Đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 62 - 69)

a- Thực trạng về cơ cấu

Bảng 2.6: Thống kê giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác của ĐNGV tại các trường THPT mà tác giả khảo sát năm học 2011-2012

Trường Số

GV

Giới tính Độ tuổi (tuổi) Thâm niên công tác

Nam Nữ 20- 29 30- 39 40- 49 50- 55 >55 1- 5 6- 10 11- 15 16- 20 >20 Nguyễn Văn Cừ 66 32 34 31 29 5 0 1 32 25 8 0 1

Đinh Tiên Hoàng 76 17 59 7 38 13 13 5 4 22 20 6 24

Dương Bạch Mai 55 26 29 32 17 1 1 4 30 18 5 0 2 Xuyên Mộc 84 34 50 20 37 16 10 1 21 23 13 15 12 Trần Văn Quan 68 24 44 28 29 5 4 2 28 22 6 4 8 Bà Rịa 71 29 42 16 40 9 4 3 17 28 9 10 8 Võ Thị Sáu 63 21 42 33 25 2 3 0 31 23 4 1 4 Tổng 483 183 300 167 215 51 35 16 163 161 65 36 59 37.9 62.1 34.6 44.5 10.6 7.25 3.31 33.7 33.3 13.4 7.4 12.2 Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh BR - VT

Về giới tính: Tỷ lệ GV nam và nữ tại các trường không cân đối, ở mỗi trường tỷ lệ GV nữ đều lớn hơn tỷ lệ GV nam, thậm chí có trường GV nữ gấp 3 lần GV nam. Tính chung cả 7 trường khảo sát thì số GV nữ gấp 1.63 lần GV nam.

Về độ tuổi: Độ tuổi của ĐNGV THPT ngày càng được trẻ hóa, số GV ở độ tuổi dưới 40 chiếm 79.1%. Số GV ở độ tuổi từ 30 đến dưới 50 chiếm 55.1%, đây thực sự là một thuận lợi lớn vì ở độ tuổi này GV đã đạt độ chín về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Về thâm niên: Tỷ lệ GV có thâm niên từ 1– 5 năm chiếm tỷ lệ là 33.7%, từ 6 – 10 năm chiếm 33.3% và từ 11 năm trở đi chiếm 33%. Ba lực

lượng trên có sự cân đối, hài hòa do đó sẽ hỗ trợ tốt cho nhau trong công tác giảng dạy cũng như tạo sự kế thừa trong ĐNGV.

b - Thực trạng về chất lượng

Bảng 2.7: Thống kê trình độ của ĐNGV tại các trường THPT mà tác giả khảo sát năm học 2011-2012 Trường Số GV/ Số GV là ĐV Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học SC TC Th.s ĐH ĐH CĐ Ch.C ĐH CĐ Ch.C Nguyễn Văn Cừ 66 /8 66 2 64 8 22 4 26

Đinh Tiên Hoàng 76/12 76 1 73 9 6 3 73

Dương Bạch Mai 55/11 55 0 51 4 5 2 52 Xuyên Mộc 84/33 84 5 81 10 9 5 8 Trần Văn Quan 68/20 68 2 64 7 61 6 60 Bà Rịa 71/17 71 3 65 8 11 8 63 Võ Thị Sáu 63/13 63 2 61 7 13 3 16 Tổng 483/114 483 15 468 53 127 31 298 Nguồn: Phòng Tổ chức-Cán bộ Sở GD& ĐT tỉnh BR – VT Bảng 2.8: Thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của ĐNGV tại các trường

THPT mà tác giả khảo sát

Nội dung Mức độ đánh giá

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống TB 88,06 9,60 1,46 0,00 ĐLTC 16,28 8,58 7,41 0,00

Phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống của ĐNGV

Phẩm chất chính trị là yếu tố quan trọng giúp người GV có bản lĩnh vững vàng trước những biến động của lịch sử. Đây là cơ sở nền tảng đề người GV thực hiện việc giáo dục toàn diện, định hướng xây dựng nhân cách cho học sinh một cách có hiệu quả.

Trong những năm qua, mặc dù kinh tế xã hội của đất nước nói chung và tỉnh BR – VT nói riêng có nhiều biến động, nhưng ĐNGV phần lớn vẫn

giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của người GV - họ vẫn tâm huyết với nghề, bám trường, bám lớp và là tấm gương cho HS noi theo.

