Phương hướng phát triển của Công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Trang 100 - 102)

HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG KIỂM SOÁT CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY

3.1.2. Phương hướng phát triển của Công ty

Trong những năm gần đây, Chính phủ Việt Nam đã có những chính sách tích cực để thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế như thu hút nguồn vốn FDI, thay đổi chính sách tiền tệ, cải cách hành chính,... dẫn đến tốc độ tăng trưởng của nền

kinh tế được cải thiện đáng kể, nhu cầu tiêu dùng xã hội tăng cao như sản phẩm điện lạnh, nội thất, nhu cầu về sử dụng thép, sản phẩm dùng cho ngành xây dựng,...Do vậy, Tập đoàn Hòa Phát có nhiều cơ hội để phát triển năng động, thương hiệu có uy tín trên thị trường, tiềm năng phát triển các nhóm ngành hàng lớn, đồng thời lợi thế đa ngành cũng giúp Tập đoàn giảm bớt ảnh hưởng khi một lĩnh vực hoạt động không thuận lợi.

Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát bắt đầu hình thành từ Công ty thiết bị phụ tùng Hòa Phát nhưng theo thời gian sự phát triển của Hòa Phát không dựa trên nền tảng ban đầu. Bằng chứng của điều này là theo dõi cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty qua các năm ta thấy rằng sản xuất và kinh doanh thép mới là lĩnh vực chính khi chiếm tới hơn 75% lợi nhuận.

Theo đánh giá của Hiệp hội sản xuất Thép Việt Nam lượng cung thép của Việt Nam sẽ dư thừa trong những năm tới khi hàng loạt nhà máy sản xuất thép có công suất lớn đi vào hoạt động. Bên cạnh đó doanh nghiệp nước ngoài vẫn đang tiếp tục đầu tư làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên khắc nghiệt hơn. Sản xuất thép gắn liền với ngành xây dựng và sản xuất máy móc công nghiệp. Thị trường bất động sản của Việt Nam còn rất tiềm năng khi là một nước đang phát triển, dân số trẻ nên nhu cầu xây dựng các công trình, cao ốc và nhà ở sẽ còn tiếp tục và tăng trưởng mạnh trong các năm tiếp theo. Thêm vào đó nhu cầu sử dụng thép dẹt cho một số ngành công nghiệp sản xuất ôtô, đóng tàu, máy móc công nghiệp theo dự báo sẽ tiếp tục tăng mạnh khi khủng hoảng kinh tế đi qua sẽ là động lực chính để cho lĩnh vực này của Hòa Phát sẽ tiếp tục được đẩy mạnh cho những năm tiếp theo. Nhìn nhận được điều này Ban lãnh đạo của Hòa Phát cũng đã tiến hành xây dựng Khu liên hiệp sản xuất gang – thép tại Kinh Môn, Hải Dương từ năm 2007. Sản xuất với quy trình khép kín hoàn chỉnh từ việc luyện quặng đến thành phẩm sẽ tạo ra giá trị gia tăng lớn hơn và tăng tính cạnh tranh với các sản phẩm khác.

(Theo: Hòa Phát: Mục tiêu trở thành tập đoàn thép hàng đầu Việt Nam, thứ 5,21/04/2011): Sau hơn một năm Khu liên hiệp gang – thép Hòa Phát đi vào hoạt

động, tháng 03/2011, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát đã vươn lên vị trí số 1 trên thị trường thép với 16% thị phần thép cả nước, theo thống kê của Hiệp hội Thép Việt Nam . Dự án Khu liên hiệp giai đoạn 1 là minh chứng rõ ràng nhất cho lợi thế quy mô sản xuất khép kín. Bên cạnh nâng quy mô sản xuất, Khu liên hiệp còn tạo lợi thế cạnh tranh cho thép Hòa Phát về giá thành và chất lượng nhờ ưu thế công nghệ. Khu công nghiệp sử dụng công nghệ lò cao có tỷ suất lợi nhuận co hơn công nghệ lò điện trước đây. Khu công nghiệp cũng tạo ra sản phẩm thép chất lượng cao hơn công nghệ lò điện và có khả năng sản xuất mác thép cao phục vụ công trình lớn, nhà siêu cao tầng. Khu công nghiệp đi vào hoạt động đưa thép Hòa Phát lần lượt chiếm vị trí thứ 3, thứ 2 và đã đứng đầu về thị phần trong tháng 3 vừa qua. Lợi nhuận Khu liên hiệp đem lại là 150 tỷ đồng năm 2010, dự kiến 400 tỷ đồng năm 2011.

Giai đoạn 2 dự án Khu liên hiệp có tổng đầu tư dự kiến khoảng 3.000 tỷ đồng. Toàn bộ các hạng mục được triển khai với công suất cao gấp đôi so với giai đoạn 1, áp dụng công nghệ và thiết bị luyện thép mới nhất, tốt nhất của Châu Âu, đảm bảo thiết bị hoạt động tốt nhất.

Theo Ông Trần Tuấn Dương, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát, dự án Khu liên hiệp với tổng vốn đầu tư khoảng 5.500 tỷ đồng cho cả hai giai đoạn là dự án mang tầm chiến lược để đưa Hòa Phát trở thành tập đoàn sản xuất thép hàng đầu Việt Nam. Sau khi hoàn thành, công suất của toàn Khu liên hiệp sẽ được nâng lên 1 triệu tấn/năm, đồng thời nâng sản lượng thép xây dựng và phôi thép của Hòa Phát lên 1,3 triệu tấn/năm, là một trong những nhà sản xuất theo xây dựng lớn nhất trong nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ với việc tăng cường kiểm soát chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w