Khái niệm nghi thức lời nói

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 47 - 49)

III. Nghi thức lời nói của người Việt

1. Khái niệm nghi thức lời nói

Khi nói đến nghi thức lời nói, chúng ta cần tìm hiểu thế nào là nghi thức và nghi thức lời nói.

(a) Nghi thức là một từ ghép hai yếu tố Hán Việt: NGHI và THỨC.

Theo "Từ điển từ Hán Việt" của Phan Văn Các thì NGHI (儀) là hình thức, dáng vẻ, khuôn mẫu, như trong các từ lễ nghi, uy nghi, mẫu nghi ; còn THỨC (

式 ) là kiểu cách, như trong các từ cách thức, dạng thức, thể thức.

Theo "Từ điển Tiếng Việt" của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) thì NGHI THỨC là toàn bộ nói chung những điều qui định theo qui ước xã hội hoặc thói quen cần phải làm đúng để đảm bảo tính nghiêm túc của sự giao tiếp hoặc một buổi lễ, chẳng hạn như nghi thức lời nói, nghi thức xã giao, nghi thức ngoại giao.

Như vậy, nghi thức là một hệ thống phức tạp các dấu hiệu chỉ ra trong quá trình giao tiếp (bằng lời nói và dâu hiệu) được mọi người trong xã hội chấp nhận và tuân theo. Chẳng hạn : nghi thức chào cờ của đội viên , nghi thức chào cờ của công an, nghi thức ngoại giao, nghi thức giao tiếp, ... Việc thực hiện các nghi thức thể hiện được thái độ của người thực hiện đối với người đối thoại.

(b) Nghi thức lời nói (NTLN) là một thuật ngữ ngôn ngữ học mới xuất hiện trong thời gian gần đây khi ngôn ngữ học bắt đầu quan tâm nghiên cứu lời nói. NTLN có quan hệ với khái niệm nghi thức.

Theo "Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học" ( Nguyễn Như Ý chủ biên) thì NGHI THỨC LỜI NÓI là những quỉ định bắt buộc về hành vi nói năng.

NTLN dùng tiếng nói để phục vụ cho nghi thức ứng xử và bao hàm không những một khu vực rộng lớn các động hình giao tiếp thường gặp trong các tình huống thay đổi mà cả khu vực hẹp các động hình trong phạm vi xưng hô, chào hỏi, làm quen, chia tay, chúc mừng, cám ơn, mời mọc ... và nhiều trường hợp khác nữa.

Nghi thức lời nói là thói quen được chế ước văn hóa cao biểu hiện bằng các hành vi mang tính khuôn thức vừa thuộc về ngôn ngữ vừa nằm ngoài ngôn ngữ. [6,...]

Trong cuốn "Nghi thức lời nói Nga" Ni Formanovskaija đã nêu lên một khái niệm khá đầy đủ về NTLN. Theo bà, NTLN là "Những qui tắc ứng xử lời nói đặc trưng của từng dân tộc được dùng trong các tình huống có những người đối thoại đang tiếp xúc và giao tiếp với giọng điệu được lựa chọn phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, với các dâu hiệu xã hội của những người đối thoại và của các mối quan hệ giữa họ với nhau, và được biến thành các động hình giao tiếp" [24,7]

Nghi thức lới nói gắn bó chặt chẽ với các phát ngôn ngữ vi

Như vậy, NTLN là hệ thống những công thức tương đối vững bền mang tính đặc thù dân tộc được thừa nhận nhằm thiết lập môi quan hệ giữa các thành viên tham gia giao tiếp trong một tổng thể ước lệ.

Xã hội đặt ra những hình thức lễ nghi ứng xử, trong đó có cả những ứng xử lời nói, mỗi khi thiết lập và duy trì sự tiếp xúc với người đối thoại và đòi hỏi những người bản ngữ phải tuân thủ các qui tắc ấy. Ngay từ nhỏ người ta đã được dạy cách dùng các nghi thức đó và những phản ứng đối với những hành động không tuân theo các qui tắc ấy. Chả thế mà người Việt có câu :

- Học ăn, học nói, học gói, học mở.

- An coi nồi, ngồi coi hướng .

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

- Chẳng được miếng thịt miếng xôi

- Cũng được lời nói cho nguôi tấm lòng.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ trong nghi thức chào, mời, chúc mừng của người việt (Trang 47 - 49)