ỳ Chị ạ !
-Chào anh! -ỳ Anh! -Bà ạ! (SM, NC)
-Ông ạ . Hôm nay ông lại rỗi ? (SM, NC) -Mẹ !
-CÔ / (TT, KH) 'BỐ!
Thằng Lữ, mày cũng ở đây à ? (DCNL, 81)
-Chú Sáu !
-Uả ! Chị Tư ! (TGGT, Tr 82).
-Hai chú !(TT, KH)
- A, thầy Đường Tăng !(DCNL, NMC, 50) -Gặp chị, Huy mừng quýnh vội kêu :
. Chị! Mai cũng chạy lại: . Em !
(NCX,KH, 13)
*/ Mô hình (2):
(vui mừng / nhiệt liệt) chào đón / chào mừng + Đ !
-Chào mừng các bạn đến với "Đường lên đỉnh Olympia" !
-Vui mừng chào đón các bạn có mặt tại trường quay S9 !
-Chào mừng quí khách !
-Nhiệt liệt chào mừng các bạn đã đến tham dự buổi giao lưu nhân ngày học sinh sinh viên 9/1 !
-Chào mừng các bạn đến với phần thỉ "Trâu vàng với thể thao" của chương trình "Khởi động cùng Sea Games".
-Thân mến chào các đồng chí "A. 1"
(DCNL, NMC, 341) a.3) Kiểu 3 :
*/Mô hình (Ị) : c + CHÀO / KÍNH CHÀO + Đ ( ạ ) !
-Cháu chào bác ạ ! (M, ĐH , 63)
-Chúng em chào giáo sư ạ ! -Chúng con kính chào cô !
-Chúng em chào cô ạ !
-Con chào cụ ạ !
-Hồng Nhung xin kính chào qui vị khán giả !
-Chúng con kính chào bố mẹ !
-Em xin chào anh ! (TT, NHT, 253)
- Em xin chào giáo sư-viện sĩ Nguyễn Hoàng ! (TT, NHT, 185)
- Chương trình Gặp nhau cuối tuần xin kính chào quí vị khán giả !
*/ MÔ hình (2):
(cho phép) + c + xin gửi tới / gửi tới + đ + lời chào trân trọng / thắm thiết / thân ái...!
-Qua buổigiao lưu này , cho phép nhóm Me xanh gửi tới quí vị khán giả lời chào trân trọng nhất !
-Chương trình "MTVmiền nhiệt đới" xỉn gửi tới các bạn lời chào thân ái !
-Cho phép chúng em gửi tới các chiến sĩ hải quân lời chào thân thiết !
-Xin gửi tới quí vị đại biểu lời chào thân ái !
-Qua nhịp cầu âm nhạc cho phép Minh Thanh gửi tới các bạn lớp Văn KI5 trường ĐHSP Qui Nhơn lời chào thân ái và lời chúc hạnh phúc !
- Lớp Sư phạm nhạc 16 xin gửi tới quí thầy cô lời chào trân trọng nhất !
1.2) Các hình thức chào gặp mặt giántiếp :
Mô hình khái quát
C + Đ + V (TÌNH TRẠNG X/ sự VIỆC Y)
-Bác mới ra chơi ạ ?
-Anh đi đâu đấy ?
-Anh Thanh ! Anh đã về đây à ? ( DBHL, TL)
-Chú đấy ạ ?((MĐLNNM,NKT)
-Kìa chao mợ ! Mợ đi chợ về ? (NCX, KH) -Anh đi đâu mà vội thế ?
-Anh đã đến rồi à ?
-Anh đi đâu đấy ?
-Bác Vỹ đấy ư ? Đi đâu mà tối thế ? (CHX, TL) -Dì cả đấy à ?(TT, KH)
b.2)Kiểu2:
- Sử dụng nghi vấn về thời gian
-Cô Ba, đến khi nào? (ĐYT, HM, te. 12)
-Anh đấy à ? Anh dậy sớm nhỉ ? (TT, KH)
-Ô kìa y ông Ba đấy à ? Ông về bao giờ thế ? (TngTL) -Bác Năm . Bác mới lên ạ ?
- Hình thức hỏi thăm sức khoe, gia đình, ...
- Ấy cậu Tư! Khỏe luôn chứ ?
- Độ rày, anh Hai mạnh giỏi luôn chứ ?
-Ồ , ông X, ông có khỏe không ? Dạo này làm ăn thế nào ? Các cháu và bà nhà vẫn khoe đấy chứ ?
-Kìa chú Ba ! Độ rày làm ăn ra sao ?
-Thím Tư à ! Buôn bán được không thím ?
b.3)Kiểu3:
+ Sử dụng kết hợp một từ ngữ xưng gọi ở ngôi 2 với một ngữ điệu nhất định.
-Anh đấy ư ! (BKC,DH,279)
- u đã về ạ ! (VN,KL)
-A, nhà báo Minh Châu ! Hân hạnh ! ( MGPT,LL) -A, đồng chí anh nuôi.
