Các giải pháp quản lý ĐNGV tại các trường THPT tỉnh BR – VT

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 94 - 117)

3.2.1. Giải pháp 1: Quy hoạch, tuyển dụng ĐNGV phù hợp với tình hình nhà trường

Mục đích

Đảm bảo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng, hạn chế tối đa việc thừa và thiếu GV, giảm việc dạy vượt tiêu chuẩn và chưa đủ chuẩn.

Tuyển dụng được GV đúng tiêu chuẩn, đạt yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, có phẩm chất chính trị , đạo đức lối sống và có đủ điều kiện sức khỏe tốt.

Lập quy hoạch, tuyển dụng ĐNGV còn nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu về chất lượng giáo dục ngày càng cao.

Nội dung giải pháp và phương hướng thực hiện

- Theo dõi thông tin về tư tưởng GV nhằm có định hướng kịp thời

Hiệu trưởng thông qua nhiều kênh thông tin kết hợp với tình hình thực tiễn nắm được tư tưởng ĐNGV về việc thuyên chuyển công tác, nhất là các trường vùng huyện, đa số GV có xu hướng chuyển về các trường lớn khi đủ điều kiện. Điều này làm cho các trường vùng huyện thường xuyên bị động về số lượng, chưa kể chất lượng của trường bị giảm sút do GV có kinh nghiệm đã chuyển đi. HT cần biết các thông tin này để chủ động xây dựng kế hoạch nhân sự cho đơn vị, cũng như có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế thừa cho phù hợp.

- Nhận định có cơ sở về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV

Thông qua công tác dự giờ, thăm lớp, kết quả điểm số học sinh qua các kì thi, kì kiểm tra chung cũng như kết quả kiểm tra, đánh giá GV hàng năm để có nhận định về thực trạng ĐNGV tại đơn vị, từ đó có kế hoạch phân công nhiệm vụ, cũng như kế hoạch đào tạo bồi dưỡng phù hợp.

- Dự báo nhu cầu và xây dựng kế hoạch phát triển GV từ 1-5 năm

Để làm tốt công tác dự báo, các HT phải chú ý đến các yếu tố: GV chuyển sang công tác khác, GV nghỉ hưu, GV đủ điều kiện thuyên chuyển, GV cử đi học trên chuẩn, tình hình học sinh các cấp trong khu vực tình hình học sinh các cấp trong khu vực và một số tổ cần tăng cường nhân tố do các thành viên trong tổ năng lực còn hạn chế, ..Trong việc lập kế hoạch HT cần có cái nhìn xa, nhìn tổng thể, đồng bộ, tập trung vào trọng tâm, trọng điểm, hạn chế tối đa việc lập kế hoạch để đối phó với cấp trên.

- Mỗi nhà trường cần xây dựng tiêu chí tuyển dụng riêng và thực hiện đúng

Ngoài việc tuân thủ các quy định chung về tuyển dụng GV được ban hành, các trường cần xây dựng tiêu chí tuyển dụng riêng. Thực tế việc xét tuyển dựa trên hồ sơ dẫn đến tình trạng nhà trường chưa đánh giá chính xác thực lực của một bộ phận nhỏ GV dự tuyển, đặc biệt là về chất lượng giảng dạy của GV. Các HT cần kiến nghị với cấp trên được giao toàn quyền trong việc tuyển GV và tự chịu trách nhiệm về việc tuyển dụng GV của mình. Khi được toàn quyền tự chủ, trong công tác tuyển dụng GV, HT cần lưu ý hai vấn đề:

+ Lập quy trình tuyển dụng cho nhà trường, quy trình này do Hội đồng tư vấn thành lập. Để việc đánh giá khách quan, toàn diện hơn, nhà trường cần chú ý nhiều đến việc đánh giá chất lượng giảng dạy của GV sau thời gian thử việc theo hợp đồng, nếu GV đạt yêu cầu sẽ được tuyển dụng. Cách đánh giá này vừa thỏa mãn yêu cầu nhà trường vừa công bằng đối với người dự tuyển, nhất là trong tình hình số lượng GV mới hiện nay khá lớn.

+ Lập Hội đồng tuyển dụng có đầy đủ các tổ chức trong nhà trường, các tổ trưởng chuyên môn, HT, PHT. GV được tuyển dụng phải nhận được sự nhất trí cao của toàn thể Hội đồng, chứ không phải của HT các nhà trường.

