Nghi thức chào, mời, chúc mừng của ngườiViệt nhìn từ góc độ văn hóa

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 58 - 135)

II. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THỨC BIÊU ĐẠT NGHI THỨC CHÀO, MỜI, CHÚC

1. Nghi thức chào, mời, chúc mừng của ngườiViệt nhìn từ góc độ văn hóa

Người Việt vốn có truyền thống trọng lễ nghĩa nên từ ngàn xưa, ông cha ta đã đề cao " Lời chào cao hơn mâm cỗ" và răn dạy con cháu phải "đi thưa về trình". Lời chào được người Việt đặc biệt coi trọng. Nó mang một giá trị văn hóa tinh thần và dấu ấn ngôn ngữ dân tộc trong xử thế. Qua lời chào, người nghe có thể rút ra những nhận xét ban đầu về đối tác : trình độ, tính cách, kinh nghiệm giao tiếp. Nó là cơ sở xuất phát và có giá trị ảnh hưởng tới chất lượng các cuộc trao đổi tiếp theo .

Chào là một nghi thức bắt buộc phải có trong tất cả những cuộc giao tiếp ngôn ngữ. Chào có thể được biểu thị bằng ngôn ngữ (lời chào) hoặc bằng hành động như: vẫy tay, giơ tay, bắt tay, nháy mắt, gật đầu, mỉm cười, ôm hôn, ... hoặc kết hợp cả hai. Chào là dâu hiệu đầu tiên , mở đầu cho một cuộc tiếp xúc trao đổi.

Khi nghiên cứu về lời chào của người Việt, chúng ta thấy có một điểm khác biệt với cách chào của một số nước khác (như nước Anh chẳng hạn) ở chỗ người Việt khi chào, lời chào nhiều khi được thể hiện bằng hình thức hỏi : Bác mới sang chơi ? Anh vừa đến ? Chị đi chợ à ?. Cho nên, người Việt thường dùng từ chào hỏi khi nói

về lời chào trong giao tiếp. Một người không chào khi gặp người khác thì thường bị mắng là "Gặp ai miệng cứ câm như hến, chẳng chào hỏi gì cả". Như vậy, khái niệm chào và chào hỏi trong cách hiểu của người Việt về mặt nội dung, tác dụng thì chỉ là một, đây là nghi thức đầu tiên "mở màn" cho cuộc giao tiếp .

- Theo "Từ điển Tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên [84, 181] thì CHÀO có các nghĩa sau :

(1) Nói hoặc ra hiệu bằng các cử chỉ, tỏ lòng kính trọng, thái độ thân thiết.

(2) Mời khách ăn uống, mua bán.

- Theo "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên [83, 128], CHÀO có các nghĩa sau:

(1) Tỏ bằng lời nói hoặc cử chỉ thái độ kính trọng hoặc quan tâm đối với ai, khi gặp nhau hay khi từ biệt.

(2) Tỏ thái độ kính cẩn trước cái gì thiêng liêng, cao quí. (3) Mời ăn uống hoặc mua hàng.

Còn CHÀO HỎI có nghĩa là : Chào bằng lời nói khi gặp nhau.

Hành động chào tiêu biểu cho những hành động giao tiếp xã hội. Theo bảng phân loại của Austin thì chào thuộc nhóm ứng xử (behabitives), còn theo bảng phân loại của Searle thì chào thuộc nhóm biểu cảm (expressives). Hành động này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):

a. Điều kiện nội dung mệnh đề : (Không có nội dung mệnh đề) b. Điều kiện chuẩn bị

- C vừa gặp Đ hoặc vừa được giới thiệu với Đ . -Hoặc C và Đ sắp chia tay nhau.

c. Điều kiện chân thành : C cổ thiện chí và tôn trọng Đ.

d. Điều kiện căn bản : C bày tỏ thái độ lịch sự đối với Đ.

