Hai khái niệm không gian và thời gian có mối quan hệ gắn chặt khó tách rời hay nói cách khác là giữa chúng có tính liên kết (M.Bakhtin). Vì vậy, khi xem xét và tìm hiểu về những tính chất của không gian nghệ thuật trong Trò chuyện trong quán La Catedral chúng ta phải xem xét nó trong mối quan hệ mật thiết với thời gian nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trong Trò chuyện trong quán La Catedral có tính chất đồng hiện đa tầng và đó là hệ quả tất yếu của kiểu thời gian đồng hiện. Do đó, những yếu tố nào chi phối dẫn đến tính chất đồng hiện của thời gian thì cũng chi phối đến tính chất đồng hiện của không gian. Thứ nhất, đó là do đặc điểm của cốt truyện (phân rã – lồng khung, song song – tịnh tiến, những vòng tròn đồng tâm) và thứ hai là do sự phối hợp nhiều ngôi kể, đan xen nhiều điểm nhìn trong tiểu thuyết. Từ đó giúp cho tác giả khai thác sự hiện diện của nhiều sự kiện, nhiều hành động xảy ra ở nhiều mốc thời gian khác nhau trong cùng một thời điểm.
Như chúng ta đã tìm hiểu, trong Trò chuyện trong quán La Catedral có hai loại không gian chủ yếu là không gian bên ngoài và không gian bên trong,trong
đó không gian bên ngoài lại được chia ra thành không gian đời thường và không gian lịch sử… và các kiểu không gian này thường đồng hiện theo dòng hồi tưởng bất tận của hai nhân vật chính: Santiago và Ambrosio. Không gian đa tầng trong tiểu thuyết không chỉ là không gian địa lý (không gian bên ngoài) mà còn là không gian tâm lí (không gian bên trong)
Với sự xuất hiện của nhiều tuyến truyện do cốt truyện bị phân rã, tác giả đã di chuyển điểm nhìn không gian theo cách thức đồng hiện bằng cách cùng một lúc miêu tả nhiều sự kiện diễn ra ở nhiều địa điểm khác nhau, qua nhiều điểm nhìn khác nhau. Xuyên suốt tác phẩm là những mảnh ghép không gian, được mở rộng biên độ theo những biến cố lịch sử và được khúc xạ qua tâm tư của các nhân vật. Tất cả những mảng không gian ấy cùng nhau đồng hiện trên cả hai chiều quá khứ – hiện tại.
Chẳng hạn như ở chương 4, Phần Ba của tiểu thuyết, Vargas Llosa đã tô đậm sự căng thẳng và kịch tính của cuộc biểu tình và phản biểu tình trong Rạp hát Thành phố ở Arequipa bằng cách đan xen nhiều cuộc đối thoại khác nhau diễn ra ở những nơi chốn khác nhau:
1. Cuộc trò chuyện giữa Ambrosio và Ludovico trong Bệnh viện Cảnh sát 2. Cuộc trò chuyện giữa những kẻ nằm trong phe phản biểu tình ở Arequipa (“Người đàn ông ra lệnh”, Trifulcio, Ludovico, Hipolito, Urondo, thằng cai Martínez, Téllez, trưởng khu, Tiến sĩ Lama, Ruperto) trước và trong khi diễn ra cuộc bạo loạn.
3. Cuộc trò chuyện giữa Landa – Femin – Don Emilio Arévalo – Lozano ở
Lima.
4. Cuộc trò chuyện giữa Don Cayo – Molina: Don Cayo ở Lima gọi điện
thoại cho Molina ở Arequipa.
Những mảng không gian khác nhau được đan cài vào nhau khiến cho những diễn biến của sự kiện được cung cấp và kể lại một cách đầy đủ, toàn diện. Vụ bạo loạn đẫm máu ở Arequipa được nhìn từ nhiều phía, qua lời kể của nhiều
nhân vật vì thế trở nên khách quan và chân thực hơn. Sự lồng ghép và đan cài các mảng không gian, trong trường hợp này, như là một cách thể hiện quan niệm về sự hỗn loạn của hiện thực.
Hoặc chúng ta có thể lấy thêm một ví dụ nữa, chẳng hạn như ở chương 1, Phần Hai của tiểu thuyết. Sự đan xen ba tuyến truyện khác nhau (tuyến truyện về Amalia, tuyến truyện về Don Cayo và tuyến truyện về Santiago) trong cùng một chương đã dẫn tới hệ quả là ba mảng không gian khác nhau cùng xuất hiện trong chương này: căn nhà nhỏ ở San Miguel, văn phòng làm việc của Don Cayo, tòa soạn báo La Cronica. Ba không gian sống khác nhau xuất hiện bên cạnh nhau từ đó tô đậm thêm những sự khác biệt, làm bật lên những cảnh đời và soi sáng bộ mặt thật của kẻ cầm quyền.
