Cốt truyện song hành – tịnh tiến

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết trò chuyện trong quán la catedral của mario vargas llosa (Trang 36 - 50)

Nếu xét về mặt vĩ mô qua bốn phần lớn của tiểu thuyết thì cốt truyện có đặc điểm là phân rã – lồng khung, còn nếu như xét về mặt vi mô qua các chương của từng phần thì chúng ta thấy cốt truyện được triển khai thành nhiều tuyến và các tuyến này có sự phát triển theo kiểu song hành – tịnh tiến.

Trước tiên, chúng ta xét sự phát triển song hành của các tuyến truyện qua bốn phần của tiểu thuyết (Xem hình 2.1. Sơ đồ cốt truyện tiểu thuyết Trò chuyện trong quán La Catedral – trang 17)

Phần Một:

Chương 7: Có bốn tuyến truyện song hành: Don Cayo, Trifulcio, Trinidad và Ambrosio.

Phần Hai: Có ba tuyến truyện song hành: Amalia, Don Cayo, Santiago -

Ambrosio

Phần Ba: Có bốn tuyến truyện song hành: Santiago, Amalia, Don Cayo,

Ambrosio

Phần Bốn: Có ba tuyến truyện song hành: Santiago, Ambrosio – Queta,

Ambrosio – Amalia.

Như vậy, nếu như ở Phần Một, sự song hành của các tuyến truyện chỉ diễn ra ở cấp độ trong một chương thì sang đến ba phần còn lại các tuyến truyện đã tách riêng ra thành các tuyến riêng rẽ và có sự song hành xuyên suốt các chương của từng phần. Chúng ta có thể thấy rằng đây là kiểu cốt truyện song hành theo tuyến nhân vật, nhà văn đã chia nhân vật theo từng tuyến truyện và các tuyến cùng hoạt động. Tuy nhiên các tuyến nhân vật không nhất thiết cố định mà thay đổi tùy theo hoàn cảnh và chuyển biến sự việc khác nhau, nhưng lúc nào các tuyến cũng đều hoạt động song song.

Với việc sắp xếp các tuyến truyện song hành với nhau, Mario Vargas Llosa đã làm nổi bật những mối xung đột xã hội cơ bản trong thời kì lịch sử lúc bấy giờ. Đó là sự xung đột giữa giai cấp cầm quyền độc tài và bạo lực với những “con người dưới đáy” là nạn nhân của bộ máy cai trị ấy. Với lợi thế trong việc tạo ra một sự đối sánh của kiểu cốt truyện song hành, ở Phần Hai và Phần Ba, Mario Vargas Llosa đã vẽ nên hai bức tranh đối lập về hai nhân vật Santiago và Don Cayo. Trong khi Don Cayo nhanh chóng trèo lên các bậc thang xã hội thì anh chàng Santiago tự lựa chọn cho mình một con đường xuống dốc: sa sút và mất địa vị xã hội dù cả hai nhân vật này đều có xuất phát điểm giống nhau (con trai của những gia đình giàu có, học hành giỏi giang và họ đều không đi theo con đường mà gia đình đã vạch ra sẵn mà tự lựa chọn con đường đi cho mình). Cũng ở Phần Hai và Phần Ba này, tác giả đã đặt cảnh ngộ người trí thức – anh chàng sinh viên luật năm ba khốn khổ và nghèo túng tự ý rời khỏi tầng lớp xuất thân tư sản giàu có của mình để đi tìm việc ở một tòa soạn báo xập xệ cũ nát và

dơ bẩn với đồng lương còm cõi – cùng với cảnh ngộ của cô hầu gái và anh chàng tài xế da đen với một bên là cuộc sống riêng xa hoa như ông hoàng bà chúa của Don Cayo và cô nhân tình. Kiểu cốt truyện song hành đã mang đến cho Mario Vargas Llosa những lợi thế to lớn trong việc làm bật lên bộ mặt thật của kẻ cầm quyền và những thân phận nhỏ nhoi thấp bé trong xã hội Pêru dưới thời Odría.

Hai tuyến truyện về Amalia và Ambrosio được sắp xếp song hành với nhau với hai câu chuyện được kể riêng biệt về hai cảnh đời nhưng đều giống nhau ở chỗ họ cùng xuất thân nghèo khổ, phải đi làm thuê cho những kẻ giàu có. Bị dòng đời đưa đẩy, họ tìm đến với nhau với ước muốn xây nên một gia đình hạnh phúc. Hai tuyến truyện song hành này giao nhau ở mốc thời điểm họ cùng nhau bỏ đến Pucallpa, thế nhưng cuộc hành trình này cũng chẳng mang lại cho họ một tương lai tốt đẹp hơn khi ở Pucallpa họ đã mất đi tất cả.

