Giá trị của các nghi thức chào, mời, chúc mừng về mặt văn hóa – giao tiếp.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 69)

1. Ngôn ngữ và văn hoá.

1.1. Khái niệm văn hóa và đặc điểm của văn hóa Việt Nam.

Văn hóa là một khái niệm được hiểu theo nhiều góc độ : trình độ nhận thức của mỗi người, trình độ học vấn, giá trị vật chất, tinh thần của một dân tộc, trình độ ứng xử và thực sự chưa có một định nghĩa hoàn thiện về văn hóa.

Theo "Từ điển tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học do Hoàng Phê chủ biên thì văn hóa bao gồm các nghĩa như sau :

(1) : Tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử.

(2) : Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh thần.

(3) : Tri thức, kiến thức khoa học.

(4) : Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh.

(5) : Nền văn hóa của một thời kỳ cổ xưa, được xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật tìm thấy được có những đặc điểm giống nhau.

Những nét nghĩa trên không cho chúng ta một định nghĩa hoàn chỉnh, nhưng qua đó sự định hình về văn hóa được rõ nét.

"Thuật ngữ này (văn hóa) được các nhà nhân loại học sử dụng khác nhau nhưng bao giờ cũng nhằm vào đặc tính nào đấy của một cộng đồng, đặc biệt là những đặc tính nhờ chúng mà cộng đồng này phân biệt với cộng đồng khác" (R.A. Hudson , Sociolinguitics, 1980, dẫn theo Đỗ Hữu Châu)

"Văn hóa là tổng thể những hệ thông các tín hiệu khổng lồ mang tính thiết chế xã hội bao trùm lên moi họat động của moi cộng đồng người nhất định (...)" (Phạm Đức Dương - "Bức tranh ngôn ngữ Đông Nam Á" , Ngôn ngữ Đông Nam A trong giao lưu và phát triền, Thông tin chuyên đê -1996)

Văn hóa Việt Nam trong quá trình phát triển chịu nhiều ảnh hưởng từ các nền văn hóa lân bang như Trung Hoa, Ẩn Độ, Chiêm Thành và Chân Lạp rồi văn hóa của

các nước Phương Tây. Trước sự tấn công của văn hóa ngoại lai, nền tảng văn hóa Việt Nam không hề lung lay mà vẫn vững bền, ngày một phong phú và hiện đại: lựa chọn, lưu giữ những tinh hoa văn hóa nhân loại, biến đổi phù hợp với tâm hồn, cách nghĩ và cuộc sống con người Việt Nam. Những giá trị đặc biệt của nền văn hóa Việt Nam trong hàng ngàn hăm qua vẫn được bảo tồn, đó là :

-Tinh thần bất khuất dân tộc . -Yêu chuộng tự do, hòa bình.

-Tinh thần nhân ái, tôn trọng đạo đức, tín ngưỡng. -Kính trọng hiền tài.

-Lòng sùng kính Tổ tiên, thánh thần và các anh hùng dân tộc. -Tinh thần hòa hiếu và hiếu khách.

1.2. Quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.

3.1.2.1. Ngôn ngữ và văn hóa có mối quan hệ mật thiết. Có thể khái quát mối quan hệ đó qua các luận điểm sau :

a) về mặt hình thành, ngôn ngữ và văn hóa đều là những thiết chế xã hội mang tính ước định. Do vậy, hoạt động của chúng nằm trong quỹ đạo hoạt động của tín hiệu học.

b) Tuy ngôn ngữ - theo cách sắp xếp hình thức - là một bộ phận hợp thành của phạm trù văn hóa, nhưng thực ra nó là tiền đề chi phối vừa trực tiếp vừa sâu xa đối tương văn hóa. Chính vì thế, ngôn ngữ có thể đảm nhận chức năng giải mã cho tất cả các loại hình nghệ thuật (ngoài ngôn từ) của phạm vi văn hóa. Đồng thời cũng chính từ cơ sở này, ngôn ngữ có khả năng hóa thân thành tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, để phản ảnh một cách tổng hợp, tập trung và sinh động nhất bộ mặt văn hóa và đời sống tinh thần của cộng đồng.

c) Ngôn ngữ và văn hóa hòa đồng với nhau để phát triển theo nguyên tắc kế thừa truyền thống. Chính vì thế mà bản thân chúng chứa đựng nhiều đặc điểm riêng nhất về mặt sắc thái cộng đồng dân tộc.

d) Từ đó, khi là một phương tiện thúc đẩy văn hóa hướng tới văn minh, ngôn ngữ là một hoạt động mở ; và tuy hoạt động mở nhưng nó không dễ dàng "lai căng" hoặc mất gốc .