Đặt độc giả vào vị trí của một kẻ nghe lén, giữa một quán rượu dành cho người nghèo đang nồng nặc “mùi mồ hôi, ớt, hành, nước tiểu và rác tồn đọng”, tác giả bắt đầu kể câu chuyện về cả một đất nước, một châu lục trong những tháng năm thoái trào hiện ra qua hồi tưởng và rời rạc các đoạn đối thoại của hai nhân vật Santiago và Ambrosio. Chiều dài lịch sử, chiều rộng không gian mở ra từ cái bàn trống bên cạnh máy hát, giữa hai chai bia và hồi ức của hai kẻ đã đi qua những sóng gió cuộc đời và vẫn không hiểu nổi mình là ai. Chỉ qua một cuộc trò chuyện bình thường trong quán rượu, tác giả đã nắm bắt được tất cả mọi thời gian, không gian, kết nối chúng lại với nhau trong sự hỗn độn của tâm lý con người.
Việc xử lí không gian và thời gian trong tác phẩm phụ thuộc vào nội dung hiện thực và bản chất hình tượng nghệ thuật mà nhà văn miêu tả. Với một nội dung hiện thực lớn lao, Vargas Llosa đã xây dựng hai yếu tố không gian và thời gian một cách hợp lý: không gian được miêu tả gắn liền với những sự kiện và biến cố trong khi đó thời gian được miêu tả phù hợp với diễn biến tâm lý của các nhân vật. Với những khoảng không gian đan cài và nhiều khi đối lập nhau người đọc có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về đời sống con người trong xã hội
Pêru những năm 1950 với biết bao nhiêu biến cố và cũng qua những mảng không gian đồng hiện ấy, thế giới tâm hồn phức tạp, tinh tế của con người cũng được hé mở.
Chúng tôi xin được phép mượn ý kiến của nhà báo Nguyễn Hoàng Diệu Thủy để đưa ra những nhận xét, đánh giá về thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm:
“Tiểu thuyết được xây dựng trên những cuộc đối thoại bất tận, chồng chéo nhau, đan xen nhau khiến ranh giới thời gian – không gian bị xóa nhòa. Bút pháp này thực sự đánh đố người đọc nắm bắt mạch truyện với hiệu quả ghê gớm. Các điểm nhìn di chuyển đến chóng mặt từ nhân vật này sang nhân vật khác. Một nhân vật, hay một sự kiện, đưa ra trong cuộc đối thoại thứ nhất sẽ bị phán xét trong cuộc đối thoại thứ hai, rồi lại tiếp tục được đối chiếu trong cuộc đối thoại thứ ba, thứ tư…Và như vậy, sự kiện được soi chiếu từ nhiều góc, hiện lên ba chiều trong không gian, rõ đến mức như có thể chạm vào. Việc đánh nhòa không gian và thời gian của các đối thoại tạo ra sự giãn nở của bối cảnh và làm cho người ta cảm thấy sức nặng khủng khiếp của hiện thực. Mặt khác, nó đặt tất cả các cấu trúc xã hội, lý thuyết chính trị và nhân vật thuộc mọi tầng lớp lên một mặt phẳng lớn để “giải phẫu”. Một cuộc giải phẫu sòng phẳng và không khoan nhượng đã phơi bày các vấn đề của Peru” [41].
KẾT LUẬN
Trò chuyện trong quán La Catedral có nội dung đồ sộ như một giáo đường (La Catedral), trong đó tác giả không chỉ tái hiện lịch sử về thân phận con người mà còn là lịch sử của cả một dân tộc, tất cả được gói gọn và dồn nén trong một buổi trò chuyện bốn tiếng đồng hồ. Cuốn tiểu thuyết đã thể hiện một cách sống động tình trạng bề bộn và phức tạp của một đất nước nghèo, đất nước hậu thuộc địa của thế giới thứ ba. Nó đã mở ra một bức tranh rộng lớn, nối kết nhiều chiều kích: từ chính trị đến văn hóa, xã hội, từ số phận cá nhân đến số phận dân tộc. Đó là một hiện thực đa chiều và nhà văn đã khái quát lên cái hiện thực ấy từ mối liên hệ giữa số phận cá nhân và số phận dân tộc với vô vàn những tiếng nói cá nhân. Lê Đảm đã từng nhận xét:
“… toàn bộ lịch sử một thời, cái lịch sử vừa ngưng kết vừa còn đang đi lại cái lối vừa đi qua, cái lịch sử được làm chứng bởi một cô hầu gái, bởi những bà chủ lầu xanh, bởi “Thăng trầm đời kỹ nữ” cũng như thăng trầm đời một gã thương nhân hạng tầm tầm bỗng một ngày trở thành Giám đốc An ninh rồi Bộ trưởng Công an, bởi mấy gã nông dân vùng Chincha bị sai khiến bằng rượu và tiền trong các trò âm mưu chính trị, bởi mấy tay nhà báo dạn dĩ lão luyện thông tỏ mọi ngóc ngách Lima như thông tỏ mọi xó xỉnh chính trường Peru, bởi những thanh niên sinh viên bị cuốn hút vào các trào lưu đấu tranh cải cách và cách mạng xã hội chống chính thể độc tài quân sự như một lời nguyền ám ảnh miền đất này suốt thế kỷ này, và tất nhiên, được làm chứng bởi những ông đại tướng, ông thiếu tá, ông nghị sĩ, ông triệu phú của nền chính trị quân phiệt và quí tộc phất lá cờ dân chủ cộng hòa. Đó là một hình thế xã hội, một hình thế lịch sử bị chia cắt dữ
dội, chao đảo thường xuyên, bị phức tạp hóa đến rối ren vì các vận động giằng xé trong nó” [50].
