Thiết kế hình dáng, trọng lượng của thiết bị gắn trong BPBK, thư Test

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính (Trang 80 - 83)

V. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ

5.4.3 Thiết kế hình dáng, trọng lượng của thiết bị gắn trong BPBK, thư Test

5.4.3 Thiết kế hình dáng, trọng lượng của thiết bị gắn trong BPBK, thư Test Test

Hiện tại, RFID có 2 dạng phổ biến là dạng thẻ (tag) và dạng nhãn (label) với nhiều loại và kích cỡ khác nhau. Tùy thuộc vào ứng dụng cho những vật phẩm như thế nào mà lựa chọn loại hình dạng và kích cỡ phù hợp. Kích thước lớn nhất cho một thẻ RFID nằm vừa gọn trong lòng bàn tay, giống như một thẻ ATM hay thẻ từ vào ra đang được sử dụng trong các công ty, tòa nhà. Về hình dạng, có thể là tròn dạng đồng xu, hình chữ nhật (cho cả thẻ và nhãn) hay những hình dạng đặc biệt như hình một chiếc chìa khóa… Với đặc thù cho ngành bưu chính, nhiều kích cỡ khác nhau có thể được sử dụng, từ một thẻ với kích thước tương đương một thẻ ATM đến dạng nhãn vì với thư từ hay bưu phẩm bưu kiện, những dạng này đều có thể được gắn phù hợp trong các gói bưu gửi, thư từ.

RFID hiện đang được sử dụng tại nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Pháp, Nhật…Hình dạng được sử dụng phổ biến là hình chữ nhật với các kích thước khác nhau, hình tròn, dạng nhãn để dính lên các sản phẩm giống như mã vạch. Dưới đây là một vài hình ảnh của những dạng thẻ này với ứng dụng cho những sản phẩm khác nhau:

Hình 5.13: Thẻ hình tròn- dạng đồng xu

Thẻ hình tròn này có kích thước đường kính vào khoảng 20mm, thích hợp sử dụng trong các hàng hóa, bao gói, bưu phẩm bưu kiện.

Thẻ hình chữ nhật có nhiều kích thước khác nhau. Với loại lớn như thẻ ATM, nó được sử dụng để làm các thẻ vào ra trong các cơ quan, tòa nhà, sử dụng trong các máy chấm công quét thẻ. Những thẻ có kích thước nhỏ hơn (khoảng 60mm x 36mm), nó được gắn kèm với các loại hàng hóa trong các cửa hàng, siêu thị giống như một nhãn mác thông thường của một nhà sản xuất nào đó. Thông tin được lưu trên thẻ có giá cả để tiện theo dõi, giám sát và chống trộm. (hình 6.)

Hình 5.14: Thẻ RFID gắn với hàng hóa trong siêu thị

Mỗi đôi giầy được gắn 2 thẻ RFID giống nhau. Ứng dụng này đã được triển khai tại tầng 7 Mitsusoki để quản lý 200 000 đôi giầy hàng năm (Nhật Bản). Ngoài việc gắn thẻ này với giầy dép, thẻ RFID cũng có thể được gắn với quần áo và một vài loại hàng hóa khác. Trong khi đó, RFID dạng nhãn được gắn với các sản phẩm như hoa quả, hàng điện tử, đồ gia dụng… với chức năng tương tự như RFID dạng thẻ (hình 6.):

Hình 5.15: RFID dạng nhãn

Với sự phong phú về kích thước, chủng loại, màu sắc và hình dáng, RFID thích hợp cho rất nhiều vật phẩm, thiết bị hàng hóa… để theo dõi, giám sát và định vị những vật phẩm này. Thư và bưu phẩm bưu kiện với các dịch vụ của ngành bưu chính cần được theo dõi và định vị để có thể quản lý tốt hơn và nâng cao được chất lượng hoàn toàn có thể sử dụng những loại thẻ RFID. Để lựa chọn được loại RFID thích hợp, cần quan tâm đến những yếu tố sau của các dịch vụ ngành bưu chính:

- Với bưu phẩm – bưu kiện:

+ Các loại dịch vụ khác nhau có thể sử dụng các loại thẻ khác nhau (ví dụ, tùy thuộc vào đặc trưng của loại dịch vụ như bưu phẩm thường, ghi số, ủy thác… có thể sử dụng thẻ tái sử dụng hay thẻ dùng 1 lần, dạng nhãn hay dạng thẻ cứng, khối lượng của thẻ…)

+ Thẻ dạng nhãn thường là thẻ sử dụng 1 lần gắn trên sản phẩm giống như mã vạch nên cần cân nhắc sử dụng với loại dịch vụ nào. Với dạng nhãn có thể dán

lên mặt ngoài gói bưu gửi giống như mã vạch, dạng thẻ được đóng gói kín cùng với bưu phẩm.

+ Bưu gửi được gửi đi là để test hay do khách hàng gửi. Nếu là để test, trong thời điểm hiện tại tránh dán ra ngoài gói bưu gửi vì RFID chưa được ứng dụng phổ biển cho các loại hình dịch vụ trong ngành bưu chính.

- Với thư thường:

+ Kích thước phong bì và giới hạn khối lượng cho một thư là nhỏ nên chú ý không sử dụng thẻ có kích thước và khối lượng quá lớn.

+ Tránh những màu sắc, hình dạng và kích thước gây tò mò cho nhân viên bưu điện và những người khác (như hình đồng xu, hình chiếc chìa khóa…)

+ Sử dụng RFID cho thư thường chủ yếu phục vụ cho việc test thư nhằm kiểm tra chất lượng dịch vụ, đánh giá thời gian toàn trình của thư đi.

Với những yêu cầu, đặc trưng này và trong thời điểm hiện tại, ứng dụng RFID chỉ được áp dụng cho mức test thư thường (đây cũng là vấn đề đang được nhiều ban chức năng của ngành bưu chính quan tâm vì thư thường là rất khó kiểm soát), nhóm thực hiện đề tài đưa ra hình dáng và kích thước sử dụng cho thư thường có thể là:

- Dạng thẻ:

+ Có thể sử dụng cả thẻ có kích thước lớn như thẻ vào/ra trong các cơ quan. Không sử dụng thẻ có kích thước quá nhỏ, vì có thể bị rơi hoặc mất trong quá trình vận chuyển thư (kích thước <= kích thước của sim điện thoại).

+ Thẻ có dạng hình chữ nhật, kích thước khoảng 5cm x 3cm hoặc nhỏ hơn. + Thẻ màu trắng

- Dạng nhãn: được dán bên trong một tờ giấy gửi kèm với thư test. Vì đây là thư test nên sẽ không dán ở bên ngoài bì thư.

+ Ưu điểm: nhân viên bưu điện hoặc những người khác không hề biết được thư đó là thư test hay không, vì nó hoàn toàn giống như một thư thông thường. Do đó công tác kiểm tra được khách quan và chính xác.

Do trọng lượng của các thẻ RFID đều khá nhỏ nên rất thích hợp khi gắn kèm với các bưu gửi, thư thường. Hình dáng chủ yếu được sử dụng là dạng thẻ hình chữ nhật và với màu trắng. Nếu sử dụng dạng thẻ sẽ được gói kèm trong bưu phẩm, bưu kiện và trong phong bì thư, với dạng nhãn có thể dán ở ngoài bao gói của bưu gửi. Khi đó, việc ứng dụng RFID hoàn toàn dễ dàng và phổ biến như sử dụng mã vạch hiện nay mà lại có nhiều ưu điểm vượt trội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính (Trang 80 - 83)