thứ ba tiềm ẩn thì câu văn sau lại được kể từ ngôi thứ ba tựa vào nhân vật để kể thì đến tuyến truyện sau lại được kể từ ngôi thứ nhất. Với việc sử dụng đan xen linh hoạt giữa các ngôi kể, Llosa đã tạo nên sự kết hợp giữa hai phương thức trần thuật khách quan và chủ quan trong tác phẩm của mình.
Với ngôi kể thứ nhất, người đọc có thể thâm nhập vào ngõ ngách trong thế giới tâm hồn của nhân vật, với ngôi kể thứ ba, tác giả muốn người đọc lùi ra một khoảng xa nhất định để nhận định và đánh giá nhân vật hay những vấn đề khác trong tác phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù được kể từ ngôi thứ ba vốn rất khách quan nhưng tác giả đã để cho kiểu người kể chuyện này mượn giọng nhân vật để kể từ đó làm giảm bớt khoảng cách giữa tác giả với nhân vật cũng như giữa nhân vật và độc giả. Đây là lối kể chuyện khách quan nhưng đã được chủ quan hóa. Câu chuyện được kể bởi nhiều nhân vật khác nhau, nhiều người kể chuyện khác nhau do đó có sự đan xen giữa nhân vật này với nhân vật khác, người kể chuyện này với người kể chuyện khác vì vậy ngôi kể trong Trò chuyện trong quán La Catedral luôn có sự linh hoạt. Lối kể chuyện này đã tạo nên khả năng vừa miêu tả sự khách quan lại vừa đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật, từ đó nhân vật hiện lên vừa khách thể trong hành động vừa chủ thể trong suy nghĩ, tình cảm.
Sự đan xen giữa các ngôi kể cũng là hệ quả của hiện tượng phân rã, đan xen và chồng chất các tuyến truyện cộng với việc lời kể đan xen đối thoại và độc thoại, hồi tưởng và liên tưởng bất ngờ.
Mario Vargas Llosa đã vô cùng khôn khéo khi lựa chọn cho quyển tiểu thuyết của mình hình thức một cuộc trò chuyện để chuyển tải tất cả những nội dung tư tưởng mà ông muốn gửi gắm: vấn đề thân phận con người, vấn đề chính trị xã hội...và quan trọng hơn nữa là biệt tài của ông còn thể hiện qua việc phối hợp linh hoạt các kiểu ngôi kể trong cuộc trò chuyện đó. Dưới hình thức một cuộc trò chuyện, chủ đề câu chuyện liên tục thay đổi bất ngờ, mạch truyện không còn được kể từ một nhân vật duy nhất mà được kể từ nhiều nhân vật khác
nhau. Do vậy, cùng một sự việc xảy ra, mối quan hệ giữa các nhân vật với sự việc rất khác nhau nên cái nhìn về sự việc ấy cũng khác nhau. Qua đó, chúng ta sẽ thấy mối quan hệ giữa các nhân vật cũng như có cái nhìn phong phú, toàn vẹn, khách quan về nhân vật và các vấn đề mà tác giả phản ánh trong tác phẩm.
Kết cấu mỗi phần thường được sắp xếp như sau: người kể chuyện ngôi thứ nhất xưng tôi kết hợp với người kể chuyện ngôi thứ ba tựa vào nhân vật để kể kể các câu chuyện về Santiago, Ambrosio, Amalia, Ludovico và Queta còn người kể chuyện ngôi thứ ba tiềm ẩn thì kể các câu chuyện về Don Cayo.
