Cốt truyện phân rã – lồng khung

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết trò chuyện trong quán la catedral của mario vargas llosa (Trang 28 - 36)

Cốt truyện là hệ thống các sự kiện cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định, tạo thành bộ phận cơ bản, quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc các loại tự sự và kịch.

Cốt truyện là thuật ngữ chỉ sự phát triển của hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình. Trong đó cốt truyện được đánh giá là “một phương tiện của lĩnh vực hình thức nghệ thuật chỉ lớp biến cố của hình thức tác phẩm” [1, tr.112].

Các nhà văn khi cầm bút luôn có ý thức sáng tạo, làm mới cốt truyện để bộc lộ một cách hiệu quả nhất quan niệm của mình về cuộc sống, về con người để lôi cuốn người đọc. Nếu trước đây, tiểu thuyết chủ yếu xây dựng nhân vật thông qua các hành động, các sự kiện, thì trong tiểu thuyết hiện đại nhân vật có xu hướng “nghĩ” nhiều hơn là hành động. Chính vì thế, cốt truyện dễ rơi vào lỏng lẻo, khó tóm tắt, cấu trúc định hình bị phá vỡ thay vào đó là một cấu trúc lắp ghép rời rạc, lôn xộn. Và kiểu cốt truyện bị phân rã chính là một cốt truyện tiêu biểu cho xu hướng nới lỏng cốt truyện này.

Cốt truyện phân rã là kiểu cốt truyện được tạo nên từ hệ thống các mảng có tính độc lập tồn tại bên cạnh nhau. Đây là kiểu kết cấu lắp ghép mang hơi hướng của tư duy hội họa lập thể. Ở đây, cốt truyện đã bị nghiền nát, đập vỡ thành từng mảnh vụn rời rạc, không theo một trình tự thời gian hay mối liên hệ nhân quả nào và mỗi mảnh vụn chính là một mảnh của hiện thực. Cốt truyện bị phân rã thành nhiều tuyến truyện nhỏ khác nhau, lồng ghép, đan xen từ nhiều câu chuyện được thể hiện một cách tinh tế. Có thể thấy kết cấu tác phẩm được thể hiện theo kiểu kết cấu “truyện lồng trong truyện”. Trò chuyện trong quán La Catedral của Mario Vargas Llosa là một trường hợp như vậy.

Santiago Zavalita, nhân vật chính trong Trò chuyện trong quán La Catedral, là con trai của Don Femin – một doanh nhân giàu sang. Anh đã quyết định rời bỏ gia đình giàu có của mình và tất cả những cơ hội tiến thân để xin vào làm cho một tờ báo nhỏ, sau khi cảm thấy không cuộc sống nào thực sự dành cho mình: trở thành một luật sư thành đạt theo mong ước của gia đình hay là một thành viên nhiệt thành của Đảng cộng sản theo những người bạn cùng trường đại học San Marcos. Một ngày, trong khi đi tìm con chó bị lạc, anh tình cờ gặp lại Ambrosio, người tài xế trung thành đã phục vụ cha anh trong nhiều năm, giờ tay trắng, sống vất vưởng ở một góc thành phố Lima. Bên những chai bia trong quán rượu La Catedral, họ trôi theo dòng hồi tưởng của cả hai. Từ cuộc trò chuyện đó, không gian mở rộng cho những giọng nói của người sống và người chết thi nhau kể lại số phận nhỏ nhoi và những nỗi khổ đau ngỡ đã tan biến trong dòng thác lịch sử.

Cuộc trò chuyện của hai nhân vật chính trong quán rượu rẻ tiền dành cho người nghèo ấy quay ngược về quá khứ mười mấy năm về trước. Nếu dòng hồi tưởng của Santiago bắt đầu ở mốc thời gian khi anh chỉ mới là một cậu học sinh vừa học xong trung học đang chuẩn bị thi vào đại học, luôn đỗ đầu nhưng lúc nào cũng là đứa chống đối cùng với câu chuyện về trò đùa của hai cậu thanh niên mới lớn – Santiago và Popeye – khi họ tiến hành thử nghiệm món thuốc kích dục với Amalia – người hầu gái của gia đình Santiago – khiến cho chị bị đuổi việc, thì dòng hồi tưởng của Ambrosio cũng bắt đầu với câu chuyện về Amalia – người vợ đã chết ở Pucallpa của Ambrosio – nhưng ở mốc thời gian sau khi chị bị đuổi khỏi nhà Santiago – và đến làm ở phòng bào chế của Don Femin. Bên cạnh câu chuyện về Amalia, mạch hồi tưởng của Ambrosio còn quay về mốc thời gian trước đó khá xa khi kể về lai lịch của Cayo Bermudez (hay còn gọi là Don Cayo) – người bạn ấu thơ của Ambrosio – từ khi Don Cayo còn ở Chincha với việc tự ý cưới vợ động trời cho tới khi gã lên Lima và nhận chức Giám đốc An ninh và từ đó có một tầm ảnh hưởng vô cùng to lớn quyết