Từ chỗ được kể xen kẽ nhau trong cùng một tuyến ở Phần Hai, sang đến Phần Ba, hai nhân vật là Santiago và Ambrosio đã tách ra thành hai tuyến truyện riêng rẽ và song hành nhau. Với cảnh ngộ sống khác nhau, xuất phát điểm và xuất thân khác nhau nhưng họ đã lựa chọn cho mình con đường đi gần giống như nhau: cả hai cùng muốn thoát ly và không đi cùng con đường với cha mình nhưng cuối cùng cả hai đều thừa nhận rằng họ là những kẻ thất bại. Cuối cùng, cả Santiago và Ambrosio đều trở thành những nạn nhân đáng thương trong xã hội lúc bấy giờ. Nếu như Santiago đánh mất lý tưởng, niềm tin trong cuộc sống thì Ambrosio đã mất đi tất cả: hạnh phúc gia đình, công việc...Tương lai của họ ra sao, họ sẽ làm gì, đó là những câu hỏi chưa có lời đáp.

Nếu như ở ba phần đầu của tiểu thuyết, chúng ta dễ dàng nhận ra bức chân dung của kẻ cầm quyền (Don Cayo) được đặt cạnh thân phận nhỏ nhoi của những kiếp người nhỏ bé, những nạn nhân đáng thương của bộ máy cầm quyền ấy (Trifulcio, Trinidad, Ambrosio, Amalia, Santiago, Queta, Hortensia) thì đến phần cuối cùng của tiểu thuyết chỉ còn lại câu chuyện về thân phận của Santiago

và những “con người dưới đáy” (Ambrosio, Queta và Amalia) làm đọng lại trong ta một nỗi niềm xót thương cho thân phận của họ.

Llosa đã đặt cạnh nhau nhiều thân phận, nhiều mảnh đời với nhiều câu chuyện được kể từ đó biên độ không gian và thời gian được mở rộng làm nổi bật lên những số phận con người và làm tô đậm những sự trái ngược giữa ánh sáng và bóng tối. Những hình ảnh đối lập nhau một cách nhức nhối: lòng nhân hậu bên cạnh sự giả trá, tâm hồn đa cảm đối lập với sự thô lỗ, lòng vị tha đi đôi với tính ích kỷ…

Việc cùng một lúc mô tả nhiều tuyến nhân vật đã khiến cho mạch truyện trở nên gấp gáp và trong một thời gian ngắn, Mario Vargas Llosa có thể mô tả được nhiều sự kiện. Vì vậy kiểu cốt truyện song hành theo tuyến nhân vật làm tăng sự khẩn trương của mạch truyện, cùng một lúc người đọc được chứng kiến nhiều hành động của nhiều nhân vật. Hơn nữa, với cách sáng tạo nên nhiều tuyến truyện về nhiều tuyến nhân vật song hành với nhau, tác giả phải kể và miêu tả luân phiên giữa các tuyến truyện đó, nghĩa là không thể tập trung vào một tuyến nhân vật từ đầu đến khi kết thúc mà có thể dừng ở một điểm cao trào gay cấn và hấp dẫn nào đó ở tuyến này và chuyển sang tuyến nhân vật khác từ đó sẽ tạo nên sự thu hút đối với người đọc.

Trong các tuyến truyện song hành với nhau, chúng ta cũng cần lưu ý thêm việc mỗi tuyến truyện lớn còn bao hàm trong nó nhiều tuyến truyện con do vậy đã dẫn đến hiện tượng một nhân vật cùng xuất hiện trong nhiều tuyến truyện song hành. Đó chính là trường hợp của hai nhân vật Don Cayo và Ambrosio. Chúng ta xét sự hiện diện của hai nhân vật này trong các tuyến truyện song hành ở các phần của tiểu thuyết:

- Don Cayo: ở Phần Hai nhân vật này có mặt ở cả hai tuyến truyện song hành:

Tuyến 1: Amalia – Don Cayo – Hortensia Tuyến 2: Don Cayo

- Ambrosio: ở Phần Hai và Phần Bốn nhân vật này có mặt ở cả hai tuyến

truyện song hành:

Phần Hai:

Tuyến 1: Amalia – Ambrosio. Tuyến Amalia bao hàm cả chuyện về Ambrosio do bắt đầu từ chương 5 (từ mốc thời gian cô làm thuê ở nhà Hortensia) thì hai người bắt đầu chuyện hẹn hò yêu đương.