Trong số những dạng thức người kể chuyện trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy hình ảnh nổi bật của người kể chuyện trung tâm Ambrosio. Từ sự kết hợp giữa hai ngôi kể khác nhau (ngôi thứ nhất xưng tôi và ngôi thứ ba tựa vào nhân vật để kể để), nhân vật này đã kể lại rất nhiều sự việc đã diễn ra trong quá khứ. Việc Ambrosio là người kể chuyện xuất hiện với tần số nhiều nhất trong số những người kể chuyện của tiểu thuyết là để nhân vật này lần lượt tiếp xúc với rất nhiều nhân vật, từ đấy kể về những điều mình được chứng kiến, được trải nghiệm, có liên quan đến các nhân vật ấy và những câu chuyện xoay quanh họ. Nhân vật Ambrosio đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Mario Vargas Llosa đã đặt lên vai anh đó là nối kết các tuyến truyện nhỏ rời rạc thành một câu chuyện hoàn chỉnh từ đó mang lại một hiệu quả lớn lao: giúp người đọc thấu suốt về tác phẩm.
Để dễ dàng nhìn thấy vai trò của người kể chuyện trung tâm Ambrosio, chúng tôi đã vẽ nên sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật Ambrosio với các nhân vật khác và giữa các nhân vật với nhau (xem hình 2.3 dưới đây).
Ambrosio Amalia Trinidad Amalia Hortensia Con trai (Chết lúc mới sinh) Trifulcio Tomasa (Bà đen) Don Femin Senora Zoila Santiago Nổ Teté Ana Hortensia (Nàng Thơ) Queta Cayo Bermudez
* Hình 2.3: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa nhân vật Ambrosio với các nhân vật khác và giữa các nhân vật với nhau
Chú thích:
: Quan hệ vợ chồng
: Quan hệ cha mẹ - con cái
: Quan hệ đồng tính : Quan hệ nhân tình : Quan hệ chủ - tớ (Giúp việc) : Quan hệ chủ - tớ (Tài xế)
Kên Kên Dona Catalina
Ludovico Hipolito
Rosa
: Quan hệ cấp dưới - cấp trên
Khi quan sát hình 2.3, chúng ta có thể thấy rằng Ambrosio là người kể chuyện có nhiều mối quan hệ khác nhau với nhiều nhân vật trong tiểu thuyết. Chính vì thế thông qua lời kể của Ambrosio mà những bí mật được dần dần hé mở: tình yêu vụng trộm với Amalia, mối quan hệ đồng tính giữa ông chủ và anh tài xế da đen, kẻ sát nhân thật sự trong vụ án mạng năm xưa chính là Ambrosio, về lai lịch của Don Cayo, về sự thật đằng sau những cuộc mít tinh, biểu tình hay bạo loạn, về bộ mặt thật của những kẻ cầm quyền…
Như vậy, trong Trò chuyện trong quán La Catedral, Mario Vargas Llosa đã sử dụng chủ yếu hai ngôi kể: ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba. Với người kể chuyện ngôi thứ ba, khi thì câu chuyện được kể từ ngôi thứ ba tiềm ẩn để tạo nên tính tổng thể và gia tăng tính khách quan, khi thì câu chuyện lại được kể từ ngôi thứ ba tựa vào nhân vật để gia tăng thêm ấn tượng chân thực và gần gũi. Bên cạnh đó, với việc kết hợp ngôi kể thứ ba và ngôi kể thứ nhất, cuộc sống bên trong tác phẩm hiện lên đa dạng, nhiều chiều, được soi chiếu từ nhiều góc độ: chủ quan lẫn khách quan, tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả chiếm lĩnh nội dung tác phẩm một cách toàn vẹn và chủ động hơn.
Sự xuất hiện của cả hai ngôi kể trong cùng một tác phẩm sẽ giúp tác giả truyền tải ý tưởng của mình đến độc giả một cách cụ thể hơn, câu chuyện trong tác phẩm sẽ có nhiều khía cạnh được bàn tới, nhiều cách đánh giá khác nhau và người đọc sẽ hiểu rõ hơn nội dung câu chuyện. Đây là nét mới lạ và sáng tạo độc đáo của Mario Vargas Llosa trong nghệ thuật kể chuyện.