Nguyên nhân những mặt yếu

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 88 - 92)

Về mặt chủ quan, một số HT các nhà trường chưa quan tâm đúng mức công tác lập kế hoạch mang tính chiến lược của nhà trường (kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, dự báo nguồn nhân lực tuyển dụng), các kế hoạch ngắn hạn gắn với các nội dung cụ thể, thiết thực. Công tác kiểm tra, đánh giá còn giao khoán cho cấp dưới (PHT, tổ trưởng chuyên môn) chưa thật sâu sát với công tác này.

Về mặt khách quan, thứ nhất, đội ngũ CBQL với thâm niên quản lý từ 1-5 năm chiếm 41,7%, một số chưa được bồi dưỡng về công tác quản lý, chưa có kinh nghiệm về công tác quản lý nhà trường, đều đó chứng tỏ trình độ, năng lực CBQL chưa đồng đều nên việc thực hiện các chức năng quản lý giữa các nhà trường chưa có sự đồng bộ.

Thứ hai, ĐNGV tại các trường đa số trẻ về tuổi đời và tuổi nghề, kinh nghiệm giảng dạy chưa cao. Một số GV năng lực hạn chế vẫn tiếp tục được phân công giảng dạy. Tỷ lệ GV được đào tạo trên chuẩn còn thấp. ĐNGV tại một số trường, nhất là các trường huyện, tính ổn định không cao.

Thứ ba, việc hạn chế về quyền tự chủ ảnh hưởng rất nhiều đến công tác quản lý ĐNGV. Việc xét tuyển GV vẫn còn một vài bất cập dẫn đến ĐNGV chưa có sự đồng bộ nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ.

Thứ tư, nguồn tài chính ở các trường còn hạn chế do định mức kinh phí cho công tác quản lý ĐNGV có hạn, nên các HT không có điều kiện để thực hiện các biện pháp tích cực đối với đội ngũ.

Thứ năm, việc học tập nâng cao trình độ của ĐNGV còn nhiều quy định ràng buộc. Về phía UBND tỉnh không có chính sách thu hút nhân lực có

chất lượng cao vì vậy ảnh hưởng chung đến việc thu hút GV của các trường. Tại một số trường GV sau khi học sau đại học xong chuyển công tác đến các đơn vị khác có điều kiện tốt hơn. Và điều đó cũng góp phần làm cho HT các trường không tha thiết việc đưa GV đơn vị mình đi đào tạo nâng cao.

Thứ sáu, về điều kiện cơ sở vật chất, mặc dù được trang bị mới nhiều phương tiện, thiết bị hỗ trợ dạy học, nhưng số lượng chưa nhiều, còn xảy ra tình trạng GV đăng kí giảng dạy tại các phòng chức năng nhưng chưa được giải quyết theo nhu cầu do trùng giờ dạy.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, tác giả luận văn đã nghiên cứu và trình bày khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và giáo dục tỉnh BR – VT nói chung và giáo dục THPT nói riêng.

Và bằng các phương pháp tọa đàm, quan sát, nghiên cứu sản phẩm, điều tra, thống kê toán học, tác giả luận văn đã nghiên cứu một cách khách quan về thực trạng công tác quản lý ĐNGV tại các trường THPT tỉnh BR – VT.

Cụ thể thực trạng công tác quản lý ĐNGV tại các trường THPT tỉnh BR – VT được đánh giá như sau:

Mặt mạnh

Công tác tuyển dụng GV đủ về số lượng, quan tâm đến chất lượng. Phân công GV đúng với chuyên ngành được đào tạo, việc phân công có sự kết hợp năng lực, hoàn cảnh và xem xét nguyện vọng của GV.

Công tác kiểm tra hoạt động sư phạm của GV được HT các trường quan tâm và thực hiện tương đối đầy đủ từ việc giảng dạy, giáo dục đến phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

Mặt yếu

Tại các trường công tác lập quy hoạch còn bị động, việc tuyển dụng GV bằng hình thức xét tuyển nên vẫn còn một số hạn chế nhất định ảnh hưởng đến chất lượng GV.

Trong việc phân công GV tại một số trường tính công bằng, dân chủ chưa thể hiện đầy đủ.

Công tác kiểm tra các hoạt động sư phạm của GV mặc dù được HT các trường quan tâm nhưng trong quá trình thực hiện còn thiếu chặt chẽ. Ngoài ra,

việc kiểm tra, đánh giá chưa đi liền với khen thưởng nên thực tế chưa tạo được sự hấp dẫn và hưởng ứng nhiệt tình từ đội ngũ GV.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ GV chưa được HT các trường quan tâm đúng mức. Cơ chế, chính sách cho công tác này còn nhiều ràng buộc.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do các HT còn chủ quan, buông lỏng quản lý và thực hiện thiếu đồng bộ một số chức năng quản lý.

Kết quả nghiên cứu hai nội dung trên giúp tác giả luận văn có sự nhìn nhận đầy đủ hơn về những mặt mạnh, mặt yếu cũng như nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý ĐNGV tại các trường THPT tỉnh BR – VT để làm cơ sở đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, có tính khả thi trong thực tiễn nhằm thực hiện đầy đủ công tác quản lý ĐNGV theo quy định của ngành.

Chương 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TỈNH BR – VT

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 88 - 92)