định số phận của nhiều nhân vật khác trong tiểu thuyết… Cứ như thế, cuộc trò chuyện được mở ra theo dòng hồi tưởng của hai nhân vật Santiago và Ambrosio với câu chuyện cuộc đời của họ từ quá khứ đến hiện tại thế nhưng những dòng hồi tưởng này không đi theo trật tự tuyến tính mà xen lẫn những sự việc trước sau một cách hỗn độn dẫn tới hiện tượng cốt truyện bị phân rã thành nhiều tuyến khác nhau.

Sự phân rã và đứt đoạn không chỉ thể hiện ở bốn phần của tiểu thuyết hướng về bốn giai đoạn khác nhau một cách hỗn độn không theo trật tự thời gian mà trong các chương của từng phần cốt truyện cũng không được triển khai theo trật tự tuyến tính mà các sự việc cứ ngẫu nhiên xuất hiện theo những sự liên tưởng và hồi tưởng của Santiago và Ambrosio.

Cuốn tiểu thuyết được hình thành từ những mảnh ghép của hiện thực cuộc sống, trước hết đó là những mảnh ghép từ những cảnh đời đầy đau thương và những nỗi thất vọng chán chường của hai nhân vật chính là Santiago và Ambrosio, và sau đó còn là rất nhiều cảnh đời của các nhân vật khác: Amalia, Trinidad, Trifulcio, Queta, Hortensia. . . Và không thể thiếu trong bức tranh đa màu sắc được tạo nên từ nhiều mảnh ghép ấy chính là cuộc đời của nhân vật Don Cayo bởi vì nhân vật này có một tầm quan trọng đặc biệt trong tác phẩm có ảnh hưởng đến số phận của nhiều nhân vật khác.

Chúng ta có thể theo dõi hiện tượng cốt truyện bị phân rã thành nhiều tuyến khác nhau qua bốn phần của tiểu thuyết thông qua việc quan sát sơ đồ cốt truyện được thể hiện qua hình 2.1 dưới đây:

1 2 PHẦN MỘT PHẦN HAI PHẦN BA PHẦN BỐN (*) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 3 4 5 6 7 8 1 2 1 2 3 4 3 4 5 6 7 8 2 1 Chú thích:

(*) 1: Chương mở đầu : Khung truyện 1 : Bước chuyển 1

2 : Bước chuyển 2

: Santiago : Amalia

: Don Cayo : Trinidad

: Trifulcio : Ambrosio : Hortensia : Queta

* Hình 2.1: Sơ đồ cốt truyện tiểu thuyết Trò chuyện trong quán La Catedral 9

Phần Một: Ngoại trừ chương 1 là chương mở đầu giới thiệu nhân vật và

bối cảnh của cuộc trò chuyện, bắt đầu từ chương 2 trở đi cho đến chương 10, cốt truyện chính được chia ra thành các tuyến truyện nhỏ khác nhau được kết nối và phát triển theo chiều ngang.

- Chương 2: Tuyến truyện về Santiago và Amalia - Chương 3: Tuyến truyện về Don Cayo

- Chương 4, 6, 8, 10: Tuyến truyện về Santiago - Chương 5: Tuyến truyện về Amalia và Trinidad

- Chương 7: Tuyến truyện về Don Cayo, Trifulcio, Trinidad, Ambrosio - Chương 9: Tuyến truyện về Don Cayo, Trifulcio, Trinidad

Ở Phần Một này, sự nối tiếp các chương cũng chính là sự nối tiếp của các tuyến truyện khác nhau. Các tuyến truyện không có sự liên tục mà bị đứt đoạn do được sắp xếp xen kẽ với nhau qua các chương.

Các tuyến truyện ở Phần Một rất đa dạng: đan xen giữa đơn tuyến và đa tuyến qua các chương, và chính do sự đan xen này mà các tuyến truyện không được triển khai một cách liền mạch mà có sự đứt đoạn giữa các chương. Chúng ta có thể lí giải hiện tượng đứt đoạn này là do tính chất luân phiên đối thoại của hai nhân vật chính, thế nhưng nếu xét riêng nội tại mỗi tuyến truyện thì chúng vẫn có sự tiếp nối qua các chương.