Đọc Trò chuyện trong quán La Catedral, người ta thấy một xã hội Peru đảo điên sau thế chiến thứ hai qua bàn tay độc tài của tướng Manuel Odría. Có rất nhiều chương đoạn trong tiểu thuyết giống như đoạn phim trinh thám chính trị thuật lại những trò chơi đảng phái, những vụ thanh toán hay dàn xếp trong quyền lực nhà nước, các âm mưu đảo chính dường như bất tận, những mối quan hệ lũng đoạn chính trường và ân oán giữa các nghị sĩ, các triệu phú với các quan chức và viên chức của bộ máy công quyền.
Chúng ta có thể thấy r ằ n g đ ó l à hiện thực của những nước nghèo, những nước hậu thuộc địa. Gần bốn thế kỉ bị phụ thuộc, Peru cũng như những quốc gia Mỹ Latinh rơi vào sự cạn kiệt tài nguyên, kinh tế và bất ổn chính trị. Dù đã giải phóng khỏi ách thực dân và trở thành một quốc gia độc lập, Peru phải đối diện với những thử thách mới trong quá trình tái cấu trúc xã hội: nạn độc tài chính trị, tham nhũng, tệ nạn xã hội, chính sách ngoại giao hà khắc của Bắc Mỹ và những đế quốc châu Âu, nghèo khó và bạo loạn khiến khu vực này cũng là một trong những “điểm nóng” của toàn cầu. Với khả năng phản ánh một hiện thực rộng lớn, Mario Vargas Llosa chứng tỏ sự am hiểu tinh tường và phát hiện sâu sắc những mạch nguồn trong đời sống Peru.
“Mario Vargas Llosa đã hiện thực hoá Peru và châu Mỹ La tinh của ông qua tiểu thuyết, và hình như cũng là hiện thực của những quốc gia đang trên đường tự đi tìm mình” [43].
Với tham vọng chuyển tải những mảng hiện thực ngổn ngang và bề bộn như thế trong quyển tiểu thuyết dày 640 trang của mình, nghệ thuật kể chuyện của Vargas Llosa đã trở thành một thể nghiệm rất thành công và tuyệt đối phù hợp. Trò chuyện trong quán La Catedral của Mario Vargas Llosa là cuốn tiểu thuyết một tài năng kiệt xuất, một cá tính sáng tạo đặc biệt. Tác phẩm thể hiện
sự nhạy cảm của tác giả trước những vấn đề đang đặt ra trong xã hội Pêru đương thời thông qua những sáng tạo nghệ thuật độc đáo.
Vargas Llosa đã mở lối đi riêng với những sự cách tân đầy táo bạo về nghệ thuật kể chuyện. Ban đầu có thể những cách tân này sẽ gây ra những rối rắm khiến cho độc giả cảm thấy mệt mỏi, thế nhưng khi đã bước vào cuộc hành trình, chúng ta dần dần cảm thấy sức hấp dẫn toát ra trên từng trang viết. Cái cách mà Mario Vargas Llosa trải chữ ra trên mấy trăm trang sách sẽ làm cho người đọc ngỡ ngàng, nhưng sẽ làm cho chính người đó, khi gấp trang sách cuối cùng lại nể phục.
