Phạm vi khảo sát: Tác giả đã khảo sát 7/31 trường THPT tại tỉnh BR – VT gồm 99 CBQL (Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 26, Tổ trưởng chuyên môn: 73) và 331 GV thuộc các huyện Đất Đỏ, Long Điền, Xuyên Mộc, Châu Đức; Thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu.
Quy ước về thang điểm khảo sát và cách xác định mức độ đánh giá:
Thang điểm khảo sát
- Khảo sát về thực trạng
Rất cao, rất đúng, rất thường xuyên, rất tốt, rất hợp lý, rất phù hợp = 4,
Cao, đúng, thường xuyên, định kì, tốt, hợp lý, phù hợp = 3;
Tương đối cao, tương đối đúng, không thường xuyên, tương đối tốt, tương đối hợp lý, tương đối phù hợp = 2;
Chưa cao, chưa đúng, không kiểm tra, chưa tốt, chưa hợp lý, chưa phù hợp = 1;
- Khảo sát về nguyên nhân
Rất nhiều = 5, nhiều = 3, trung bình = 2, ít = 1, rất ít = 0;
- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Rất cấp thiết và rất khả thi = 3
Cấp thiết và khả thi = 2
Không cấp thiết và không khả thi = 1
Cách xác định và mức độ đánh giá
- Khảo sát về thực trạng
Điểm trung bình dưới 1.5: Loại yếu
Từ 1.5 đến dưới 2.5: Loại trung bình
Từ 2.5 đến dưới 3.0: Loại trung bình – khá
Từ 3.0 đến dưới 3.5: Loại khá
Từ 3.5 trở lên: Loại tốt
- Khảo sát về những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng
Điểm trung bình dưới 1.5: Rất ít
Từ 1.5 đến dưới 2.5: Ít
Từ 2.5 đến dưới 3.5: Trung bình
Từ 3.5 đến dưới 4.5: Nhiều
Từ 4.5 trở lên: Rất nhiều
- Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất
Dưới 1.5: Không cấp thiết và không khả thi
Từ 1.5 đến dưới 2.5: Cấp thiết và khả thi
Từ 2.5 trở lên: Rất cấp thiết và rất khả thi
Chú ý: Một số từ viết tắt trong các bảng
- TB: trung bình
- N: số khách thể tham gia nghiên cứu