Các yếu tố ảnh hưởng đến đội ngũ giáo viên và quản lý đội ngũ

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 46 - 52)

ngũ giáo viên

Yếu tố chủ quan

Trình độ, năng lực, phẩm chất của CBQL

Thế giới hiện nay chứa đựng nhiều biến động, các tổ chức trở nên đa dạng và đặt ra nhiều thách thức. Nếu như trước đây chỉ áp dụng các kỹ năng quản lý là đủ để đáp ứng các trách nhiệm thì ngày nay và sau này, người quản lý cần phải biết nhìn xa hơn vào tương lai của tổ chức, biết động viên và khích lệ và cần có những thay đổi cho phù hợp với thực tế.

Cán bộ QLGD phải là những con người thực sự tài giỏi, vừa phải có tầm nhìn chiến lược, vừa phải nắm vững nghiệp vụ quản lý nhà trường, phẩm chất đạo đức trong sáng, tư tưởng chính trị vững vàng, luôn học hỏi để bắt kịp những sự thay đổi đang diễn ra và đặc biệt cần có những kiến thức nhất định về tâm lý để có thể xử lý các tình huống một cách tốt nhất. Tuyệt đối đừng để cho trách nhiệm của mình bị che khuất đi bởi những chuyện vặt vãnh, mà kết quả là từ bỏ vai trò lãnh đạo của mình và chỉ làm những công việc sự vụ. Những hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày và mang tính chất chiếu lệ có một sức hấp dẫn bề ngoài rất lớn bởi vì chúng thường làm dịu đi nỗi lo lắng vốn luôn gắn với vai trò lãnh đạo của người CBQL. Cần phải tránh mắc sai lầm giữa hoạt động mang tính hàng ngày với năng suất và sự sáng tạo cần thiết cho việc lãnh đạo có hiệu quả.

Ngoài ra, người CBQL không những phải nhạy bén và có tầm nhìn chiến lược (TẦM), mà cần có sự nhạy cảm trước những vấn đề của con người, của thân phận từng người (TÂM). Bởi “ nhà QLGD dù tài ba đến đâu mà thiếu tâm hồn thì chỉ là nhà quản lý tồi”. [Trần Thị Tỵ - Nguyên HT trường Nguyễn Thị Minh Khai].

Trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên

V.I.Lê-nin từng nói: “đội quân GV phải đề ra cho mình những nhiệm vụ giáo dục to lớn và trước hết họ phải trở thành những đội quân chủ yếu trong sự nghiệp giáo dục xã hội chủ nghĩa”. Người GV phải có trí tuệ và tài năng mới có thể đào tạo được những thế hệ công dân, cán bộ có tài cho xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, một người thầy giáo giỏi không có nghĩa là phải tinh thông tất cả mọi lĩnh vực, hiểu trọn tri thức nhân loại, vì tri thức nhân loại vô cùng rộng lớn, tuy nhiên, người GV cần không ngừng trau dồi kiến thức, đặc biệt phải thạo lĩnh vực chuyên môn của mình, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sự nghiệp GD&ĐT, Người khuyên mọi người thực hiện theo chỉ dẫn của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi” để thường xuyên tự rèn luyện mình, đồng thời lấy phương châm “học không biết chán, dạy không biết mỏi” của Khổng Tử để thực hành trong công việc. [30, tập 9, tr.489]

U-xin-xki - nhà sư phạm lỗi lạc người Nga cũng khẳng định: "Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với HS, sức mạnh đó không thể thay thế bằng bất kỳ cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ câu chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác”. Chính vì thế, Người luôn yêu cầu đội ngũ nhà giáo ngoài tài năng, học vấn phải có đạo đức cách mạng, “trong giáo dục không những phải có tri thức phổ thông mà phải có đạo đức cách mạng, có tài phải có đức”.

Xã hội ngày càng phát triển là một điều không thể phủ nhận, và để theo kịp xu thế của thời đại mới không có con đường nào khác đó chính là học tập

và rèn luyện. Điều này đòi hòi người thầy đứng trên bục giảng phải luôn trang bị và trau dồi thêm những kiến thức mới bởi người học không chỉ tiếp thu kiến thức trực tiếp từ người dạy mà họ còn tiếp nhận những kiến thức phong phú khác từ bên ngoài xã hội.

Vì vậy, quản lý ĐNGV là làm cho đội ngũ này luôn luôn vận động tự làm mới mình bằng con đường biết “Học, Hỏi, Hiểu, Hành”.

