CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HÒA PHÁT
GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH Trưởng phòng kế toán
Trưởng phòng kế toán Bộ phận KT công ty mẹ Phòng KT các Công ty con Ban kiểm toán nội bộ Ban Tài chính kế toán Tập đoàn Kế toán ngân hàng Thủ quỹ kiêm KT CN Hà Nội KT hợp đồng ngoại Kế toán tiền mặt KT t/toán phụ trách nhà máy phôi KT t/toán phụ trách nhà máy cán KT bán hàng phụ trách CN Đà Nẵng KT bán hàng phụ trách CN TP HCM KT kiêm thủ quỹ nhà máy phôi KT kiêm thủ quỹ nhà máy cán KT CN Đà Nẵng KT CN TP HCM
b/ Hệ thống thông tin kế toán.
Về phân loại chi phí sản xuất trong kế toán chi phí của Công ty:
Việc hạch toán và quản lý chi phí sản xuất của Công ty được thực hiện theo Chế độ kế toán Việt Nam. Vì vậy, chi phí sản xuất có thể chia ra chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung.
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành sản phẩm của Công ty. Mặt khác, nguyên vật liệu sử dụng cho sản xuất thép rất đa dạng, phong phú về chủng loại và giá cả biến động liên tục. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: Phế liệu – Gang, Phôi thép;
- Vật liêu tiêu hao thường xuyên/ Vật tư nhỏ lẻ phát sinh/ Thiết bị đầu tư mới. Chi phí nhân công trực tiếp của Công ty bao gồm: chi phí nhân công trực tiếp NMP và chi phí nhân công trực tiếp NMC
Chi phí sản xuất chung bao gồm chi phí điện năng tiêu thụ, chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác.
Về hệ thống chứng từ và trình tự luân chuyển chứng từ về chi phí sản xuất tại Công ty:
Về hệ thống chứng từ sử dụng trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất ở Công ty phù hợp với đặc thù ngành sản xuất thép và phù hợp với Chế độ kế toán quy định.
Bảng 1: Chứng từ sử dụng trong quản lý, kiểm soát chi phí sản xuất
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Kế hoạch mua nguyên vật liệu, Giấy đề nghị mua vật tư, Hợp đồng/Xác nhận đơn hàng, Hóa đơn mua nguyên vật liệu, Biên bản giao nhận vật tư, Phiếu cân, Phiếu nhập mua, Phiếu nhập kho, Đề nghị kiêm phiếu xuất vật tư, Phiếu xuất kho, Phiếu giao hàng, Bảng định mức tiêu hao nguyên vật liệu,...
Chi phí nhân công trực tiếp
Đơn giá khoán tiền lương cho khối sản xuất trực tiếp tại nhà máy, Báo cáo các khối lượng, sản xuất sản phẩm trong tháng, Bảng chấm công,...
Chi phí sản xuất chung
Hóa đơn điện năng tiêu thụ, Đơn giá tiền lương của nhân viên phân xưởng, Bảng chấm công, Bảng định mức tiêu hao vật liệu sử dụng tại phân xưởng, Phiếu nhập, phiếu xuất vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng tại phân xưởng, bảng tính và trích khấu hao tại phân xưởng, hóa đơn dịch vụ mua ngoài phục vụ phân xưởng sản xuất.
Về trình tự luân chuyển chứng từ trong công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát chi phí giữa các bộ phận, phòng ban trong Công ty được thực hiện tương đối tốt. Việc sử dụng chứng từ trong Công ty được quy định hết sức chặt chẽ. Những chứng từ này được lập theo sự hướng dẫn của Bộ Tài Chính. Trình tự luân chuyển chứng từ của Công ty về chi phí sản xuất tại Công ty được thể hiện qua sơ đồ:
Sơ đồ 3: Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tại Công ty
Lưu trữ và hủy chứng từ theo Quy định của Bộ Tài chính Ghi sổ kế toán và định khoản các nghiệp vụ Lập chứng từ kế toán và phản ánh các nghiệp vụ kinh tế vào chứng từ Kiểm tra chứng từ
Về tổ chức hệ thống tài khoản chi phí sản xuất:
Hiện nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đang áp dụng hệ thống tài khoản và sổ kế toán theo Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ Tài Chính. Hệ thống tài khoản chi phí được mở chi tiết từng đối tượng chi phí nên rất thuận lợi cho việc hạch toán kế toán cũng như việc kiểm tra, kiểm soát chi phí.