Ta có thể hình dung mối quan hệ giữa văn hoa và ngôn ngữ theo sơ đồ sau [ 2, 78] :

CẤU THÀNH

NGÔN NGỮ VĂN HÓA

PHẢN ÁNH

Ngôn ngữ có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với văn hóa. Ngôn ngữ là một thành tố của văn hóa, in đậm trong mình đặc thù dân tộc.Trong nhân chủng học xã hội, ngôn ngữ được coi là yếu tố hay bộ phận hữu cơ của văn hóa. Tuy vậy, ngôn ngữ là thành tố độc lập của văn hóa dân tộc, chiếm vị trí đặc biệt trong nền văn hóa bởi vì ngôn ngữ là phương tiện tất yếu là điều kiện cho sự nảy sinh, phát triển và hoạt động của các thành tố khác trong nền văn hóa. Ngôn ngữ là nơi lưu giữ và thể hiện rõ nhất đặc điểm của nền văn hóa dân tộc.

Ngôn ngữ là sản phẩm của văn hóa đồng thời cũng là một hợp phần thậm chí là hợp phần quan trọng nhất của văn hóa.

Ứng xử là một hợp phần của văn hóa. Giao tiếp bằng lời là hình thức ứng xử phổ biến nhất, có tính xã hội nhất, khơi nguồn cho các hình thức ứng xử khác. Mọi quan hệ giữa con người với con người trong xã hội đều bắt đầu bằng lời. [15]

Ngôn ngữ có vai trò lưu giữ và bảo tồn văn hóa dưới dạng lời nói và chữ viết. Mặt khác, ngôn ngữ cũng có vai trò quan trọng trong sáng tạo và phát triển văn hóa. Con đường sáng tạo và phát triển văn hóa được thực hiện gián tiếp. Bởi vì không có ngôn ngữ thì con người không thể tư duy, không thể đúc kết được những kinh nghiệm, kế thừa các thành tựu của quá khứ để tiếp tục sáng tạo và phát minh ra cái mới, để tiếp thu cái mới.

3.1.2.2. Ăng-ghen đã khẳng định "sau lao động và đồng thời với lao động là ngôn ngữ ". Ngôn ngữ là phương tiện, là cầu nối mở rộng giao lưu trao đổi, mở rộng tầm hiểu biết về văn hóa giữa các cá nhân, các cộng đồng.

Quá trình giao tiếp nảy sinh từ nhu cầu cuộc sống. Con người có thể tiến hành giao tiếp với nhau bằng nhiều hình thức, nhưng quan trọng nhất là bằng ngôn ngữ. Chính ngôn ngữ đã giúp con người thoát khỏi cuộc sống bản năng động vật để trở thành con người có ý thức, "con người xã hội". Con người chuyển sang hình thức giao tiếp mang tính xã hội có đặc thù tổ chức riêng, có cơ cấu hoạt động riêng .

Thông qua chức năng của mình, vai trò của ngôn ngữ đôi với văn hoa thể hiện ở ba khía cạnh :

-Ngôn ngữ là tập hợp các tri thức văn hóa, bao gồm những thông tin phản ánh thế giới và những tri thức về các đơn vị cùng các phạm trù và qui tắc hoạt động của ngôn ngữ.

-Ngôn ngữ là phương tiện biểu diễn các thành tố văn hóa khác (ngoài ngôn ngữ) của con người.

-Ngôn ngữ là công cụ thể hiện văn hoa giao tiếp, hiện thực hoa sự cần yếu của những quan hệ xã hội.

2. Giá tri của các nghi thức chào, mời, chúc mừng về mát văn hóa giao tiếp.

Nghi thức "chào, mời, chúc mừng" của người Việt là một bộ phận của văn hóa giao tiếp Việt Nam, mang sắc thái, đặc trưng, chuẩn mực của văn hóa giao tiếp Việt Nam.

2.1. Nghi thức chào.

a) Chào là một nghi thức xã giao đầu tiên, là phép lịch sự tối thiểu của bất kỳ cuộc giao tiếp nào trong đời sống, sinh hoạt hàng ngày. Đó là một tín hiệu giao tiếp thể hiện mối quan hệ tích cực, theo chiều hướng mở. Nó được phản ánh qua những biểu hiện, những cách thức cụ thể trước hết bằng ngôn ngữ. Và qua đó, có thể thấy rõ những qui ước, những tập quán, những cách thức chung thể hiện lời chào. Nhưng bên cạnh những nét chung, mỗi dân tộc lại có những hình thức chào hỏi mang bản sắc, tâm lý riêng .

b) Người Việt Nam ý thức rất rõ về giá trị của lời chào. Với đặc trưng của một đất nước thuần nông, người Việt Nam hiểu rõ giá trị vật chất, nhưng cũng chính qua

những gian nan, hiểm họa mà con người biết rõ sức mạnh của cái tình "tình làng, nghĩa xóm" . Cái tình ấy được thể hiện trong chính câu chào.

