THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CH

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 59)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT CH

NHÁNH VĨNH LONG 2.2.1. Tình hình sử dụng vốn Bảng 2.1: Chỉ số đánh giá tình hình sử dụng vốn Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

- Doanh số cho vay 5.834 6.420 4.580 6.689 5.294

- Doanh số thu nợ 5.730 6.468 4.374 5.878 5.020

- Dư nợ đầu kỳ 3.975 4.079 4.031 4.237 5.048

- Dư nợ 4.079 4.031 4.237 5.048 5.322

- Hệ số thu nợ 98,22% 100,75% 95,50% 87,88% 94,82%

45

Biểu đồ 2.1: Tình hình sử dụng vốn

Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, NHNo & PTNT chi nhánh Vĩnh Long đã không ngừng thay đổi các hình thức hoạt động, cùng với việc mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng. NH đã từng bước cải thiện bộ máy hoạt động, tạo điều kiện nâng cao sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Để phản ánh mức độ hoạt động và qui mô của NH thì cần phải đánh giá và xem xét thông qua chỉ tiêu sau:

Hệ số thu nợ: Phản ánh khả năng thu hồi nợ của NH đối với các khoản cho vay, hay khả năng trả nợ của khách hàng. Cụ thể năm 2010, hệ số thu nợ là 98,22% có nghĩa

trong 100 đồng cho vay thì NH thu lại 98,22 đồng. Tương tự năm 2012, hệ số thu nợ tăng lên 100,75%, tăng 2,53% so với năm 2010 và năm 2013, hệ số thu nợ tiếp tục giảm xuống 95,50%. Như vậy, công tác thu hồi nợ vay trong 5 năm qua luôn cao nhưng không đều qua các năm và vẫn chưa được tốt. Để công tác thu nợ đạt kết quả tốt hơn thì NH cần phấn đấu nhiều hơn trong việc thẩm định và đôn đốc khách hàng trả nợ, từng bước đưa chỉ tiêu này tăng cao nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn tại NH. Sự biến động không ổn định của hệ số thu nợ không thể đánh giá là do công tác thu nợ của NH mà có thể do tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong năm không như mong muốn, nên không thể quay đồng vốn nhanh để trả nợ cho NH.

5.834 6.420 4.580 6.689 5.294 5.730 6.468 4.374 5.878 5.020 3.975 4.079 5.878 4.237 5.048 4.079 4.031 5.020 5.048 5.322

Doanh số cho vay Doanh số thu nợ Dư nợ đầu kỳ Dư nợ

46

Vì vậy để duy trì và phát triển hơn nữa hoạt động tín dụng của NH đòi hỏi bản thân NH cần có sự nỗ lực, kết hợp chặt chẽ giữa gia tăng doanh số cho vay với tăng cường việc thu nợ nhằm giúp cho đồng vốn của NH được luân chuyển an toàn và đảm bảo liên tục.

2.2.2. Tình hình tổng dư nợ

Bảng 2.2: Tổng tài sản và tổng dư nợ cho vay của NHNo & PTNT

Chi nhánh Vĩnh Long Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Tổng dư nợ cho vay 4.079 4.031 4.237 5.048 5.322

Tổng tài sản 7.409 6.945 7.589 8.454 9.030

Tỷ trọng dư nợ cho

vay/tổng tài sản 55,05% 58,04% 55,83% 59,71% 58,94%

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Cho vay là hoạt động chủ yếu của NH và là nguồn mang lại lợi nhuận chủ yếu

cho NH. Theo Bảng 2.2, dư nợ cho vay chiếm tỷ trọng hơn 50% giá trị tổng tài sản của ngân hàng từ năm 2010 cho đến năm 2014. Tuy nhiên năm 2011 tổng dư nợ cho vay giảm 1,2% so với năm 2010 nguyên nhân là do chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá bị thắt chặt, chủ trương tiết kiệm 10% chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước, cắt giảm và sắp xếp lại đầu tư công đã ảnh hưởng chung đến nền kinh tế làm cho một số doanh nghiệp giảm quy mô sản xuất nên dư nợ sụt giảm. Qua năm 2012 chỉ tiêu này tăng lên đáng kể do lạm phát lúc này chỉ còn 7,5% cộng với việc ngân hàng đã nhiều lần điều chỉnh lãi suất cho vay đối với một số lĩnh vực ngành nghề được ưu tiên theo chỉ định của Chính phủ. NHNo & PTNT CN Vĩnh Long đã chú trọng mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, đã bước đầu triển khai công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế. Công tác sử dụng vốn được tiến hành linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.