Chào là hành động diễn ra trước tiên trong một cuộc hội thoại nhằm tạo cho những người tham gia trong đó có một bầu không khí thân thiện, thoải mái, cởi mở. Chào-chào hỏi là tiền đề cho quá trình giao tiếp. Nó giúp cho cả người nói và người nghe bước vào giao tiếp một cách thiện chí và tôn trọng lẫn nhau. Trong cung cách chào cần thể hiện được thái độ chân thành, lịch sự và đặc biệt thể hiện được mong muốn hợp tác, thân thiện.

Chào hỏi là để khẳng định và thể hiện thái độ tốt đối với người đối thoại. Sự nhiệt tình, thân thiện hay lạnh nhạt đều thể hiện qua cung cách chào. Chẳng hạn, chúng ta có thể gặp một cung cách chào lạnh nhạt, hờ hững như trong đoạn văn sau : Mỗi lần gặp nhau ở ngoài đường, chúng tôi chỉ bắt tay nhau một cách rất lạnh lùng rồi ai đi đường nấy. (Đôi mắt, Nam Cao). Trong "Dấu chân người lính", Nguyễn Minh Châu miêu tả về một cách chào khác rất đặc biệt: " ... Những anh chưa quen

nhau thì nhìn nhau bằng cái mặt đần đần hoặc chỉ thấy cười, đó là cách chào hỏi làm quen" . Có trường hợp người ta không thích chào nhau, nhưng cũng có trường hợp người ta không biết nên chào nhau như thế nào. Chẳng hạn : Vào lúc ấy, Xuân Tóc Đỏ khép nép bước vào chào mọi người thì ai cũng gật đầu qua loa, ai cũng có vẻ nghĩ ngợi" (Số đỏ, Vũ Trọng Phụng) . Cũng có khi chúng ta bắt gặp một kiểu chào theo kiểu nhà binh : "Bỗng cánh cửa kẹt mở. Cả bọn cảnh sát đứng phắt dậy , phưỡn ngực , hếch miệng , giơ tay chào". (Bỉ vỏ, Nguyên Hồng) ; "Cường đứng nghiêm, anh

đưa tay lên vành mũ chào cấp trên theo đúng điều lệnh" (BTX, HD, 238)

Như vậy chào được thể hiện không chỉ bằng ngôn ngữ mà bằng cả hệ thống những kiểu, những cách thức được qui định (như chào trong quân đội, đội viên đội TNTP Hồ Chí Minh , chào cờ), những hành động được xã hội công nhận mà chúng ta gọi là các hành động phi ngôn ngữ (như ôm hôn, bắt tay, nghiêng mình, . . . ) Có rất nhiều cách chào nhưng chào bằng ngôn ngữ mới là vấn đề chúng ta quan tâm và miêu tả .

2. Nghi thức mời.

Mời tức là lời nói lịch sự yêu cầu người khác thực hiện một việc gì đó. Mời (hay mời mọc) trong đời sống của người Việt thể hiện thái độ thân thiện, lịch sự, sự tôn kính đối với người khác, lòng hiếu khách của người mời. Và nói cho cùng, lời mời nhằm thỏa mãn lợi ích cho cả hai bên (chủ yếu là lợi ích về mặt tình cảm).

- Theo "Từ điển Tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên thì MỜI có nghĩa : "Tỏ ý mong muốn, yêu cầu ai làm việc gì với thái độ trân trọng, lịch sự "

- Theo "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên thì MỜI có các nét nghĩa sau :

(1)Tỏ ý mong muốn, yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trân trọng.

Những cách giải thích trên thực sự chưa nói hết được giá trị tình cảm, mặt quan hệ xã hội của hành động mời, làm cho người ta (nhất là người nước ngoài khi học tiếng Việt) dễ lầm lẫn với hành động cầu khiến (như yêu cầu, đề nghị).