Ví dụ :

-Bà sang chơi !

-Được mùa phấn khởi chứ bà chủ ? Hôm nay cho tôi ăn cơm hay ăn cháo đây !

(MĐLNNM, NKT,268) Lời chào của người Việt đi vào ca dao như những bài học trong

xử thế:

- Gặp anh em cũng muốn chào Sợ rằng bác mẹ cây cao lá dày. - Không chào thì bỏ mà đi

Chào thì không biết tên chi mà chào.

Lời chào của người Việt không chỉ thể hiện tính nghi thức trong giao tiếp mà còn hàm chứa cả tâm hồn, tình cảm, quan hệ xã hội của con người. Người Việt không chỉ coi lời chào là một nghi thức xã giao mà còn là biểu hiện của nhân cách, đạo đức con người trong mối quan hệ với cộng đồng .

- "Lời chào cao hơn mâm cỗ"

- Gặp mặt em đây anh chẳng dám chào

- Sợ cha mẹ hỏi thằng nào biết con.

Nhiều khi người ta cũng phân vân , diễu cợt: - Không chào e ngái e xa

Chào thì e tốn năm ba miếng trầu.

Thế đấy, giá trị của lời chào có ý nghĩa trong đời sống, cuộc sống của mỗi người là hòa nhập vào cộng đồng không phải là tách xa cộng đồng, lời chào đưa con người xích lại gần nhau hơn.

c) Lời chào của người Việt thể hiện ở những thông tin về đối tượng được chào (đôi tượng giao tiếp), hoàn cảnh giao tiếp và thái độ của người chào.

Trong tiếng Việt lời chào bao giờ cũng hướng đến đối tượng cụ thể, lựa chọn lời chào phù hợp với từng hoàn cảnh giao tiếp và môi quan hệ của các cá nhân. Người ta có thể chào : (1)Chào anh ! (2)Anh đấy à ? (3)Anh! (4)Em chào anh ! (5) Anh đến rồi à ?

Lời chào (1) và (4) được dùng trong bất cứ cuộc giao tiếp nào, có thể khi gặp mặt hoặc lúc chia tay, thể hiện mức độ trung tính về mặt tình cảm. Lời chào (2) và (5) là lời chào gián tiếp được sử dụng trong tình huống giao tiếp không nghi lễ, thể hiện sự trung tính về tình cảm. Lời chào (3) được dùng trong những tình huống bất ngờ và giữa những người giao tiếp có mối quan hệ thân thiết. Các lời chào (2), (3) và (5) chỉ dùng khi gặp mặt mà thôi. Lời chào (1) và (4) được dùng khi gặp mặt và cả khi chia tay.

cl/ Đôi tượng giao tiếp :

+ Đôi tượng giao tiếp có vị thế cao hơn. + Đôi tượng giao tiếp có vị thế ngang hàng. + Đôi tượng giao tiếp có vị thế tháp hơn. Ví dụ;

(1) Chào bác! (2) Em chào bác!

Lời chào (1) được dùng khi vị thế của hai người ngang hàng nhau. Lời chào (2) được dùng khi vị thế của người chào tháp hơn vị thế của người được chào.

c2/ Hoàn cảnh giao tiếp :

+ Hoàn cảnh nghi lễ, trang trọng. + Hoàn cảnh bình thường.

+ Hoàn cảnh thân mật, thân thiện.

Ví dụ : (1) Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí ! (2)Xin chào các đồng chí !

(3)Chào các đồng chí !

Lời chào (1) được dùng trong các buổi lễ có tính long trọng, nghi thức, trong văn viết, khẩu hiệu. Lời chào (2) và (3) được dùng trong hoàn cảnh giao tiếp bình thường.

c3/ Thái độ giao tiếp :

+ Thái độ lịch sự, kính trọng . (Ví dụ : Con chào cụ ạ!)

+ Thái độ thân mật. (Ví dụ : Chào anh ! )

+ Vì phép xã giao. ( Ví dụ : Kính chào ông bà ! )