47

Biểu đồ 2.2: Dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng dư nợ của NHNo & PTNT

Chi nhánh Vĩnh Long

Nguồn: Số liệu thống kê qua các năm của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long.

Tổng dư nợ cho vay của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long luôn tăng trưởng trong 5 năm (từ 2010-2014) nhưng có xu hướng giảm dần. Lý do có thể được giải thích ở đây là nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn suy thoái, bộc lộ nhiều vấn đề như thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán mất điểm, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm so với trước năm 2010, lãi suất tăng cao, hàng tồn kho, hàng ngàn doanh nghiệp phá sản,... Năm 2011 được xem là năm mà toàn ngành ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp nhất trong lịch sử hoạt động của ngành, tốc độ tăng trưởng tín dụng toàn ngành theo báo cáo của NHNN vào ngày 27/12/2012 là khoảng 7%. Dù vậy,

NHNo & PTNTCN Vĩnh Long đã linh động trong chiến lược kinh doanh của mình với mức tăng trưởng tín dụng năm 2012 tăng 5,11% so với năm 2011, đạt mức 4.237 tỷ đồng nguyên nhân do lãi suất cho vay giảm, nhất là một số lĩnh vực ưu tiên như NNNT, xuất khẩu, tiêu dùng đời sống, DNVVN, DN sử dụng nhiều lao động cụ thể theo Thông tư 14/2012/TT-NHNN. Ngoài ra Bộ Tài chính còn ban hành Thông tư

65/2012/TT-BTC hướng dẫn về việc hỗ trợ lãi suất đối với cho vay mua tạm trữ thóc, gạo vụ Đông Xuân, cho vay về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg kéo theo là sự tăng trưởng tín dụng đỉnh cao vào năm 2013.

48

Trong cơ cấu dư nợ theo thời gian từ năm 2010-2014, dư nợ cho vay ngắn hạn luôn ở mức hơn 60% trong tổng dư nợ từng năm, số liệu có thể nhìn thấy từ Bảng 2.3, tỷ trọng nợ trung hạn duy trì dưới 30% và tỷ trọng nợ dài hạn có xu hướng giảm dần trong cơ cấu tổng dư nợ từng năm. Riêng đối với từng chi nhánh, các tỷ trọng các loại dư nợ này có thể thay đổi tùy theo thế mạnh của từng địa bàn hoạt động. Có những chi nhánh có tỷ trọng nợ ngắn hạn cao, ngược lại có những chi nhánh có tỷ trọng nợ trung hạn cao.Về tổng thể, với tỷ lệ như vậy, NHNo & PTNT CN Vĩnh Long có thể chủ động hơn trong việc sử dụng vốn của mình và mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao hơn.

Bảng 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thời gian của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ

theo thời gian Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Nợ ngắn hạn 2.844 3.011 3.312 4.086 3.865 Tỷ trọng 69,72% 74,70% 78,17% 80,94% 72,62% Nợ trung hạn 1.193 977 894 938 1.457 Tỷ trọng 29,25% 24,24% 21,09% 18,58% 27,38% Nợ dài hạn 42 43 31 24 - Tỷ trọng 1,03% 1,07% 0,73% 0,48% - Tổng dư nợ 4.079 4.031 4.237 5.048 5.322

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế trong tổng dư nợ của NHNo & PTNT chi

nhánh Vĩnh Long bao gồm biểu đồ nhiều đối tượng khác nhau. Từ khi thành lập,

NHNo & PTNT chi nhánh Vĩnh Long tập trung chủ yếu vào khách hàng truyền thống là nông dân và hộ cá thể tại khu vực nông nghiệp nông thôn thì hiện nay với sự đổi mới nền kinh tế của đất nước kèm theo chính sách đa dạng hóa các thành phần kinh tế NH cấp tín dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp và cá nhân trong xã hội theo pháp luật quy định.