Hành động mời tiêu biểu cho những hành động bày tỏ thái độ cầu khiến một cách lịch sự. Theo bảng phân loại của Austin thì "mời" thuộc nhóm hành sử (exercitives), còn theo bảng phân loại của Searle thì mời thuộc nhóm điều khiển (directives). Hành động này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):

a. Điều kiện nội dung mệnh đề : Hành vi mà người nói đưa ra hướng người nghe thực hiện một hành động (gọi là M) mà hành động này thuận lợi cho cả hai bên .

b. Điều kiện chuẩn bị :

-Người nói cho rằng người nghe có khả năng thực hiện hành động M.

-Cả người nói (C) và người nghe (Đ) đều biết rằng nếu không có hành vi mời thì người nghe sẽ không tự thực hiện hành động M.

-Khi người nghe thực hiện hành động M sẽ đem lại sự thỏa mãn cho hai bên. c. Điều kiện chân thành : Người nói thực sự muốn người nghe thực hiện hành động M.

d. Điều kiện căn bản : Người nói hướng người nghe vào việc thực hiện hành động M.

Ví dụ : Một người khách (Đ) nhận được lời mời của bạn (C) : "Nhân dịp cháu thi đậu đại học, nhà tôi có tổ chức một bữa tiệc nhỏ, mời anh đến chung vui" . Trong trường hợp này chúng ta thấy các điều kiện như đã nêu ở trên được thỏa mãn : C và Đ có quan hệ thân thiết nên Đ mới được mời đến dự buổi tiệc gia đình này ; lời mời rất chân thành và Đ không thể từ chói; Đ đến dự càng tăng thêm sự thân thiết gắn bó giữa C và Đ ; đối với Đ, trước niềm vui của gia đình C nếu C không mời thì tất nhiên Đ không thể tự động mà tới cho dù giữa họ có quan hệ thân thiết. Dân gian Việt Nam có câu "Ăn có mời, làm có khiến " là vì vậy .

Trong cuộc thoại, "mời" là một"tham thoại phụ thuộc" [65], tham thoại đó chứa động từ ngữ vi "mời". Gọi là tham thoại phụ thuộc vì tham thoại này phụ thuộc

vào những tham thoại khác trong cuộc thoại. Nghĩa là lời mời được định hướng từ đích của cuộc thoại, hay đoạn thoại. Để có được tham thoại mời các tham thoại trước đó phải tạo tiền đề, cơ sở để tham thoại mời được tạo ra.

Mời là một hành động của lời nói mà đích hướng đến là người được mời (Đ) phải thực hiện việc M. Tuy vậy, kết quả giao tiếp sau hành động mời có thể thành công (nếu Đ nhận lời mời) và cũng có thể thất bại (nếu Đ từ chối lời mời).

Lời mời của người Việt chịu sự tác động, ảnh hưởng bởi bối cảnh giao tiếp, vị thế xã hội của các nhân vật. Cũng như nhiều dân tộc khác, sự nhiệt tình, lòng hiếu khách của dân tộc Việt Nam để lại dấu ấn đậm nét trong các nghi thức lời nói mà cụ thể là lời mời - nghi thức mời.

3. Nghi thức chúc mừng.

Trong dân gian có câu nói "Nỗi buồn được san sẻ, nỗi buồn giảm một nửa ; Niềm vui được chia sẻ, niềm vui nhân đôi".

Người Việt Nam có cách sống mang đậm tình nghĩa "tắt lửa tối đèn có nhau". Họ cùng nhau chia sẻ những ngọt bùi, đắng cay, niềm vui cũng như nỗi đau. Xuất phát từ cách sống trọng tình nghĩa ấy mà các hình thức chúc mừng, chúc tụng ra đời rồi cùng với thời gian dần dần chúng trở thành một hoạt động tinh thần không thể thiếu trong đời sống cộng đồng của người Việt Nam. Càng ngày chúng càng được hoàn thiện và trở thành một trong những NTLN trong giao tiếp ứng xử của người Việt.