Thực hiện được những yêu cầu này sẽ giúp việc tuyển dụng GV mới diễn ra khách quan và công bằng.

3.2.2. Giải pháp 2: Sử dụng GV hợp lý, hợp tình tạo điều kiện tốt nhất để GV hoàn thành nhiệm vụ

Mục đích, yêu cầu

Bố trí GV phải đúng với năng lực, sở trường, điều kiện hoàn cảnh, nguyện vọng giúp họ an tâm với công việc, phát huy năng lực bản thân.

Bố trí GV đảm bảo đúng quy định của luật giáo dục là được giảng dạy đúng chuyên ngành đào tạo.

Phân công GV đúng định mức lao động, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ cho GV theo quy định.

Nội dung biện pháp và phương hướng thực hiện

- Đặt đúng người, đúng việc

Thực hiện tốt việc sử dụng ĐNGV sẽ phát huy được năng lực và khuyến khích được khả năng sáng tạo. Phương châm căn cứ vào công việc để tìm người chứ không phải tìm người rồi mới tìm việc.

Bố trí, sử dụng ĐNGV phải có sự kết hợp hài hòa giữa những GV lớn tuổi giàu kinh nghiệm với GV trẻ nhằm bổ sung cho nhau tạo dựng được tập thể vững mạnh, đoàn kết thống nhất, vừa phát huy được khả năng sáng tạo từng cá nhân, vừa phát huy được sức mạnh của tập thể.

Khí bố trí sử dụng đội ngũ cần lưu ý đến tâm tư, nguyện vọng hoàn cảnh của từng cá nhân.

- Phân công công việc phải công tâm, sáng suốt bảo đảm chất lượng giáo dục, hài hòa quyền lợi GV và học sinh

Điều kiện để thực hiện được việc bố trí, phân công lao động hợp lý là phải có sự thống nhất quan điểm trong việc phân công, bố trí sử dụng ĐNGV trong toàn thể Hội đồng sư phạm. Cần có sự nhìn nhận, đánh giá chính xác về

khả năng, năng lực, ý thức trách nhiệm đối với công việc, với HS, với mục tiêu của nhà trường thông qua công tác kiểm tra, đánh giá thực tiễn. Tuyệt đối tránh tình trạng ưu ái một vài cá nhân trong phân công, vì điều đó sẽ gây nên sự mất đoàn kết nội bộ. HT các trường cần tạo điều kiện tốt nhất để tất cả GV hoàn thành nhiệm vụ.

Các chế độ, chính sách của GV phải được thực hiện đúng và đầy đủ theo quy định, ngoài ra còn có những chế độ ưu tiên khuyến khích về vật chất cũng như tinh thần tạo động lực cho họ hoàn thành tốt công việc được giao.

3.2.3. Giải pháp 3: Tăng cường kiểm tra hoạt động sư phạm của GV để kịp thời điều chỉnh

Mục đích

Xem xét thực tiễn trên cơ sở thông tin cụ thể về nội dung, chất lượng, về tổ chức các hoạt động sư phạm để đưa ra những biện pháp quản lý phù hợp nhằm khuyến khích những nhân tố tích cực đồng thời chỉ ra những thiếu sót, sai lệch để đưa ra những quyết định điều chỉnh nhằm giúp ĐNGV hoàn thành nhiệm vụ, cũng như đánh giá GV một cách đầy đủ.

Ngăn ngừa việc GV vi phạm các nội dung quy định về hoạt động sư phạm.

Nội dung biện pháp và phương hướng thực hiện

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của GV

Kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của ĐNGV để kịp thời điều chỉnh những sai lệch trong quá trình thực hiện là việc làm thường xuyên của HT. Việc kiểm tra tập trung vào các vấn đề sau đây:

+ Kiểm tra sổ báo giảng: HT phân công PHT phụ trách chuyên môn kiểm tra sổ báo giảng vào thứ hai hàng tuần để nắm kế hoạch dạy học của GV trong tuần.

+ Kiểm tra sổ đầu bài: HT phân công PHT phụ trách chuyên môn kiểm tra sổ đầu bài vào chiều thứ bảy hàng tuần. Trong quá trình kiểm tra cần kết hợp việc kiểm tra sổ báo giảng, sổ đầu bài, vở ghi chép của HS để đánh giá chính xác việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy của ĐNGV.

+ Kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học: Với tinh thần tăng cường việc sử dụng thiết bị giáo dục, đồ dùng dạy học, khai thác triệt để cơ sở vật chất nhà trường để đảm bảo việc dạy học có chất lượng. Vào đầu năm học HT yêu cầu các tổ xây dựng kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học, kế hoạch thực hành thí nghiệm các bộ môn Lý, Hóa, Sinh, các ý kiến đề nghị về việc trang bị đồ dùng dạy học, mua sắm hóa chất, dụng cụ thí nghiệm...Trên cơ sở đó, HT và các PHT xây dựng kế hoạch kiểm tra và phân công PHT phụ trách chuyên môn kiểm tra đột xuất, định kì. Hàng tháng có tổng kết, nhận xét, đánh giá công tác này trong các cuộc họp giao ban đầu tháng, kịp thời khắc phục hạn chế và phát huy những mặt tích cực.

- Tăng cường dự giờ, thăm lớp đột xuất, định kì

Kết quả hoạt động sư phạm của GV thể hiện nhiều ở chất lượng giờ lên lớp. Việc tăng cường dự giờ của các tổ trưởng chuyên môn và HT, PHT sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của GV. Theo quy chế đánh giá xếp loại GV quy định mỗi năm dự giờ ít nhất 2 tiết/GV THPT. HT cần phân cấp cho tổ trưởng chuyên môn dự ít nhất một tiết/ GV/ năm, còn lại các HT và PHT trực tiếp dự. Có thể kết hợp các hình thức dự giờ như sau:

+ Để khắc phục tình trạng HT, PHT chỉ có kiến thức ở một bộ môn nên việc dự giờ song song hai hay nhiều GV trong cùng một bài dạy nhằm phát hiện năng lực của từng GV, cũng như tính hiệu quả của phương pháp mà GV chọn.

+ Dự giờ theo kế hoạch để đánh giá năng lực cao nhất mà GV có thể đạt được khi có điều kiện chuẩn bị chu đáo nhất.

+ Dự giờ đột xuất để đánh giá việc chuẩn bị bài dạy, năng lực GV trong điều kiện bình thường.

Cần có cuộc họp riêng về vấn đề dự giờ giữa HT, PHT chuyên môn và các tổ trưởng, nhằm đảm bảo tính toàn diện, khách quan và chính xác trong cách đánh giá năng lực của ĐNGV, từ đó xây dựng, bổ sung chuẩn đánh giá cho từng bộ. Các kết quả đánh giá cần qui về một mối để làm cơ sở cho việc đánh giá, xếp loại cuối năm. Ngoài ra, để ĐNGV nhà trường thực hiện đúng quy định về số tiết dự giờ cũng như tạo điều kiện cho ĐNGV có điều kiện học tập lẫn nhau góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, HT nên tùy tình hình thực tế của nhà trường nên quy định rõ một số vấn đề sau đây vào đầu năm học:

+ Số giờ mỗi GV phải dự trong từng tháng

+ Trên cơ sở đó GV lập kế hoạch dự giờ và nộp HT duyệt kế hoạch. + Để tránh tình trạng GV không thực hiện và việc thực hiện không đồng đều giữa các tổ dẫn đến việc đánh giá không khách quan, vì vậy việc kiểm tra phải tiến hành chặt chẽ nên kiểm tra sổ dự giờ của người dự, thời khóa biểu của người dự và người dạy, vở ghi chép của học sinh.

- Thông qua điểm số các kì kiểm tra, kì thi chung để đánh giá GV từ đó có những biện pháp tư vấn, thúc đẩy

Để đánh giá chất lượng giảng dạy của GV, việc học tập của HS và ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong ĐNGV về vấn đề dạy thêm, học thêm với việc ra đề kiểm tra trong lớp, các nhà trường cần tiến hành kiểm tra chung đề cho mỗi môn, mỗi khối. Vào mỗi đầu năm học, HT cần thống nhất với các tổ trưởng chuyên môn nội dung này và có những qui định cụ thể:

+ Nhà trường gửi điểm số cuối năm từng bộ môn của HS đến GV giảng dạy.

+ Các tổ nộp lịch kiểm tra 15 phút, kiểm tra 1 tiết từng học kì cho PHT phụ trách chuyên môn để xây dựng lịch kiểm tra chung cho toàn trường.

+ Nộp kế hoạch phân công GV phụ trách bộ môn từng khối

+ Quy định quy trình ra đề kiểm tra: họp tổ thống nhất nội dung đề kiểm tra, thời gian ra đề, cách ra đề.