Phần Hai: Các tuyến truyện ở Phần Một có sự phát triển tiếp nối ở Phần Hai này. Chúng ta xét sự phát triển của các tuyến truyện theo hai chiều: dọc và ngang

+ Xét theo chiều dọc: mỗi chương bao gồm ba tuyến: Tuyến 1: về Amalia

Tuyến 2: về Don Cayo

+ Xét theo chiều ngang: các tuyến chính có sự liền mạch (tuyến về Amalia và tuyến về Don Cayo liền mạch từ chương 1 đến chương 9) và đứt đoạn (tuyến về Santiago xen kẽ với tuyến về Ambrosio).

Như vậy, sự xen kẽ giữa các tuyến truyện ở Phần Một vẫn tiếp tục được tái diễn ở Phần Hai này qua tuyến truyện về Santiago và Ambrosio (Tuyến 3). Hai tuyến truyện này không tách ra riêng biệt như hai tuyến về Amalia và Don Cayo mà xen kẽ nhau qua chín chương thể hiện tính chất luân phiên đối thoại của hai nhân vật chính. Lúc này, cốt truyện chính đã được triển khai thành ba tuyến riêng biệt chứ không xen kẽ nhau như ở phần trước.

Phần Ba:

Nếu như ở Phần Hai có sự sát nhập hai tuyến truyện về Santiago và Ambrosio thì sang đến Phần Ba hai tuyến truyện này đã chia tách ra thành hai tuyến truyện riêng biệt và như vậy tổng số tuyến truyện ở phần này được nâng lên thành bốn tuyến: Santiago, Don Cayo, Amalia, Ambrosio. Cốt truyện tiếp tục được triển khai theo kiểu chia tách thành nhiều tuyến khác nhau nhưng so với hai phần trước thì có phần dễ theo dõi hơn do mỗi tuyến truyện đã có sự liền mạch.

Phần Bốn:

Bốn tuyến truyện ở Phần Ba sang đến Phần Bốn đã giảm xuống còn ba tuyến do tuyến truyện về Don Cayo không còn là một tuyến riêng rẽ nữa mà lồng vào trong tuyến Ambrosio, do đó tổng số tuyến truyện ở phần này giảm xuống còn ba tuyến: Santiago, Ambrosio, Amalia. Mặc dù đây là phần cuối cùng có vai trò kết thúc tác phẩm và khép lại cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật chính thế nhưng kiểu cốt truyện phân rã vẫn được duy trì chứ không có sự hợp nhất các tuyến thành một tuyến truyện duy nhất.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, nếu xét về mặt vĩ mô qua bốn phần lớn của tiểu thuyết thì từ cuộc trò chuyện chính giữa Santiago và Ambrosio trong quán La Catedral, cốt truyện được triển khai thành rất nhiều tuyến và điểm đáng

chú ý ở các tuyến truyện này đó là: mỗi tuyến truyện được kể theo nhân vật chính của tuyến. Cho nên chúng ta có thể gọi đây là sự phân rã cốt truyện theo tuyến nhân vật. Quan sát sơ đồ các tuyến truyện và chú ý theo dõi sự phát triển của các tuyến truyện qua bốn phần của tiểu thuyết chúng ta có thể nhận ra bốn tuyến truyện nổi bật lần theo các giai đoạn cuộc đời của bốn nhân vật: Santiago, Ambrosio, Amalia và Don Cayo.

Tác phẩm được trình bày dưới hình thức một cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật chính, từ đó vẽ nên bức tranh chính trị – xã hội của đất nước Pêru từ những năm 1948 cho đến khoảng những năm 1963, trong đó nổi bật lên những bức tranh về thân phận con người nổi trôi trong dòng thác lịch sử. Mario Vargas Llosa đã lựa chọn kiểu cốt truyện phân rã thành nhiều tuyến để chuyển tải tất cả những nội dung phức tạp ấy. Kiểu cốt truyện này không chỉ phù hợp với tính chất luân phiên đối thoại giữa hai nhân vật chính (tối thiểu phân rã thành hai tuyến lớn: Santiago và Ambrosio) mà còn rất phù hợp với việc liên tục thay đổi chủ đề trong cuộc trò chuyện (phân rã thành các tuyến con).

Có thể thấy, cấu trúc tự sự của tác phẩm Trò chuyện trong quán La Catedral có sự phân mảnh một cách rõ ràng do kiểu cốt truyện phân rã. Dịch giả Phạm Văn đã gọi hiện tượng này là một sự hỗn độn, và sự hỗn độn đó là cần phải có bởi nó phù hợp với tính chất của dòng hồi ức luôn vận động và phát triển không theo quy luật của hai nhân vật chính. Hồi ức trải đến đâu tiểu thuyết phát triển theo đến đó, dường như không có giới hạn.