Với tài năng của mình Mario Vargas Llosa đã có những đóng góp không nhỏ cho nền văn học Mỹ La tinh, mà trước hết là nghệ thuật tự sự. Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Trò chuyện trong quán La Catedral đã cho thấy những nỗ lực của Mario Vargas Llosa trong công cuộc tìm kiếm lối viết, không chỉ nhằm thể hiện sinh động cuộc sống đa diện – đa âm sắc, mà còn nhằm thỏa mãn nhu cầu được cảm nhận và xây dựng ý nghĩa tác phẩm văn học theo trải nghiệm cá nhân của độc giả thời nay. Llosa đã phát huy vai trò tích cực của độc giả, lôi cuốn người đọc vào mạch truyện, cùng sống, cùng buồn, cùng vui theo những cung bậc cảm xúc của nhân vật, cùng các nhân vật lần tìm về quá khứ, cùng họ trải nghiệm và từ đó thấu hiểu nỗi đau thân phận của những kiếp người trong xã hội Pêru những năm chính trị xã hội rối ren, chao đảo.
Mario Vargas Llosa đã có lần tâm sự: “Tôi không thích đi đường mòn. Đối với tôi, mỗi cuốn sách bao giờ cũng là một cuộc mạo hiểm. Nó cuốn hút tôi vì một cái gì mới mẻ. Không phải chỉ kể một câu chuyện khác, mà tôi thử kể theo kiểu khác xem sao” [16, tr. 14]. Đọc cuốn tiểu thuyết này của nhà văn, chúng ta thấy rõ, từ cách kiến trúc các tuyến truyện, cách kể chuyện cũng như cách xử lí thời gian và không gian nghệ thuật đều có nhiều cái mới. Trò chuyện trong quán La Catedral là một minh chứng cho những khả năng bất tận của thể loại tiểu thuyết, thể loại mà nhà lý luận văn học Xô Viết nổi tiếng M. Bakhtin đã nhận
định là “thể loại văn học duy nhất chưa định hình, vẫn còn đang trên đường hình thành.” [13, tr.23].
Năm 2010, Viện hàn lâm Thụy Điển trao giải Nobel Văn chương cho Mario Vargas Llosa vì “ông đã vẽ lên hoạ đồ của các cơ cấu quyền lực và những hình ảnh sắc bén về sự phản kháng, nổi loạn và thất bại của cá nhân.”
Và chính nghệ thuật kể chuyện độc đáo của Mario Vargas Llosa đã góp phần đắc lực để chuyển tải những nội dung ấy và góp phần đưa ông đến với giải Nobel văn chương danh giá.
* * *
Cả Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa đều cùng được xếp vào loại những nhà văn ở trung tâm “bùng nổ” của tiểu thuyết Mỹ La tinh ở thập kỉ 60 và 70. Cả hai nhà văn này đều có những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật tiểu thuyết: nhiều câu chuyện được kể cùng lúc, sự giao nhau của nhiều mảng không gian và thời gian đồng hiện chính vì thế mà nghệ thuật kể chuyện của họ đều mang đậm chất riêng Mỹ La tinh với một cấu trúc tự sự phức tạp về thời gian và ngôn ngữ. Chúng ta có thể gọi lối tự sự kiểu Marquez và Llosa là lối tự sự mê cung, đó là điểm chung giữa hai nhà văn này. Thế nhưng, mặc dù lối kể chuyện của họ có những điểm tương đồng như đã nêu trên, sự khác biệt giữa hai kiểu trần thuật của họ cũng rất rõ rệt. Nhà nghiên cứu văn học Thụy Sĩ Gerta Zeltner cho rằng có hai khuynh hướng tiêu biểu cho sự phát triển của tiểu thuyết hiện đại là đưa tiểu thuyết đi theo hướng tư liệu, phóng sự hoặc thăm dò sâu vào tiềm thức và huyền thoại. Gabriel Garcia Marquez và Mario Vargas Llosa đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của hai khuynh hướng đó: Marquez đi theo hướng huyền thoại hóa còn Llosa đưa tiểu thuyết đi theo hướng phóng sự, tư liệu với sự dồi dào của các chi tiết từ thực tế đời sống chính trị – xã hội đương thời.
Tiểu thuyết Mỹ La tinh ít nhiều có chịu ảnh hưởng của “tiểu thuyết mới” Tây Âu ở chỗ nó tiếp thu có chọn lọc những kỹ thuật mới để diễn đạt những nội
dung tiến bộ một cách hấp dẫn. Trong Trò chuyện trong quán La Catedral,
Mario Vargas Llosa đã dung hòa những kỹ thuật văn chương táo bạo nhất của James Joyce và William Faulkner như đồng hiện không gian và thời gian, việc sử dụng độc thoại nội tâm, lời nói gián tiếp tự do…và những biểu hiện của văn hóa đại chúng (phim ảnh, báo chí giật gân, âm nhạc…) để khám phá toàn bộ bản chất của một xã hội đầy nhiễu nhương và dối trá. Ông đã phác hoạ xã hội Pêru