Về công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 81 - 84)

Bảng 2.21: Thực trạng công tác bồi dưỡng GV tại các trường THPT tỉnh BR - VT

TT Nội dung ĐTB ĐLTC Thứ bậc

1 Mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội

ngũ giáo viên 2,45 0,83 1

2 Mức độ phù hợp của chế độ, chính sách khuyến

khích giáo viên đi đào tạo, bồi dưỡng 2,32 0,91 2 3 Về công tác đào tạo trên chuẩn đối với đội ngũ

giáo viên 2,18 0,88 3

4. Theo ông (bà), hiện nay ông (bà) cần được bồi dưỡng những vấn đề nào sau đây

TT Nội dung cần được bồi dưỡng N %

2 Kiến thức tâm lý 169 51,1 3 Kiến thức về chính trị - xã hội 73 22,1

4 Tin học 96 29,0

5 Ngoại ngữ 82 24,8

5. Theo ông (bà) việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên xuất phát từ nhu cầu thực tế

TT Đáp án N %

1 Không trả lời 7 2,1

2 Có 269 81,3

3 Không 55 16,6

6. Hàng năm ban giám hiệu có đặt ra các yêu cầu để giáo viên tự bồi dưỡng

TT Đáp án N %

1 Không trả lời 5 1,5

2 Có 267 80,7

3 Không 59 17,8

Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV. Quan điểm của Đảng về: “ tăng cường xây dựng ĐNGV” vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển GD&ĐT, vừa là cơ sở vững chắc để lập qui hoạch đào tạo, bồi dưỡng GV phát triển nguồn nhân lực cho giáo dục.

Những năm qua ĐNGV tại các trường THPT tỉnh BR – VT đã tích cực học tập để nâng cao trình độ, ĐNGV có trình độ Thạc sĩ tại các trường đang khảo sát đạt tỉ lệ 3.1% (toàn tỉnh gần 7%). So với mục tiêu 10% đặt ra thì đa số các trường chưa đạt, chính vì vậy các nhà trường cần có chính sách khuyến khích mạnh hơn nữa để GV có điều kiện tiếp tục học để nâng cao trình độ.

Để làm rõ hơn về thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng GV, tác giả đã đi sâu tìm hiểu, đồng thời căn cứ vào kết quả khảo sát tại bảng 2.16 để phân tích các vấn đề sau đây:

- Về mức độ thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, (ĐTB: 2.45; thứ bậc 1) mức trung bình. Thực tế HT các trường chưa chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng. Việc lập kế hoạch rất bị động, theo yêu cầu của Sở

GD&ĐT, chủ yếu là xác định nhu cầu đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ trong thời gian 3-5 năm, việc bồi dưỡng GV chủ yếu thực hiện theo kế hoạch của Sở. Tại các trường vấn đề này hầu như bỏ ngỏ, hàng năm không có sự rà soát để lập kế hoạch. Chủ yếu là nhắc nhở GV tự bồi dưỡng, còn việc GV đi học sau đại học đa số mang tính tự phát, một số GV tự ôn và thi, sau khi có kết quả trúng tuyển mới báo cáo với HT, một số HT chấp thuận tạo điều kiện sẽ cho GV đi học. Việc đi học không theo kế hoạch dẫn đến thiếu GV, ảnh hưởng đến việc sắp xếp GV giảng dạy trong nhà trường, trong khi trường không thể tuyển thêm GV mới.

- Về mức độ phù hợp của chế độ, chính sách khuyến khích GV đi đào tạo, bồi dưỡng, qua khảo sát được ĐNGV đánh giá ở mức tương đối phù hợp, điểm trung bình 2,32 (thứ bậc 2). Thực tế chi phí việc đi học của GV tại các trường đều do nguồn từ Sở GD&ĐT hỗ trợ theo quy định tại Quyết định 56/2008 ngày 8/12/2008 của Ủy ban Nhân dân tỉnh BR – VT, những trường hợp đi học đúng theo quy định về độ tuổi, chuyên ngành, thời gian công tác được hưởng nguyên lương (nhà trường chi trả), được hỗ trợ tiền tàu xe, tiền học phí, tiền tài liệu: 1.000.000 đồng/năm, tiền ăn: 50.000 đồng/ngày, tiền ở: 50.000 đồng/ngày, đối với nữ được hỗ trợ thêm 5.000 đồng/ngày, sau khi hoàn tất khóa học được thưởng 5.000.000 đồng đối với thạc sĩ và 10.000.000 đồng đối với tiến sĩ. Tuy nhiên những trường hợp đi học không đúng yêu cầu, qua trao đổi với HT một số trường được biết có trường HT tạo điều kiện cho GV đi học bằng cách giữ biên chế, nhưng không phát lương, sau khi học xong lấy bằng trở về đơn vị tiếp tục công tác, về phía Sở GD&ĐT sẽ hỗ trợ 5.000.000 đồng đối với bằng thạc sỹ và 10.000.000 đồng với bằng tiến sỹ. Còn một số trường GV đi học trong trường hợp này đồng nghĩa với việc nghỉ dạy, đây là một trong những vấn đề còn hạn chế về chế độ chính sách đối với việc học tập nâng cao trình độ của ĐNGV.

- Công tác đào tạo trên chuẩn được đánh giá thấp nhất (ĐTB: 2.18; thứ bậc 3). Theo số liệu điều tra ở trên cho thấy, số lượng GV đạt trình độ trên chuẩn còn khá thấp, số lượng GV tại các trường mà tác giả khảo sát đang đi học tính đến thời điểm hiện nay có 5 GV trong đó trường THPT Dương Bạch Mai là 4 GV, THPT Võ Thị Sáu là 1 GV. Trong số đó có 3 GV vì số năm công tác chưa đủ 4 năm nên chi phí cho việc học chủ yếu là tự túc, về phía nhà trường nếu tạo điều kiện cho GV đi học sẽ không tuyển thêm GV mà các GV khác trong tổ chia xẽ việc giảng dạy.

- Về nội dung cần bồi dưỡng theo ý kiến của GV cho thấy, một trong những nội dung được GV yêu cầu nhiều nhất đó là kiến thức tâm lý (169 GV; chiếm 51,1%), kế tiếp là kiến thức chuyên môn (134 GV; chiếm 40,5%), sau đó là kiến thức Tin học, Ngoại ngữ, chính trị-xã hội theo mức độ giảm dần. Việc giảng dạy ngày nay đối với GV thực sự áp lực, GV gặp nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy như: chương trình nặng, muốn đổi mới phương pháp nhưng phương tiện dạy học chưa đáp ứng được yêu cầu, lương thấp đời sống khó khăn việc dạy thêm làm thêm để trang trải cuộc sống chiếm hết thời gian. Đã vậy HS không ý thức được việc học, không yêu thích bộ môn, và hiện tượng HS cá biệt ngày càng nhiều nên việc GV cần được trang bị thêm kiến thức tâm lý là một ý kiến hợp lý mà lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm và thực hiện.

Một phần của tài liệu thực trạng công tác quản lý đội ngũ giáo viên tại các trường trung học phổ thông tỉnh bà rịa–vũng tàu (Trang 81 - 84)