Đảm bảo tính liên thông tương thích với hệ thống Continuous Testing của liên minh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính (Trang 68 - 71)

V. PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG ỨNG DỤNG RFID TRONG QUẢN LÝ VÀ

5.3.3 Đảm bảo tính liên thông tương thích với hệ thống Continuous Testing của liên minh

Testing của liên minh bưu chính thế giới.

Ngành bưu chính và vận chuyển hàng hóa trên thế giới đã có khá nhiều ứng dụng công nghệ RFID nhằm nâng cao tính an toàn, bảo mật và chất lượng dịch vụ. Với mục đích tự động hóa và theo dõi được thời gian toàn trình khi vận chuyển bưu gửi từ các quốc gia khác nhau một cách có hệ thống và tự động, liên minh bưu chính thế giới đã có ứng dụng công nghệ RFID trong hệ thống Continuous Testing. Hệ thống này được đưa ra với tên gọi IPC Dianostic Monitoring System.

a. Khái quát về hệ thống Continuous Testing

Với mục đích giám sát chất lượng dịch vụ của ngành bưu chính, tự động khâu kiểm tra thư từ, công nghệ RFID được sử dụng, có khả năng đảm bảo tính tin cậy và an toàn cho dịch vụ. Hệ thống RFID của IPC bao gồm các thẻ được gắn cùng với các thư, các anten nhằm phát hiện ra các thẻ này và gửi những thông tin nhận được cho đầu đọc thẻ. Dữ liệu sau đó được đầu đọc tổng hợp và gửi đến một hệ thống gọi là hệ thống tập trung dữ liệu cục bộ( local data collection system- LDCS) và tiếp tục được gửi tới xử lý tại hệ thống quản lý trung tâm của IPC(Central Management System- CMS) ít nhất 2 lần 1 ngày.

Hệ thống quản lý qua nhiều nước trên thế giới nên được phân chia ra làm 2 phần. Phần 1 là giám sát và quản lý các thư được gửi từ một nước tới địa phận nước khác và phần thứ hai là từ nước đó tới tới vùng, miền mà thư cần tới (ví dụ phần thứ nhất thư gửi từ Mỹ-> Việt Nam và phần thứ 2 trong phạm vi nước Việt Nam để chuyển thư đến tay người nhận).

Về thiết bị: thiết bị được sử dụng cho hệ thống của IPC được chọn để phục vụ cho các nhu cầu cần thiết của ngành bưu chính và cũng có tính tới các khả năng để có thể đưa áp dụng và tích hợp trong tương lai. Tính chất của hệ thống RFID-IPC như sau:

Thẻ (transponder hay tag)

Được gắn trong thư dùng để kiểm tra, tần số được sử dụng là 433.92MHz

Cổng giám sát (Monitoring gate)

Anten(kích thẻ hoạt động ở tần số 125KHz), các đầu đọc và máy biến thế

PC(tại LDCS) Hệ thống lưu trữ dữ liệu cục bộ để lưu trữ dữ liệu đọc được

Mạng giá trị gia

tăng (value-added) Mạng sử dụng để truyền dữ liệu tới IPC CMS Hệ thống giám sát trung tâm ở IPC Bộ điều phối

(coordinator) Bộ điều phối quốc gia và khu vực ở các mức bưu cục Hệ thống Test Mail Được sử dụng để gửi các thẻ gắn kèm thư giữa các cổng

Bảng 5.2. Đặc điểm hệ thống RFID của IPC

Các thành phần của hệ thống RFID của IPC được mô tả chi tiết như sau:

- Thẻ: các thẻ được thiết kế để có khả năng sử dụng ít nhất là 5 năm, được gắn vào trong các túi thư hoặc các thư kiểm tra. Những túi thư này được đưa qua một cổng (có gắn các thiết bị đọc thẻ) và hệ thống có khả năng đọc được dữ liệu của ít nhất 15 thẻ đi qua cổng một cách chính xác cùng một lúc.