Tuyến 3: Chuyện về Santiago xen kẽ với chuyện về Ambrosio luân phiên qua các chương (Tuyến Santiago: chương 1, 3, 5, 7, 9; Tuyến Ambrosio: chương 2, 4, 6, 8)

Phần Bốn:

Tuyến 2: Ambrosio – Queta – Don Cayo Tuyến 3: Ambrosio – Amalia

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hai nhân vật Don Cayo và Ambrosio có mặt trong rất nhiều tuyến và có mối liên quan với nhiều nhân vật khác trong tác phẩm. Hai nhân vật này được soi chiếu từ nhiều góc độ khác nhau với nhiều câu chuyện được kể từ đó bức chân dung nhân vật hiện lên đa chiều và dần dần rõ nét hơn một cách rất chân thực.

Trước hết, trong tuyến truyện về Amalia khi cô ở nhà Hortensia, ngoại hình của Don Cayo được miêu tả khá chi tiết qua con mắt nhìn của cô hầu gái:“…chỉ cao đến tai bà ấy khi bà ấy đi giày cao gót…Ông ta đáng tuổi cha bà ấy, ông ta xấu xí, thậm chí ông ta mặc áo quần cũng chẳng đẹp…” [17, tr.222]. Amalia ngầm so sánh Don Cayo với ông chủ cũ của mình là Don Femin là nhận ra ngay sự khác biệt có thể gọi là đối lập giữa họ: trong khi Don Femin chỉ cần nhìn là biết có dòng dõi và có tiền, còn Don Cayo thì “rất nhỏ con, mặt dai nhách, tóc vàng như sợi thuốc lá vụn, cặp mắt trũng sâu nhìn lạnh lùng xa cách, các nếp nhăn trên cổ, cái miệng gần như không có môi, hàm răng cáu vàng vì hút thuốc…Ông gầy đến nỗi phía trước bộ áo vét của ông gần đụng phía sau.. Ông hiếm bao giờ thay đổi bộ vét, cà vạt ông thắt xấu tệ xấu hại, móng tay ông

bẩn…” [17, tr.223]. Đó là về ngoại hình của nhân vật này, còn về tính tình của Don Cayo, ông là một kẻ rất kiệm lời, ít khi biểu lộ cảm xúc. Amalia cũng như những người hầu trong căn nhà nhỏ ở San Miguel và cả Nàng Thơ nữa biết rất ít về cuộc sống riêng của ông trước đó, về việc ông đã có vợ hay chưa. Thế nhưng, có một điều chắc chắn là đối với Amalia nếu ông đã có vợ thì việc phải sống với người chồng như thế thì chắc sẽ buồn chán như là “luôn luôn mặc áo tang”.

Với vài nét phác họa đơn giản như thế, chân dung Don Cayo hiện lên già nua, xấu xí, đối lập hoàn toàn với vẻ xinh đẹp, trẻ trung và lộng lẫy của cô nhân tình. Điều làm cho Amalia và những cô hầu gái đặc biệt quan tâm ở ông chủ không phải là việc ngoại hình của ông không cân xứng với bà chủ mà chính là sự giàu có của ông ta. Don Cayo hiện lên dưới con mắt nhìn của cô hầu gái là một ông chủ “rất giàu, là người trong chính phủ, là bộ trưởng… Ông ta phải có rất nhiều tiền để chu cấp cho bà ấy một căn nhà như thế, và mua cho bà ấy đủ thứ quần áo, nữ trang, giày dép…” [17, tr.222]. Không chỉ giàu có, ông ta còn có quyền lực và được bảo vệ như một ông vua: khi Don Cayo đến căn nhà nhỏ ở San Miguel thì luôn có hai anh cảnh sát đứng canh gác ở góc đường và có một tài xế riêng ngồi trong xe thức đợi ông ấy cả đêm.

Trong mối quan hệ với cô nhân tình, Don Cayo cũng chỉ xem cô là một quân cờ, một con tốt để hắn có thể lợi dụng làm lợi cho công việc của mình khi thường xuyên cho bạn bè của hắn – những quan chức trong chính phủ và cấp trên của hắn – mượn Nàng Thơ như mượn một món đồ để lấy lòng họ.

Nếu như trong tuyến truyện về Amalia, chúng ta biết thêm nhiều thông tin về cuộc sống riêng vô cùng xa hoa của Don Cayo cùng với một cô nhân tình xinh đẹp là cựu ca sĩ hộp đêm nổi tiếng một thời thì tuyến truyện riêng về nhân vật này song hành với tuyến truyện trên đã vẽ thêm cho chúng ta rất nhiều đường nét để hoàn chỉnh bức chân dung về hắn khi dựng lại hàng loạt cuộc đối thoại trong công việc thường ngày của một viên Giám đốc an ninh mà quyền lực nắm trong tay thậm chí còn hơn cả Tổng thống.

Nếu như cuộc sống riêng của Don Cayo được kể lại dưới con mắt nhìn của một cô hầu gái thì trong công việc, dưới con mắt nhìn của người kể chuyện ngôi thứ ba tiềm ẩn, Don Cayo là một viên chức chính phủ mà chúng ta có thể lấy hình ảnh của hắn để đại diện cho bộ máy cai trị lúc bấy giờ: độc tài, tham nhũng và vô cùng tàn nhẫn.