+ Quy định về người coi kiểm tra

+ Quy định về việc chấm bài kiểm tra: bài kiểm tra sẽ được cắt phách, khi phân công GV chấm bài lưu ý không để GV chấm bài lớp mình dạy. Bộ phận phụ trách chỉ giao bài cho GV chấm khi nhận được biên bản họp thống nhất đáp án từ tổ.

+ Trong vòng một tuần từ khi nhận bài chấm, GV phải gửi bài cho bộ phận nhập điểm và nhận lại để trả bài và sửa bài cho HS để các em thấy được sai sót của mình cũng như có sự phản hồi về điểm số với thầy cô. GV ghi nhận, thu lại bài và báo cáo PHT chuyên môn để giải quyết.

Bộ phận nhập điểm sau khi nhập xong sẽ thống kê số liệu kết quả từng lớp, từng GV theo yêu cầu của HT, HT xem bảng thống kê có nhận xét, đánh giá cụ thể, so sánh kết quả đầu năm so với kết quả hiện tại, giữa GV này với GV khác, giữa lớp này với lớp khác...để kịp thời điều chỉnh việc dạy, việc học và các vấn đề khác có thể làm ảnh hưởng đến kết quả trên. Kết quả thi học kì cũng được dùng làm cơ sở để đánh giá GV một cách khách quan và công bằng hơn do Sở GD&ĐT ra đề thi chung cho toàn tỉnh.

- Định kì kiểm tra công tác chủ nhiệm lớp

GV chủ nhiệm chiếm vị trí trung tâm, trụ cột trong quá trình giáo dục HS. Là cầu nối giữa tập thể HS với các tổ chức trong và ngoài nhà trường, là người dẫn dắt HS tham gia các hoạt động nhà trường và xã hội. Công tác chủ nhiệm thực hiện tốt sẽ tạo được nề nếp, kỷ cương trong nhà trường, giáo dục các em ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm của bản thân, thúc đẩy quá trình

học tập. Với ý nghĩa quan trọng đó, HT các nhà trường cần quan tâm đúng mức vấn đề này, cần có kế hoạch kiểm tra định kì công tác chủ nhiệm lớp cũng như theo dõi thường xuyên vấn đề này.

Ngoài việc kiểm tra hồ sơ, sổ sách, kế hoạch định kì theo quy định (HT phân công cho PHT phụ trách kiểm tra), HT, PHT cần đột xuất dự giờ sinh hoạt chủ nhiệm vào cuối tuần để đánh giá chất lượng việc thực hiện công tác chủ nhiệm một cách khách quan, toàn diện hơn. Hàng tháng tổ chức họp tổng kết công tác chủ nhiệm, đánh giá những mặt làm được, chưa làm được để kịp thời khắc phục, GV nào làm tốt, chưa tốt để ĐNGV chủ nhiệm có cơ hội học tập lẫn nhau cùng tiến bộ.

Công tác kiểm tra cần đi vào những nội dung cụ thể như sau:

+ Việc thực hiện nội quy nhà trường của HS (kết hợp kết quả thi đua hàng tuần của lớp).

+ Các biện pháp giáo dục đạo đức cho HS, giáo dục HS cá biệt.

+ Phối hợp Đoàn thanh niên, với cộng đồng tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh như: hoạt động từ thiện, bảo vệ môi trường, phòng chống các tệ nạn... Những hoạt động này có tác dụng giáo dục HS trong quá trình phát triển nhân cách của con người toàn diện.

+ Tổ chức các phong trào thi đua của lớp và việc tham gia các hoạt động trong nhà trường.

+ Sự phối hợp với gia đình HS, hội cha mẹ HS lớp mình trong việc giáo dục và tổ chức các hoạt động nhằm khuyến khích sự nỗ lực học tập của HS.

Mỗi học kì cần tổng kết công tác chủ nhiệm, đưa ra những GV điển hình tiên tiến vừa động viên được người làm tốt, vừa có thể nhân rộng được mô hình cho toàn trường.

- Thường xuyên nhắc nhở GV cách ứng xử với học sinh và đạo đức nghề nghiệp

Nhà trường là nơi giáo dục toàn diện cho HS. Người thầy giáo có vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cũng như định hướng, bồi dưỡng và hình thành nhân cách cho HS. Nhất là trong tình hình hiện nay, các thầy cô giáo trong quá trình giảng dạy cần phải vừa động viên, khuyến khích những thành công của các em, vừa uốn nắn những hành vi chưa đúng, giúp

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 94 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)