+ Vì lý do bảo mật, các thẻ phải không có khả năng quảng bá tín hiệu một cách rộng rãi. Các thẻ phải quảng bá tín hiệu trong những điều kiện được thiết kế cụ thể.

+ Thẻ được sử dụng là loại thẻ active, có khả năng sử dụng lại. - Cổng giám sát: cổng giám sát có 2 thành phần chính là anten và đầu đọc.

+ Anten: tạo tín hiệu điện từ trường ở tần số 125KHz. Anten có nhiệm vụ phát hiện ra thẻ trong thư, kích thích để chúng gửi tín hiệu ở tần số 433.92MHz tới đầu đọc.

+ Đầu đọc: là một hộp được đặt trên tường và không cách xa anten quá 10m. Đầu đọc tập hợp tín hiệu được gửi đi từ thẻ, thêm các thông tin như thời gian, vị trí và truyền dữ liệu này về hệ thống tập hợp dữ liệu cục bộ. Một cổng thường có thể có 4 anten/ 1 đầu đọc, phụ thuộc vào khoảng cách và không gian của khu vực đó.

- LDCS: dữ liệu từ mỗi cổng được truyền tự động đến máy tính trong LDCS. Có thể có tới 15 cổng liên kết tới 1LDCS. LDCS bao gồm 1 modem để liên kết tới Value-added network hoạt động bởi GXS. LDCS lưu trữ dữ liệu rồi gửi tới CMS ở IPC. LDCS cũng là nơi lưu trữ thông tin, tự động kiểm tra hệ thống nhằm giám sát được những lỗi xảy ra, gửi tới CMS, khi đó LCDS sẽ lưu lại báo cáo lỗi và đợi cho tới khi vấn đề được giải quyết.

- Các thành phần không phải phần cứng: Ngoài những thành phần phần cứng như thẻ, anten, đầu đọc, máy tính… các thành phần khác cũng rất quan trọng. Những thành phần phải kể đến là đường dây liên lạc giữa các LDCS và giữa LDCS với CMS, những thành phần điều phổi hoạt động, CMS để lưu trữ và xử lý dữ liệu, hệ thống kiểm tra thư end-to-end.

+ CMS có chức năng tập hợp và phân phối dữ liệu theo mong muốn của người sử dụng dữ liệu. Điều đó có nghĩa là CMS có chức năng quản lý việc kiểm tra toàn bộ dữ liệu được gửi đến. Ngoài ra, CMS còn có nhiệm vụ giám sát sự hoạt động của hệ thống, đảm bảo hệ thống luôn được hoạt động bình thường để có thể phản ứng kịp thời với những vấn đề có thể xảy ra. Công việc này sẽ được sự hỗ trợ từ những người giám sát, các file thông báo với các đường liên kết từ LDCS. Toàn bộ các thành phần này sẽ đảm bảo hệ thống hoạt động một cách bình thường và thông suốt.

+ Hệ thống kiểm tra thư end-to-end: các thư kiểm tra có gắn thẻ RFID và được gửi đi theo tiến trình hệ thống xử lý mail., đảm bảo việc gửi và nhận mail theo một tiến trình xử lý cho trước.

- Tiến trình xử lý và hoạt động:

+ Các thư có gắn thẻ RFID được xử lý và gửi đi từ hệ thống kiểm tra đầu cuối. Hệ thống này của IPC có tên là Unex.