Bảng thống kê về trình độ và thực trạng về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của ĐNGV ở bảng 2.8 và 2.9 cho thấy, công tác phát triển Đảng viên trong nhà trường được chú trọng, công tác bồi dưỡng, rèn luyện chính trị, tư tưởng cho ĐNGV được quan tâm. Đa số GV nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ chính trị của bản thân, tuy nhiên vẫn còn một số ít GV có xu hướng chăm lo lợi ích cá nhân, lo dạy thêm, thiếu quan tâm đến phong trào chung của nhà trường và xã hội.

Về trình độ chuyên môn

Để có ĐNGV chất lượng cao trước hết phải chú ý đến trình độ của đội ngũ bởi trình độ đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đội ngũ. Trong những năm qua việc đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiêp vụ cho ĐNGV THPT được sự quan tâm của sở GD&ĐT. Hình thức liên kết giáo dục giữa các trường ĐH trong nước đã mang lại những hiệu qủa nhất định trong việc nâng cao chất lượng ĐNGV. Điển hình là trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, trường Cán bộ quản lý GD&ĐT Trung ương II và trường ĐHSP Huế liên tục mở các lớp bồi dưỡng để nâng cao chất lượng GV bằng nhiều hình thức như bồi dưỡng theo chuyên đề, bồi dưỡng đổi mới phương pháp giảng dạy…

Số liệu thống kê cho thấy 100% GV tại các trường THPT được khảo sát đều đạt chuẩn. Tuy nhiên, số lượng GV trên chuẩn còn rất thấp chỉ đạt 3.1%.

Bên cạnh đó, ngoại ngữ, tin học là công cụ rất cần thiết để GV tiếp cận tri thức khoa học tiên tiến, tăng cường hợp tác và giao lưu quốc tế nhằm nâng cao năng lực giảng dạy trong thời kì công nghệ thông tin, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực có trình độ cao. Qua khảo sát, hầu hết ĐNGV tại các trường rất tích cực trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, đặc biệt là tin

học. Cụ thể: về trình độ ngoại ngữ, có 37.3% GV có bằng đại học và chứng chỉ; về tin học có 68.1% GV có chứng chỉ A,B,C trở lên

Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ

Bảng 2.9: Thực trạng về chất lượng ĐNGV tại các trường mà tác giả khảo sát

TT Nội dung Mức độ đánh giá

Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%)

1 Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

TB 60,37 28,44 9,74 0,20 ĐLTC 29,75 26,40 15,13 1,59 2 Năng lực dạy học TB 62,76 28,90 6,89 0,20 ĐLTC 24,30 22,32 7,40 1,42 3 Năng lực hoạt động chính trị, xã hội TB 42,43 35,29 19,10 0,71 ĐLTC 27,29 25,03 20,17 3,04 4 Năng lực phát triển nghề nghiệp TB 61,67 28,59 6,90 0,36 ĐLTC 26,30 21,34 10,39 2,29

Căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2.10 và qua phỏng vấn tác giả có những nhận xét sau:

Về năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, mức khá, tốt đạt 88,81%. Như vậy, đa số GV có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu, đặc điểm của học sinh cũng như điều kiện giáo dục trong nhà trường, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương. GV biết cách sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.

Về năng lực dạy học (bao gồm việc xây dựng kế hoạch dạy học, việc đảm bảo kiến thức, chương trình môn học, vận dụng các phương pháp dạy học, phương tiện dạy học, xây dựng môi trường học tập, việc quản lý hồ sơ dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS) có 91.66% ở mức khá, tốt, tuy nhiên vẫn còn một bộ phận nhỏ chỉ dừng ở mức trung bình, yếu. Về vấn đề này, các nhà quản lý cần lưu tâm xem xét để có hướng giải quyết phù hợp. Đối với các nhà trường việc giảng dạy là quan trọng nhất, nếu tình trạng

yếu, kém về năng lực giảng dạy còn tồn tại sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của HS, đến chất lượng của nhà trường nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.

Về năng lực hoạt động chính trị của ĐNGV được các nhà quản lý đánh giá thấp nhất so với các năng lực khác. Mức khá, tốt chỉ đạt 77,72%. Điều này cho thấy ĐNGV chú trọng đến việc phối hợp với gia đình HS và cộng đồng trong việc giám sát, hỗ trợ việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của HS cũng như việc tham gia các hoạt động chính trị xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập chưa. Đó cũng chính là mặt hạn chế ở hầu hết các nhà trường hiện nay.

Về năng lực phát triển nghề nghiệp của ĐNGV (bao gồm việc tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục, phát hiện và giải quyết những vấn đề nãy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nhằm đáp ứng yêu cầu mới trong giáo dục) được đánh giá cao. Mức khá, tốt đạt 90.26%.