49

Tập trung chủ yếu là loại hình công ty TNHH chiếm tỷ trọng 14,3% (2013) đến

14,5% (2014) trong tổng dư nợ. Dù vậy, các doanh nghiệp tư nhân kinh doanh có hiệu quả vẫn được ngân hàng tài trợ vốn kịp thời để phục vụ sản xuất kinh doanh, chiếm tỷ trọng 11,8% (2012) và giảm dần qua các năm do chi nhánh tập trung tăng trưởng dư nợ cho đối tượng hộ sản xuất cá nhân theo mục tiêu của Agribank.

Bên cạnh đó, NHNo & PTNT Chi nhánh Vĩnh Long còn tập trung vào cơ cấu lại đầu tư dư nợ một cách nghiêm túc và có hiệu quả chủ yếu đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh; tháo gỡ khó khăn về vốn cho khách hàng để sản xuất kinh doanh dịch vụ. Đặc biệt tập trung cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với khách hàng chủ lực là hộ sản xuất, cá nhân. Vì vậy tỷ trọng dư nợ của đối tượng khách hàng hộ sản xuất cá nhân tăng đáng kể từ 73,91% (2013) và 75,70%(2014). Trong

thời gian sắp tới, NHNo & PTNT định hướng sẽ tiếp tục phát triển chovay thành phần kinh tế tư nhân.

Bảng 2.4: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT

Chi nhánh Vĩnh Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Công ty cổ phần 179 187 82 87 119 Công ty TNHH 651 510 473 722 774

Doanh nghiệpnhà nước 19

DNTN 443 475 503 489 400

Hộ sản xuất & cá nhân 2.806 2.859 3.179 3.731 4.029

50

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế của NHNo & PTNT

Chi nhánh Vĩnh Long

Trong việc đầu tư tín dụng NHNo & PTNT CN Vĩnh Long luôn bám sát chương trình mục tiêu phát triển kinh tế địa phương về nông nghiệp, nông thôn – thuỷ sản;

công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp nên nhìn chung đã có sự chuyển biến mạnh mẽ về cơ cấu đầu tư theo hướng tăng cường đầu tư vốn cho nông nghiệp nông thôn, nông dân cho vay xuất khẩu các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủ, cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP và theo Quyết định số 63/2012/QĐ-TTg của Chính phủ như tập trung đầu tư chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi như cho vay cải tạo vườn cây ăn trái tại huyện Long Hồ, Tam Bình, Trà Ôn. Chăn nuôi thuỷ sản tại Long Hồ, Trà Ôn. Đầu tư phát triển các làng nghề đan lát tại huyện

Bình Tân, tàu hũky, tương chao tại huyện Bình Minh. Dệt chiếu tại Vũng Liêm. Nghề làm bánh tráng tại Trà Ôn; sản xuất gạch, gốm tại Mang Thít; phát triển các vùng chuyên canh màu như khoai lang, xà lách xoong tại Bình Minh, Trà Ôn. Cho vay mua

máy móc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp như máy gặt đập liên hợp, máy xới, máy

cày,… Tỷ trọng dư nợ của lĩnh vực này chiếm tỷ trọng từ 85,3% (2013) và tăng dần

lên 86,4% ( 2014). Có thể nói với những lợi thế cạnh tranh của mình, NHNo & PTNT

CN Vĩnh Long luôn đảm nhận cấp tín dụng cho những dự án trọng điểm quốc gia mang lại nguồn lợi lớn cho đất nước.