Cũng như nhiều dân tộc khác trên thế giới , lời chào của người Việt luôn gắn liền với điệu bộ, cử chỉ. Sự thể hiện điệu bộ, cử chỉ trong các nghi thức xã giao nói chung và trong nghi thức chào nói riêng góp phần cùng với ngôn ngữ thể hiện thái độ của người chào. Trong giao tiếp các nhân vật tham gia biết kết hợp hài hoa và phù hợp giữa lời chào với điệu bộ, cử chỉ. Chẳng hạn, trong giao tiếp mang tính lễ nghi, kèm theo lời chào : "Chào ông ! / Kính chào ông ! /Xin chào ! /Rất hân hạnh ! là hành động bắt tay, một cái bắt tay vừa đủ : không quá lỏng lẻo, không quá chặt, không quá lâu, không quá mau. Nếu sau câu chào mà cứ giữ nguyên cái bắt tay trong khi bắt sang những câu chuyện khác sẽ làm cho người đôi thoại thấy khó chịu và người kia sẽ bị đánh giá là không lịch sự, thiếu kiến thức xã giao. Một cái bắt tay lỏng lẻo khi chào làm cho người tiếp nhận mất thiện cảm vì sự lạnh nhạt thể hiện ra từ trong chính cái bắt tay. Hai người bạn thân lâu ngày mới gặp lại nhau khi chào ngoài những ngôn ngữ cần thiết, họ còn có thể ôm nhau, vỗ vào lưng nhau, nhấc bổng nhau, cười ha hả, hoặc một cái bắt tay rất lâu và rất chặt. Không vậy mà người Việt có thành ngữ "Tay bắt mặt mừng".

Có thể khẳng định cử chỉ, điệu bộ là hình thức giao tiếp không thể thiếu được trong nghi thức lời nói nói chung và nghi thức chào của người Việt nói riêng.

d) Lời chào của người Việt chịu sự qui định của tâm lý xã hội, tâm lý ngôn ngữ, nhưng đồng thời cũng chịu sự chi phôi của cá nhân. Lời chào của mỗi người là biểu hiện của ngôn ngữ, của đặc trưng tính cách, là tri thức văn hoa, là kiến thức giao tế của chính bản thân người đó. Cụ thể hơn lời chào thể hiện trong đó sự tri nhận về

chính bản thân đôi tượng. Chẳng hạn khi một người chào "Chào anh ỉ" , cùng một cái bắt tay và hơi cúi người, sẽ cho chúng ta một loạt thông tin : người nói có vị thế giao tiếp (vai giao tiếp) tháp hơn người nghe, là lời chào mở đầu hay kết thúc của một cuộc giao tiếp mang tính lễ nghi, người chào có sự hiểu biết về nghi thức xã giao. Cũng một câu chào "Chào anh !” kèm theo cách kéo dài và nhấn giọng ở từ "anh" cho chúng ta thây thái độ khó chịu của người chào đôi với người được chào.

Ngày nay cùng với bước tiến của xã hội, với sự giao thoa tiếp xúc nhiều nền văn hóa, mà nghi thức chào có những thay đổi. Sự thay đổi biểu hiện ở ngôn ngữ và cả những hành vi cử chỉ đi kèm. Chẳng hạn sự thay đổi ở việc sử dụng từ xưng hô : cách gọi "đồng chí " chỉ còn được dùng trong một số hoàn cảnh nào đó, phần lớn trong giao tiếp xã hội được thay bằng cách gọi gần gũi hơn "anh, chị, cô, chú, cháu" . Nhưng nhìn chung nghi thức chào như trên đã nói "đó là một tín hiệu giao tiếp thể hiện mối quan hệ tích cực, theo chiều hướng mở" nên cũng tiếp thu cái mới phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc, bỏ đi những cái không phù hợp. Chẳng hạn ngày nay, người Việt trong giao tiếp dù có vị thế giao tiếp thấp hơn người đối thoại nhưng khi chào không khom lưng, chắp tay mà nói "Lạy bà !" , "Bẩm ông !" nữa. Nghi thức chào trong xu hướng hiện nay đề cao vai trò con người. Mỗi người bình đẳng trong việc thực hiện các NTLN, sự nhún mình, cách nói khiêm xưng, kiểu cách là tự nguyện của người chào khi họ muốn thể hiện sự tôn trọng, tình cảm đối với người đối thoại.

2.2. Nghi thức mời.

a) Mời là một nghi thức lời nói, là sự biểu đạt tình cảm quí mến, trân trọng hiếu khách trong đời sông, sinh hoạt hàng ngày. Đó là một tín hiệu giao tiếp thể hiện mối quan hệ tích cực trong việc duy trì quan hệ. Nghi thức mời của người Việt được thể hiện chủ yếu bằng ngôn ngữ. Lời mời bao giờ cũng hướng đến một tình huống, nội dung sự việc cụ thể : dự tiệc, dự khai trương ...

Ví dụ : - Tối mai là sinh nhật mình, cậu đến nhà mình nhé ! - Mời ông bà xơi cơm ạ !

Người Việt Nam vốn sống gần gũi và rất coi trọng việc giữ gìn các mối quan hệ tốt với mọi thành viên trong cộng đồng. Chính điều này tạo nên đặc tính thích giao tiếp của người Việt. Tính thích giao tiếp của người Việt thể hiện ở hai đặc điểm là

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)