2.3.2. Cán bộ quản lý a- Thực trạng về số lượng

Bảng 2.10: Thống kê số lượng CBQL tại các trường THPT mà tác giả khảo sát năm học 2010-2011, 2011-2012

Tên trường Loại hình

trường

Số CBQL hiện có

Số CBQL

theo quy định tối đa Thiếu

10-11 11-12 10-11 11-12 10-11 11-12

Nguyễn Văn Cừ 2 3 3 4 4 1 1

Đinh Tiên Hoàng 2 3 3 4 4 1 1

Dương Bạch Mai 1 3 3 3 3 0 0 Xuyên Mộc 2 3 4 4 4 1 0 Trần Văn Quan 2 3 3 4 4 1 1 Bà Rịa 2 3 4 4 4 1 0 Võ Thị Sáu 2 4 4 4 4 0 0 Nguồn: Phòng Tổ chức - Cán bộ Sở giáo dục – ĐT tỉnh BR – VT

b- Thực trạng về chất lượng

Bảng 2.11:Thống kê trình độ của đội ngũ CBQL tại các trường THPT mà tác giả khảo sát năm học 2011-2012 Trường Số CB QL Trình độ chính trị Trình độ chuyên môn Trình độ ngoại ngữ Trình độ tin học CC TC Th.s ĐH Th.S ĐH Ch.C Th.S ĐH Ch.C Nguyễn Văn Cừ 3 3 0 2 2

Đinh Tiên Hoàng 3 3 3 2 3

Dương Bạch Mai 3 1 2 2 3 Xuyên Mộc 4 2 1 2 1 1 Trần Văn Quan 3 1 2 1 3 1 2 Bà Rịa 4 1 3 3 Võ Thị Sáu 4 1 4 1 1 Tổng 24 1 7 4 20 1 10 1 15 4.17 29.2 16.7 83.3 0.00 4.17 41.7 4.17 0.00 62.5 Nguồn: Phòng Tổ chức-Cán bộ Sở GD&ĐT tỉnh BR - VT

Số liệu ở bảng 2.11 cho thấy, các CBQL đều có trình độ Đại học, 4 CBQL có trình độ thạc sĩ, 4 CBQL đang học cao học và 1 CBQL đang học tiến sĩ. Tuy nhiên trình độ ngoại ngữ, tin học mặc dù số lượng cho thấy trên 50% có chứng chỉ và bằng Đại học, nhưng ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đã trở nên phổ biến mang lại hiệu quả cao, do đó để công tác quản lý được chính xác, khoa học hơn, các CBQL cần phải tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ trong lĩnh vực này.

c- Thực trạng về cơ cấu

Biểu 2.12: Thống kê giới tính, độ tuổi, thâm niên công tác của đội ngũ CBQL tại các trường THPT mà tác giả khảo sát năm học 2011-2012

Trường CBSố QL

Giới tính Độ tuổi (tuổi) Thâm niên quản lý

Nam Nữ 20- 29 30- 39 40- 49 50- 55 >55 1- 5 6- 10 11- 15 16- 20 >20 Nguyễn Văn Cừ 3 2 1 2 1 1 1 1

Đinh Tiên Hoàng 3 2 1 1 1 1 1 1 1

Dương Bạch Mai 3 1 2 1 1 1 3 Xuyên Mộc 4 3 1 1 2 1 1 2 1 Trần Văn Quan 3 2 1 2 1 1 1 1 Bà Rịa 4 3 1 2 2 2 2 Võ Thị Sáu 4 2 2 2 1 1 1 2 1 Tổng 24 15 9 0 10 6 5 3 10 7 2 2 3 62.5 37.5 0.0 41.7 25.0 20.8 12.5 41.7 29.2 8.3 8.3 12.5 Nguồn: Phòng Tổ chức- Cán bộ Sở GD& ĐT tỉnh BR - VT

Số liệu thống kê bảng 2.12 cho thấy số lượng CBQL nữ so với nam vẫn chưa đồng đều, số lượng CBQL là nam vẫn chiếm ưu thế giữa các trường, trong khi hầu hết các nhà trường số lượng GV nữ nhiều hơn GV nam là 1.63 lần. Điều này là cơ sở để HT các nhà trường lập quy hoạch dự nguồn CBQL trong thời gian tới.

Độ tuổi CBQL được trẻ hóa, độ tuổi từ 20-29 chiếm 41.7% Nhìn chung giữa các nhà trường, đội ngũ CBQL có tính đến sự kế thừa tương đối phù hợp, thâm niên quản lý nhà trường cũng đã thể hiện điều đó.

2.3.3. Thực trạng về chất lượng giáo dục tại các trường THPT tỉnh BR – VT mà tác giả khảo sát

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 62 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)