Yếu tố khách quan

Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước đối với GD&ĐT

GD&ĐT luôn là mối quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước, GD&ĐT là quốc sách hàng đầu. Điều đó thể hiện bằng các nghị quyết, chỉ thị, quyết định về phát triển nhà giáo và cán bộ QLGD, bằng sự đầu tư ngân sách Nhà nước cho GD&ĐT không ngừng tăng lên. Từ năm 1998 đến năm 2010, trong điều kiện tài chính còn hạn hẹp, Nhà nước vẫn quyết định tăng dần đầu tư cho GD&ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. Bên cạnh tăng ngân sách nhà nước cho giáo dục, trong những năm qua, các chế độ đãi ngộ, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp vùng miền đối với nhà giáo luôn được bổ sung và thực hiện đầy đủ nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện để các nhà giáo yên tâm, gắn bó với nghề và dành tâm huyết cho sự nghiệp giáo dục. Điều đó thể hiện bằng quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy tại các trường công lập, nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ QLGD công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Và nghị định 54/2011/NĐ-CP về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo.

Ngoài ra, để từng bước nâng cao tiền lương, thu nhập cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và những người hưởng lương từ ngân sách nhà nước

(trong đó có nhà giáo), trong giai đoạn từ 2006-2012, Chính phủ đã có lộ trình tăng mức lương tối thiểu. Từ năm 2006 đến tháng 5/2012, mức lương tối thiểu chung tăng từ 350.000 đồng/tháng lên 1.050.000 đồng/tháng. Với mức lương tối thiểu tăng lên như trên, thì thu nhập của GV hàng tháng đã tăng gấp 3 lần.

Lương và đời sống GV trước tình hình vật giá và biến động xã hội hiện nay

Đến thời điểm này, mặc dù lương GV có tăng, đời sống GV được cải thiện đáng kể so với trước đây nhưng giá cả vật chất ngày càng tăng cao khiến cho đời sống của nhiều GV trở nên khó khăn, chật vật. Đồng lương không đủ sống đồng nghĩa với việc nhiều GV phải kiếm thêm tiền. Đi dạy thêm, luyện thi, làm các công việc khác ngoài giờ lên lớp. Nếu như GV phải bận tâm quá nhiều vào chuyện cơm áo thường ngày thì họ không còn thời gian để đầu tư cho công tác chuyên môn, không thể hy vọng vào những cải tiến, sáng tạo, tự học. Đã vậy, cường độ đứng lớp ở bậc THPT 17 tiết/tuần, rất căng thẳng ở trường, về đến nhà còn phải soạn bài, chấm bài. Vì thế việc toàn tâm toàn ý chỉ còn là sự "lãng mạn" với nghề. Tất cả những điều đó sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của ĐNGV và chất lượng của ngành giáo dục.

Tình hình phức tạp trong tâm lý học sinh ngày càng tăng

Do ảnh hưởng của sự phát triển kinh tế - xã hội ngày càng sâu sắc, đa dạng và phức tạp, đời sống tâm lý HS nói chung, HS cấp trung học nói riêng đang có những biến động to lớn với nhiều biểu hiện đáng lo ngại. Tình trạng bạo lực học đường ngày càng gia tăng, HS không những đánh nhau mà nghiêm trọng hơn còn hành hung cả thầy cô giáo mình. Những hành vi đó không những làm cho người GV bẽ bàng, đau đớn mà còn làm mất đi ngọn lửa nhiệt huyết với nghề. Một số GV sau vài vụ việc xãy ra, họ đứng trên bục giảng chỉ còn là nhiệm vụ và trách nhiệm. Những biểu hiện như trên sẽ ngày

càng nhiều nếu như chúng ta không có giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn và bảo vệ người GV thì chắc chắn những điều trên cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng của ngành.

Trong công tác quản lý ĐNGV thì yếu tố chủ quan được coi như là nội lực, các yếu tố khách quan là ngoại lực. Nội lực là nhân tố quyết định, còn ngoại lực là điều kiện hỗ trợ, song chúng không thể tách rời, mà tác động qua lại, bổ sung cho nhau. Vì vậy, nhà quản lý cần nhận thức đầy đủ về vai trò của từng yếu tố, phối kết hợp linh hoạt các yếu tố với nhau nhằm đạt kết quả tối đa nhất trong quá trình quản lý.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, bằng phương pháp nghiên cứu lý luận, tác giả luận văn tổng hợp và hệ thống hoá thông tin, tài liệu lý luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, khái quát hóa thành cơ sở lý luận cho đề tài. Các khái niệm về: quản lý, QLGD, quản lý trường học; GV, GV trung học, CBQL; Đội ngũ, ĐNGV, quản lý ĐNGV được hệ thống hóa. Vai trò của trường THPT đối với sự nghiệp phát triển đất nước, vị trí của THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, yêu cầu đối với trường THPT đã được tác giả luận văn tìm hiểu, phân tích, tạo tiền đề cho việc nghiên cứu về công tác quản lý đội ngũ GV THPT.

Trong phần nội dung công tác quản lý ĐNGV THPT, luận văn tập trung làm rõ 5 nội dung quản lý để làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu ở chương 2 về thực trạng công tác quản lý ĐNGV ở các trường THPT tỉnh BR- VT:

- Quản lý về tuyển dụng GV; - Quản lý về sử dụng GV;

- Quản lý về kiểm tra hoạt động sư phạm của GV; - Quản lý về đánh giá GV;

Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 46 - 52)