Với việc tổ chức cốt truyện theo lối phân rã, Mario Vargas Llosa đã tạo cho tác phẩm của mình một vóc dáng đồ sộ, không chỉ ở số lượng trang viết mà còn là ở sự chồng xếp của các sự kiện, chi tiết, trải dài trong nhiều khoảnh khắc thời gian của đời người. Có thể nói, kiểu cốt truyện phân rã là một thủ pháp nghệ thuật cơ bản trong Trò chuyện trong quán La Catedral.

Những tuyến truyện khác nhau về nhiều nhân vật khác nhau tưởng chừng như vô cùng rời rạc nhưng lại có sự kết nối chặt chẽ do kiểu truyện lồng khung:

truyện lồng trong truyện. Có thể hình dung cuộc trò chuyện của hai nhân vật chính Santiago và Ambrosio trong quán La Catedral vào một buổi chiều với những dòng hồi tưởng bất tận là tuyến truyện chính (truyện khung), rồi từ tuyến truyện chính này mở ra nhiều tuyến truyện khác. Chúng ta cần đặc biệt lưu ý, chính 296 câu thoại mà Ambrosio và Santiago luân phiên trò chuyện cùng nhau xuất hiện xuyên suốt và rải rác qua bốn phần của tiểu thuyết đã tạo nên cái khung chính cho sự triển khai các tuyến truyện nói trên. Những câu thoại này có thể được xem là những dấu hiệu để chúng ta có thể nhận biết được ở chương đó, ở tuyến truyện đó là ai đang kể cho ai nghe (Santiago đang kể cho Ambrosio nghe hay là ngược lại), từ đó giúp cho chúng ta dễ dàng nhận diện ngôi kể và điểm nhìn. Và cũng dựa vào những câu thoại đó, chúng ta có thể biết được chủ đề chính trong câu chuyện mà họ đang nói tới.

Các tiểu truyện trong tác phẩm xuất hiện lần lượt theo những dòng hồi tưởng của hai nhân vật Santiago và Ambrosio, và chúng soi chiếu lẫn nhau, để rồi cuối cùng, khi được ráp nối lại, toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của các nhân vật và cũng là về một giai đoạn lịch sử của đất nước Pêru trong vòng mười lăm năm được tái hiện lại một cách đầy đủ và hết sức chân thực.

Trong kiểu cốt truyện khung này, các tuyến truyện có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, tuyến này là “tập con” của tuyến kia. Bên cạnh đó nhờ việc luân phiên qua lại giữa hai người kể là Santiaogo và Ambrosio với nhiều câu chuyện khác nhau mà tính khách quan của truyện được chú trọng. Với đặc điểm này, vô tình kiểu cốt truyện lồng khung cũng sẽ hạn chế vai trò của người kể chuyện “Thượng đế” vốn tồn tại rất lâu trong tự sự, làm cho câu chuyện trở nên đáng tin cậy và gần gũi hơn.

Trong dung lượng 640 trang, hệ thống sự kiện trong cốt truyện của tác phẩm được chia thành nhiều dòng, nhiều tuyến gắn với số phận của hai nhân vật chính là Santiago Zavalita và Ambrosio. Llosa đã đan cài các tuyến truyện phân rã và đứt đoạn vào nhau khéo léo từ đó tạo ra những tình huống bất ngờ và hấp

dẫn. Với kiểu cốt truyện phân rã thành nhiều tuyến khác nhau, Llosa đã có một lợi thế vô cùng to lớn khi có rất nhiều câu chuyện được kể, nhiều sự kiện được tái hiện, nhiều nhân vật được đề cập, từ đó quyển tiểu thuyết này có khả năng phản ánh lịch sử xã hội Pêru trên một diện rộng trong một khoảng thời gian dài với nhiều vấn đề được đề cập. Bên cạnh đó, nhà văn còn làm gia tăng tính khách quan, kích thích trí tò mò và ham muốn khám phá cho độc giả. Người đọc buộc phải theo dõi từ đầu đến cuối nếu muốn tìm ra những sự thật và lời giải đáp. Họ buộc phải tự mình suy luận, phán đoán, kết nối để phát hiện sự thú vị của kiểu cốt truyện này và kinh ngạc trước khả năng sáng tạo tuyệt vời của Llosa. Lối viết này đã dẫn dắt người đọc vào quá trình “đồng sáng tạo” với nhà văn, khiến người đọc không còn “thụ động” trong quá trình tiếp nhận tác phẩm. Với vai trò người kể chuyện, tác giả dẫn dắt người đọc cùng phiêu lưu trong những chuyến hành trình của các nhân vật. Chính kiểu cốt truyện phân rã – lồng khung này đã giúp Llosa nối kết các tuyến truyện từ quá khứ đến hiện tại để khái quát bức tranh hiện thực rộng lớn, sống động của cả một thời kì lịch sử.

Một phần của tài liệu nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết trò chuyện trong quán la catedral của mario vargas llosa (Trang 28 - 36)