® IPC 2002

Diagnostic Monitoring

Diagnostic Monitoring Segment Level Segment Level

Tracking

Tracking

Addressee Posting SortingCenter Office ofExchange TransportAirline/ Office ofExchange SortingCenter DeliveryOffice

UNEX -TEST LETTER UNEX -TEST LETTER Diagnostic - outbound Diagnostic - inbound End-to-End REIMS

Hình 5.8: Quy trình hoạt động của hệ thống RFID track and trace của IPC

+ Khi thư đã được gắn thẻ RFID, dữ liệu được tập trung tại LDCS của qua việc xử lý và đọc các thông tin của các cổng giám sát khi thư đi qua các điểm này. + Dữ liệu từ các LDCS được tập trung tại CMS nhằm xử lý toàn bộ thông tin

liên quan đến thư gửi của tất cả các nước trong hệ thống. Liên lạc giữa các thành phần được đồng bộ và thống nhất qua mạng điện thoại hay internet. + Hệ thống này của IPC đã hoạt động được trên 10 năm và hiện tại đã có 236 vị

trí trên khoảng 50 nước.

+ Công nghệ sử dụng cho hệ thống này đã hoạt động rất thành công, hệ thống hoạt động tốt và tuổi thọ cao.

+ Phù hợp với tiêu chuẩn cần đưa ra với đối tượng sử dụng và các yêu cầu về tính tin cậy của hệ thống.

+ Mặc dù hệ thống đã được đưa ra và nghiên cứu phát triển từ 1996 nhưng cho đến nay, IPC vẫn chưa tìm ra được hệ thống nào hay nhà cung cấp nào có thể thay thế hệ thống hiện có cũng như cải tiến để có một cách thức hoạt động hiệu quả hơn.

+ Với sự phát triển và hoạt động ngày càng lớn của bưu chính, hệ thống này của IPC ngày càng phát triển và mở rộng, đảm bảo được việc kiểm tra được thời gian toàn trình khi gửi thư hay bưu phẩm, bưu kiện từ nước này đến nước khác.

b. Xu hướng tích hợp với IPC của bưu chính Việt Nam

Hệ thống của IPC là một hệ thống đã được phát triển cách đây khá lâu và hoạt động trên nhiều quốc gia từ châu Âu, châu Mỹ đến châu Phi và châu Á Thái Bình Dương nhưng Việt Nam vẫn là nước nằm ngoài hệ thống này mặc dù chúng ta đã tham gia vào liên minh bưu chính thế giới. Do đó, để có thể hoạt động đồng bộ và liên kết tốt hơn với quốc tế thì việc ứng dụng công nghệ này và tích hợp với hoạt động của IPC là một yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thiếu các khâu kiểm tra thư thủ công đang sử dụng hiện nay.

Một mặt hệ thống được sử dụng tại Việt Nam phải đảm bảo được khâu kiểm tra thời gian toàn trình cho thư, bưu gửi trong nước, đồng thời phải theo dõi được khi thư vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam hay từ Việt Nam đi nước ngoài. Muốn vậy, bưu chính Việt Nam cần xây dựng hệ thống sử dụng công nghệ tương đồng với IPC nhằm trao đổi dữ liệu và liên kết với bưu chính thế giới. Đây là một trong những yêu cầu cần thiết nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện cũng như việc kiểm tra thư được liên thông và thông suốt với thế giới.

Tóm lại, yêu cầu chủ yếu khi tích hợp với hệ thống của IPC bao gồm:

- Hoạt động đồng bộ và đảm bảo liên kết, trở thành một bộ phận trong hệ thống kiểm tra thư của IPC. Điều này không những giám sát được thư từ, bưu gửi từ các nước khác đến Việt Nam mà còn xem xét thư gửi trong địa phận Việt Nam như thế nào.

- Tối thiểu các công đoạn thủ công phức tạp và rườm rà khi phải kiểm tra thư hay bưu gửi.

- Nâng cao chất lượng cho ngành.

Bưu chính Việt Nam cần có những cải tiến và phát triển mới để nâng cao chất lượng dịch vụ bưu phẩm bưu kiện, thư từ và tạo được uy tín với khách hàng cũng như bưu chính các nước khác trên thế giới.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ứng dụng công nghệ RFID (radio frequency identification ) trong bưu chính (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w