Bảng 2: Hệ thống tài khoản chi phí sản xuất của Công ty
Chi phí Nguyên vật liệu trực tiếp
- Sổ tài khoản 152 – Nguyên liệu vật liệu + Sổ tài khoản 1521: Nguyên vật liệu NMC
* Sổ tài khoản 15211: Nguyên vật liệu chính – NMC * Sổ tài khoản 15213: Nhiên liệu NMC
* Sổ tài khoản 15214: Phụ tùng sửa chữa thay thế NMC * Sổ tài khoản 15216: Vật liệu thuê ngoài chế biến NMC * Sổ tài khoản 15217: Vật liệu, phế liệu khác NMC * Sổ tài khoản 15218: Kho VPP NMC
+ Sổ tài khoản 1522: Nguyên vật liệu NMP
* Sổ tài khoản 15221: Nguyên vật liệu chính NMP * Sổ tài khoản 15222: Nguyên vật liệu phụ NMP * Sổ tài khoản 15224: Phụ tùng sửa chữa thay thế NMP * Sổ tài khoản 15228: Kho VPP NMP
- Sổ tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
- Sổ tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp - Sổ tài khoản 334 - Phải trả công nhân viên - Sổ tài khoản 138 - Phải thu khác
Chi phí sản xuất chung
- Sổ tài khoản 627: Chi phí sản xuất chung - Sổ tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định - Sổ tài khoản 153: Công cụ dụng cụ
Tương ứng với hệ thống tài khoản kế toán chi phí sản xuất đang sử dụng tại Công ty là hệ thống sổ kế toán chi phí sản xuất tại Công ty áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ, được viết trên phần mềm kế toán BRAVO. Chương trình phần mềm có thể in ra được các loại sổ theo các hình thức kế toán. Sổ kế toán có thể in ra được các loại sổ theo yêu cầu của người sử dụng với tiêu chí chọn lọc rất thuận tiện phục vụ cho việc lập báo các liên quan.
Dưới đây là một số mẫu sổ kế toán với hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Bảng 3: Danh mục sổ kế toán với hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ
1. Chứng từ ghi sổ 10. Sổ chi tiết công cụ, vật liệu, thành phẩm 2. Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ 11. Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
3. Sổ cái 12. Sổ chi tiết các tài khoản
4. Bảng tổng hợp chứng từ kế toán 13. Bảng phân bổ tiền lương và BHXH 5. Sổ tiền mặt 14. Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ
6. Sổ theo dõi séc 15. Sổ theo dõi chi tiết nguồn vốn kinh doanh 7. Thẻ kho 16. Sổ theo dõi thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 8. Sổ chi tiết thanh toán 17. Sổ theo dõi thuế GTGT đầu ra phải nộp 9. Sổ chi tiết bán hàng 18. Thẻ tính giá thành sản phẩm
Hệ thống sổ sách kế toán chi phí sản xuất của Công ty phù hợp với đặc điểm quản lý sản xuất tại Công ty. Sổ kế toán được in theo tháng, được rà soát lại một lượt, ký và đóng dấu đầy đủ trước khi đưa vào lưu trữ.
Về hệ thống xử lý thông tin kế toán: Hiện nay, Công ty đã ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kết toán với việc ứng dụng chương trình phần mềm kế toán BRAVO nên việc lập, thu thập, xử lý chứng từ đã được thực hiện bằng máy tính đảm bảo đáp ứng yêu cầu của công tác kế toán cũng như yêu cầu quản trị của Công ty. Việc tổ chức công tác kế toán trên máy tính được thực hiện theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 4: Trình tự ghi sổ kế toán ở Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát
Cuối mỗi tháng, mỗi năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.
Về hệ thống báo cáo chi phí sản xuất: được lập trên cơ sở sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kết quả kinh doanh của Công ty được xác định theo tháng. Vì vậy, Báo cáo kết quả kinh doanh cũng được lập theo tháng là mối quan tâm không chỉ riêng Ban lãnh đạo Công ty mà còn của các cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng. Việc lập báo cáo kết quả kinh doanh trong tháng giúp:
+ Ban lãnh đạo nắm được chi phí sản xuất trong kỳ, từ đó đưa ra chiến lược kế hoạch phương hướng sản xuất cho các tháng tiếp theo.
+ Cổ đông, nhà đầu tư, khách hàng: nắm được tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong tháng để đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn.
Hệ thống báo cáo chi phí sản xuất của Công ty gồm: Bảng tổng hợp số phát sinh theo khoản mục phí (Phụ lục 2), theo từng loại vật tư nguyên vật liệu, theo
PHẦN MỀM MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế toán SỔ KẾ TOÁN:Sổ tổng hợp Sổ chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
Báo cáo tài chính Báo cáo kết quả
quản trị
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối năm Đối chiếu, kiểm tra
từng loại thành phẩm của từng nhà máy; Báo cáo phân tích giá thành sản phẩm của từng nhà máy (Phụ lục 3) giúp cho việc nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát chi phí sản xuất; Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng (Phụ lục 4).