Với đầu óc vô cùng mưu mô và quỷ quyệt với phương châm nổi tiếng: “Chúng ta đều theo chính phủ vì lợi”, Don Cayo đã ra sức vơ vét cho đầy túi tham bằng tất cả mưu mẹo của mình. Don Cayo đã bộc lộ đầy đủ sự mưu mô và thâm hiểm của mình qua việc bắt bẻ và dồn ép Tallio – nhân viên của hãng Thông tấn Ansa – để có được một món hời khá lớn từ việc tăng tiền gia hạn hợp đồng với hãng này vì họ đã cho đăng những tin tức bất lợi cho chính phủ ở chương 3 của Phần Hai. Qua sự việc này chúng ta thấy rằng trong xã hội Pêru thời ấy báo chí chẳng qua cũng chỉ là tay sai, là con rối cho Don Cayo giật dây. Cũng ở Phần Hai này, trong chương 5, Don Cayo đã bộc lộ thêm sự ranh mãnh và luôn suy tính kĩ lưỡng những việc mình làm khi nói với Don Femin: “Tôi phải là thằng ngốc mới đầu tư một xu ở đất nước này” và “chỉ lấy cái gì cầm và đếm được” [17, tr.292]. Các món lợi mà Don Cayo kiếm được trong những vụ làm ăn, hắn không bao giờ nhận cổ phần, chỉ chịu nhận tiền mặt vì hắn biết rằng một khi cái chính phủ này chấm dứt, hắn sẽ là người ôm bộ bát đĩa vỡ và khi đó mọi người trong chính quyền mới sẽ nhảy vào thanh toán hắn (như những việc mà hắn đang làm hiện tại). Don Cayo đã thể hiện sự rặt ri bản chất con buôn trong khi hắn là một trong những người đứng đầu Nhà nước mà chỉ lo thu lợi và vơ vét cho bản thân mình, tranh thủ kiếm chác rồi sau đó rút lui êm thấm.

Vì vậy, nếu như cuộc sống giàu có và xa hoa của Hortensia – cô nhân tình trẻ của Don Cayo – hiện lên qua con mắt của Amalia khiến cho chúng ta thắc mắc vì sao gã lại nhiều tiền đến thế để có thể chu cấp cho cô ta thì trong một tuyến truyện song hành khác cũng đề cập đến nhân vật này chúng ta đã tìm được lời giải đáp.

Bên cạnh sự tham lam, thường xuyên nhận hối lộ và tham nhũng, Don Cayo còn là một tên tay sai đắc lực, đại diện cho bộ máy cầm quyền và ra sức củng cố chế độ cai trị độc tài bằng bạo lực hoặc các chiêu bài hèn hạ. Từ sau khi nhận chức Giám đốc an ninh, Don Cayo thường xuyên sử dụng chiêu bài bỏ tù các phe phái đối lập trong các cuộc bầu cử. Chẳng hạn như ở chương 2 của Phần Hai, qua cuộc trao đổi giữa Don Cayo và Lozano về kết quả bầu cử của công nhân xây dựng, chúng ta dễ dàng nhận ra phe của chính phủ (Liên danh Espinoza) đã đắc cử không một chút rắc rối vì Don Cayo đã bỏ tù hết mười hai người của phe đối lập để và càng thâm hiểm hơn nữa khi Don Cayo còn yêu cầu thả bọn “đuôi đỏ” ra trước rồi mới tới bọn Aprista để dựng lên sự kình địch giữa họ. Sự giả dối của cuộc bầu cử hiện lên rõ rệt qua những thông tin đăng trên báo chí: “Một cuộc bầu cử được tổ chức rất hòa bình, liên danh phi chính trị đắc cử một cách dân chủ” [17, tr.234]. Trong khi đó, thật sự liên danh đắc cử không hề phi chính trị mà là tay chân của chính phủ, đây vốn là một cuộc bầu cử được tổ chức bằng bạo lực và đắc cử hoàn toàn phi dân chủ với hành động bắt giam phe đối lập. Cũng ở chương 2 này, chúng ta thấy rõ sự độc tài của Don Cayo khi dàn xếp vụ đình công của phe Aprista ở Olave bằng cách bỏ tù ba người cầm đầu ở Chiclayo và buộc họ phải nhận tội. Sự độc tài của Don Cayo còn thể hiện qua việc hắn luôn dùng tiền để ra lệnh cho kẻ khác, ý muốn của hắn luôn luôn phải được thực hiện chẳng hạn như việc hắn yêu cầu dập tắt ngay và không cho phép

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết trò chuyện trong quán la catedral của mario vargas llosa (Trang 36 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)