Hành động chúc mừng hay chúc tụng tiêu biểu cho những hành vi giao tiếp xã hội. Chúc mừng là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó, là sự biểu lộ thái độ, tình cảm đối với người đối thoại. Theo bảng phân loại của Austin thì chúc mừng thuộc nhóm ứng xử (behabitives), còn theo bảng phân loại của Searle thì chúc mừng thuộc nhóm biểu cảm (expressives). Hành động này thỏa mãn các điều kiện sau (theo Searle):

a. Điều kiện nội dung mệnh đề : Hành động người nói (C) đưa ra đề cập đến sự việc đã xảy ra hoặc sẽ xảy ra mà cả hai đều mong đợi.

b. Điều kiện chuẩn bị -Sự việc (V) lầ có thực .

-Sự việc (V) liên quan đến người nghe (Đ).

-Người nói (C) và người nghe (Đ) đều biết về sự việc (V). c. Điều kiện chân thành : C thành tâm mong muốn V đến với Đ. d. Điều kiện căn bản : Cả hai cùng quan tâm, hướng tới V.

về mặt từ vựng : Chúc mừng là một từ kết hợp một yếu tố Hán (chúc) và một yếu tô" Việt (mừng).

- Theo "Từ điển Tiếng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên [84,176] thì :

CHÚC thì có nghĩa là : Nói lời cầu mong những điều may mắn, tốt lành đến với người khác.

MỪNG : có 2 nét nghĩa :

(1)Phấn chấn, vui sướng trong lòng.

(2)Bày tỏ tình cảm trước niềm vui của người khác, thường có quà cáp gửi tặng.

CHÚC MỪNG có nghĩa : Chúc nhân dịp vui nào đó.

- Theo "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phê chủ biên [83,242] thì CHÚC MỪNG có các nghĩa như sau :

CHÚC : Tỏ lời mong ước điều may mắn, tốt đẹp cho người khác. MỪNG : Có hai nét nghĩa :

(1) Có tâm trạng rất thích thú vì được như mong muốn, như cầu mong. (2) Bày tỏ bằng lời nói hay tặng phẩm, tình cảm của mình trước niềm

vui của người khác

CHÚC MỪNG : Chúc nhân dịp vui mừng.

Ở đây chúng ta cũng cần phân biệt hai khái niệm "chúc mừng" "chúc tụng". Chúc mừng là sự chia sẻ niềm vui trước một sự kiện nào đó. Còn Chúc tụng là sự thể hiện niềm mong muốn những điều tốt về một sự kiện nào đó sẽ đến với người khác.

Theo "Từ điển Tiêng Việt thông dụng" do Nguyễn Như Ý chủ biên và "Từ điển Tiếng Việt" do Hoàng Phe chủ biên thì CHÚC TỤNG là chúc mừng và ca ngợi.

Lời chúc mừng được sử dụng trong nhiều sự kiện trọng đại, trong những dịp vui lớn. Lời chúc được biến tướng ở những dạng thức khác nhau : "mừng tuổi", "mừng thọ", "đón mừng”, "ăn mừng”, ... Tuy những cách nói này không mang hoàn toàn nét nghĩa chúc mừng nhưng tự thân chúng đã phản ánh ý nghĩa chia vui với người khác về sự kiện được nêu ra .

Trong cuộc sống có vô vàn những dịp vui mà người ta có thể chúc mừng, nhưng người Việt vốn mới chỉ chịu ảnh hưởng của văn hóa phương Tây trong khoảng trên dưới 100 năm nay nên những dịp chúc mừng trong các ngày lễ theo dương lịch như ngày Lễ Tình nhân, Ngày của Mẹ, Ngày 8-3, Ngày Quốc Khánh, ... gần đây mới xuất hiện. Người Việt Nam do mang dấu ấn sâu sắc của nền văn hóa nông nghiệp lấy nông lịch và những quan điểm nhân sinh quan cuộc sống mang đậm chất nho giáo mà họ thường chúc mừng, chúc tụng nhau vào những dịp lễ tiết, những gì liên quan trực tiếp đến cuộc sống con người như thi đậu, sức khỏe hồi phục, tết nguyên đán, sinh con trai, khai trương cửa hàng, mừng thọ, mừng nhà mới, ...