-Kìa, chú Năm !
-À, chú Thó à ? Lại bác Quềnh nữa. (MĐLNNM, NKT,41)
-Kìa chị Diên /Quí hoa quá ! (NCX, KH) -Kìa chú tiểu ! (HBMT, KH)
-Kìa cô Thi ! (HBMT, KH)
-Ồ kìa anh Thủ ! Bác Thử! (MĐLNNM, NKT, 202)
-Anh Dũng !
Kìa chú Trí ! (BS,OVT,106)
+ Hỏi để khẳng định người nghe đang ở trong tình trạng nào đó . -Cô Năm mới tới hả ?
-Ba Sương phải không ?
-Ả Phụng Sổ ! Làm hàng tranh thủ đấy à ?
? (BS, OVT, 269) -Cô sang chơi ? (TT, KH)
- Bá tưới cây ạ ? (MĐLNNM, NKT, 97)
-Thầy em về rồi đấy à ? (MĐLNNM, NKT, 251)
-Bá sang ạ ĩ (MĐLNNM, NKT, 339)
b.4) Kiểu 4 :
*/ Mô hình : (Thưa/ bẩm), Đ + (TRONG TÌNH TRẠNG X)
'Thưa, cậu mới sang !
-Bẩm, cụ sang chơi !
-Chú thím đi làm về đấy ạ !
-Bạch cụ, cụ quá bộ sang chơi ? (TT, KH)
1.2. C ) Đáp lai lời chào găp măt
- Dùng các hô từ : ừ, ờ, vâng , dạ ...
c : Cháu chào bà ! Đ ; Ừ ! c : Chào chú ạ !
Đ : Ờ. Mày đi đâu ? (BS, OVT, tr 175) - Lập lại hình thức chào của c :
c : Chào bạn ! Đ : Chào bạn !
c : Lạy cụ ! Đ : Lạy cụ ì
c : A, bác Ớt, chào bác! Đ : Vâng, chào bác Ị
- Dùng mô hình : Không dám, chào + ngôi đối : c : Cháu chào chú!
Đ : Không dám, chào chị!
c : Kính chào hai ngài !
Đ : Khổng dám, kính chào bà !
(Làm đĩ, VTPtt,t3) c : Lạy cụ ạ ì Cụ tới chơi ? Đ : Không dám ỉ Cô Hai có nhà không ?
c : Chào cụ !
Đ : Không dám, các anh các, chị sang đây à ? (TT, KH)
c : Chú thím đi làm về đây ạ ?
Đ : Vâng, không dám, chào anh ! ( BKC, DH, tr 121)
Đ : Không dám . Lạy hai chú ! (TT, KH)
c : Kính chào ông bà !
Đ : Không dám, mời bà vào chơi ! (Làm đĩ , VTPtt,t3)
c : Lạy cụ !
Đ : Tôi không dám . Lạy bà lớn ! (TT, KH)
c : Chú thím đi làm về đấy ạ !
Đ : Vâng !Không dám, chào anh ! (BKC, DH, trl21)
1.3 / Chào khi chia tay - Lời chào từ biệt:
1.3.a) Các hình thức chào chia tay trực tiếp :
a 1) Kiểu 1:
*/MÔ hình : CHÀO/TẠM BIỆT + Đ (NHÉ,..)!
-Chào ông nhé !
-Chào các em nghen !
-Tạm biệt các đồng chí !
-Tôi đi đây. Chào anh bạn !
-Chào anh, tôi đi nhá !
-Lạy bác ạ ! (BĐH,HP, tr 55)
a.2) Kiểu 2 :
*/ Mô hình (1) (XIN) + CHÀO/TẠM BIỆT (NHE,...)!
-Tạm biệt nha !
-Chào!
-Xin chào và hẹn gặp lại!
-Bây giờ xin tạm biệt em ! (TT, NHT, 279)
*/ Mô hình (2): (THÂN ÁI / XIN KÍNH) + H !
(H : Chào tạm biệt, Chào thân ái, chào thân ái và quyết thắng..)
-Chúc các chú sức khoe và lập nhiều chiến công hơn nữa. Chào thân ái và quyết thắng ! (Hồ Chí Minh)
-Cuối thư chúc em mạnh khoe và hạnh phúc . Chào thân ái!
-Buổi truyền hình đến đây kết thúCy xin kính chào tạm biệt!
a.3) Kiểu 3
*/ Mô hình (1): (THÔI/VẬY) + CHÀO/TẠM BIỆT + Đ (NHÉ ...)!
-Thôi thế chào chú Tư nhé !
-Thôi, chào các em nghen!
-Tạm biệt cậu !
-Thôi thể chào Lan ở lại nhé ! (HBMT, KH)
-Thôi kính chào bà và cậu. Dăm hôm nữa tôi lại về thăm cháu.
(NCX,KH) */ Mô hình (2): XIN KÍNH CHÀO /THÂN ÁI CHÀO + Đ !
-Chương trình Hành trình văn hoa đến đây kết thúc . Xin kính chào quí vị khán giả.