Ví dụ :

-Chúc mừng năm mới !

-Mừng chị mẹ tròn con vuông !

-Chúc gia đình ta năm mới an khang mạnh khỏe !

-Năm mới, con chúc cụ sống lâu trăm tuổi !

-Chúc hai bác mạnh khỏe !

Chúng ta có thể nhận thấy chúc mừng là sự kết hợp "mừng" và "chúc" . Mừng là sự chia sẻ niềm vui với người khác, chúc là lời cầu mong những điều tốt đẹp cho người khác. Chúc tụng đồng nghĩa với chúc. Có thể nói trong chúc mừng bao hàm cả chúc tụng .

Như vậy giữa chúc mừng và chúc tụng không hoàn toàn giống nhau về mặt nội dung, nhưng giữa chúng đều mang chung một ý nghĩa : là các nghi thức lời nói thiên về giãi bày tình cảm, sự quan tâm, mong muôn sự tốt lành đối với người đối thoại

một cách thành ý. Chính vì lý do đó, trong phần nói về hành vi chúc mừng là bao gồm cả chúc mừng và chúc tụng. Và, chúng tôi xin được gọi chung là nghỉ thức chúc mừng của người Việt.

II. Yêu cầu của hành vi chào, mời, chúc mừng của người Việt.

1. Người tiến hành các nghi thức này phải có tri thức về đời sông, văn hóa, xã hội.

Để đảm bảo sự thành công trong giao tiếp những người tham gia giao tiếp cần phải có những hiểu biết chung về các lĩnh vực của đời sống, văn hóa, xã hội. Đó chính là tri thức nền.

Tri thức nền (background knowledge) là sự hiểu biết và khả năng cảm nhận các hiện tượng văn hóa của cả hai bên người nói và người nghe, là cơ sở đảm bảo thành công cho việc giao tiếp bằng ngôn ngữ. Tri thức nền là toàn bộ các tri thức được tích lũy và củng cố không chỉ qua ngôn ngữ, không chỉ trong các văn bản mà là sự thể hiện và vật chất hóa văn hóa, tóm lại là toàn bộ nền văn hóa, là tất cả sản phẩm của nền văn minh. Trên quan điểm một cộng đồng văn hóa nào đó, tri thức nền được coi là một yếu tố không lời của quá trình giao tiếp bằng lời, chúng hòa quyện vào nhau trong văn bản của một tác phẩm ngôn ngữ, trong đó có điều có thể giải thích được và cả những điều không giải thích ra. Tri thức nền có trong sự hiểu biết của đông đảo quần chúng. Tri thức nền là tổng thể của các tri thức có tính chất văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lí và dụng học mà người bản ngữ phải nắm được. Tri thức nền tạo cho mỗi người kho kinh nghiệm phong phú về cuộc sống, xã hội, thiếu chúng thì giao tiếp không thể thực hiện được.

Dân gian Việt Nam vẫn thường dạy bảo cháu con : "Tiên học lễ, hậu học văn".

Lễ, theo nghĩa hẹp là những hành vi tiến hành theo qui tắc nhất định và một tiến trình nhất định, mang tính xã hội, ở phạm vi nhất định như cưới hỏi, tang ma, tiếp khách.. . Lễ theo nghĩa hẹp được hiểu là lễ nghi. Lễ, theo nghĩa rộng được hiểu là những hành vi tiến hành theo những qui tắc giao tiếp xã hội.

Hiểu biết và có vốn kiến thức về "lễ" giúp chúng ta hòa nhập có kết quả vào

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 58 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)