-Câu chuyện đến đây là hết rồi. Thân ái chào các em !
-Xin kính chào chú ở lại nhé ! (HBMT , KH)
-Buổi truyền hình đến đây kết thúc, xin kính chào quí vị khán giả !
'*/ Mô hình (Ị) : NGÔI CHỦ + CHÀO + NGÔI Đối (ạ)!
-Em chào cô ạ !
-Con chào bố!
(DCNL,NMC,366)
- Chúng cháu chào cô ạ !
*/ MÔ hình (2): (C) + xin kiêu biệt / xin kiểu từ / xin kiêu... + (Đ)!
-Đệ xin cáo biệt !
-Xin bái biệt !
-Tôi cũng đến từ biệt anh!
-Xin tạm biệt các đồng chí !
-Tạm biệt !
1.3. b ) Các hình thức chào chia t a y gián tiếp. b.l)Kiểul:
*/ Mô hình : (THÔI) + c + VỀ/ĐI + NHÉ/ NHA, NGHEN...!
- Thôi, chị về nghen !
-Anh ái nhé ì... (ĐG, NC)
- Thổi, con ở đây hầu hạ hai cụ, u về nhé !
- Thôi! Mẹ con tôi đi đây, u em ạ ! (SM, NC)
- Mình đi đây !
- Thôi về nha !
- Thôi đi nghen !
- Đi nhé !
- về nha !
b.2) Kiểu 2 :
-Anh Tôn đi sau nhé ! (ĐG, NC)
-Mày về nhá !Tao đến nhà chú Thủ có tí việc.
(MĐLNNM, NKT, Tr 102) -Các em về nhé !
-Chú Ba về nhé !
-Thôi các anh, các chị ở lại nhé ! (TT, KH)
-Em ở lại về sau nhé !
-Thôi, con đi đi
!b.3) Kiểu 3 : Lời từ biệt được tôn cao về tu từ kèm theo hành vi xin phép ra đi hoặc hành vi xin phép tạm đình chỉ cuộc tiếp xúc.
- c xin đi / về :
. Thưa các bác, chúng cháu xin về ạ ! . Thôi chúng tôi xin về. (TT,KH) . Lạy cụ ạ, cháu xin về ! (NCX, KH) .
Lạy cụ chúng cháu xin về ! (NCX, KH)
- c xin phép đi / về :
. Thôi nhé, tôi xin phép về trước !
. Bẩm xỉn phép cụ lớn, chúng tôi về sửa soạn mai cúng Phật. (TT, KH) . Bây giờ cháu xin phép cụ cháu về ! (NCX, KH)
- c xin phép Đ , c đi / về :
. Con xin phép bố mẹ, con ái ạ !. Thôi thếy xin phép bác cháu về ! (BĐH,HP, tr 55) .
Thôi, xin phép anh, tôi về. (BTX, HD, 238) . Cháu xin phép cô ! (Phim "Dòng đời"-tập 18)
- c xin phép (nhé ):
Thôi, cháu xin phép !
Các bác ở lại, tôi xin vô phép ! Cháu vô phép !
- c xin phép (nhé), c đi / về :
Thôi, xin phép . Tôi phải đi có chút việc! Thôi mình xỉn phép, mình phải đón con !
Tôi xin phép tôi về . (Phim "Dòng đời" - tập 18)
- c xin vô phép Đ , c đi / về :
Thôi thế chào ông. Cháu vô phép ông đi trước . Cháu vội lắm ! Tôi vô phép các bà, tôi về trước đây.
b.4) Kiểu 4 : Lời chào chia tay gián tiếp nhiều khi được hàm chứa trong lời chúc.
-Thượng lộ bình an nhé!
-Khoe nhé!
-Vui vẻ nhé !Ngủ ngon nha !
-Mai gặp lại nhé !
1.3. C ) Lời đáp
- Dùng các hô từ : ừ, ờ, vâng, dạ .
c : Thôi, em về ỉ Đ : Ừ !
c : Bố con đi đây !
Đ : ứ, con đi đi ! (DCNL, NMC, tr 83) - Lập lại hình thức chào của c :
c : Thôi chú về !
Đ : Chú về !
c : Xin phép bác cháu về !
Đ : ừ, thế cháu về nhé !
c : Thôi chúng tôi xin về !
c : Bây giờ cháu xin phép cụ cháu về ! (NCX, KH) Đ : Vang thì cô về !(NCX, KH)
- Dùng mô hình : ngôi đối + "lại nhà ạ" c : Tôi về đây !
Đ : Vâng, bác lại nhà ! (Phương ngôn Bắc)
c : Bẩm cụ con về ! Đ : Vâng. Anh lại nhà !
- Dùng mô hình : Không dám, chào + ngôi đối: c : Vậy chào cô nhé ! Chào cụ ạ !
Đ : Không dám, chào chị !
c : Lạy cụ lớn ạ!
Đ : Không dám, lạy cụ. (TT, KH) - Dùng những lời lẽ xã giao :