51

Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Xây dựng 54 55 110 84 75 Tiêu dùng 374 358 348 439 493

Nông, lâm nghiệp, thủy sản 3.206 3.267 3.512 4.308 4.597

Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 445 351 267 217 157

Tổng dư nợ 4.079 4.031 4.237 5.048 5.322

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Biểu đồ 2.4: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề của NHNo & PTNT

CN Vĩnh Long năm 2014

52

2.2.3. Tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu

Bảng 2.6: Nợ quá hạn và nợ xấu của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014 Nợ quá hạn 291 598 353 266 128 Tỷ lệ NQH/Tổng dư nợ 7,13% 14,84% 8,33% 5,27% 2,41% Nợ xấu 180 452 293 251 106 Tỷ lệ nợ xấu/Tổng dư nợ 4,41% 11,2% 6,92% 4,97% 1,99%

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, tính đến thời điểm cuối tháng

11/2014, nợ xấu theo báo cáo của các TCTD là 167.861 tỷ đồng tương đương khoảng hơn 3,8%; tỷ lệ nợ xấu theo kết quả phân loại dựa trên thông tin tín dụng của CIC là 5,3%.NHNN xác định, năm 2015 là năm bản lề của việc thực hiện Đề án xử lý nợ xấu và năm về đích của Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD.

Vì vậy, ngành ngân hàng sẽ quyết tâm triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý, điều hành, tái cơ cấu và xử lý nợ xấu theo đúng mục tiêu, định hướng đề ra. Trong đó, quyết tâm đưa nợ xấu về mức dưới 3% và kiên quyết xử lý các TCTD yếu kém, đẩy mạnh sáp nhập, hợp nhất, lành mạnh hóa tài chính, cơ cấu lại hoạt động kinh doanh và đổi mới hệ thống quản trị, điều hành. Do đó NHNN dự kiến đến 2015 số lượng các

TCTD yếu kém giảm, chất lượng hoạt động được cải thiện, hệ thống ngân hàng trở lên an toàn, lành mạnh hơn, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, hiệu quả đến năm 2020 như đã đề ra trong Đề án cơ cấu lại các TCTD.

53

Theo số liệu về tình hình nợ xấu của một số NHTM năm 2014 thì Agribank có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong toàn hệ thống nguyên nhân do tình hình kinh tế thế giới và trong nước không ổn định dẫn đến việc sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không trả được nợ cho ngân hàng, một phần do tình hình thời tiết không thuận lợi như thiên tai, dịch bệnh gây ảnh hưởng dây chuyền đến thu nhập của bà con nông dân.

Theo đánh giá của NHNN thì Agribank là ngân hàng có nhiều sai phạm trong hoạt động cho vay tiềm ẩn rủi ro vàkhó thu hồi vốn nhất mà nguyên nhân chính là sự yếu kém trong công tác quản trị điều hành. Điều đáng nói, những khoản đầu tư này thường có hiệu quả âm, một số chưa thu được lợi nhuận, nhiều khoản bị suy giảm giá trị, đầu tư vào một số đơn vị thua lỗ không bảo toàn được vốn.Từ thực tế đó Thống đốc NHNN vừa ban hành Chỉ thị số 02 về tăng cường xử lý nợ xấu, triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xử lý nợ xấu, phấn đấu đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới mức 3%.

Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ nợ xấu một số NHTM năm 2014

Nguồn: Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của ngân hàng năm 2014

2.2.4. Phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

NHNo & PTNT CN Vĩnh Long tuân thủ việc thực hiện phân loại các khoản nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày

22/04/2005 và Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và Thông tư số

09/2014/TT-NHNN ngày 18/03/2014 của Thống đốc NHNN về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD.

54

Bảng 2.7: Phân loại nợ của NHNo & PTNTCN Vĩnh Long

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 31/12/2013 31/12/2014

Nợ đủ tiêu chuẩn 3.788 3.433 3.884 4.782 5.194

Nợ cần chú ý 111 146 60 15 22

Nợdưới tiêu chuẩn 155 26 1 3 24

Nợ nghi ngờ 3 195 24 10 7

Nợ có khả năng mất

vốn 22 231 268 238 75

Tổng dư nợ 4.079 4.031 4.237 5.048 5.322

Nguồn: Phòng nghiệp vụ kinh doanh của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long

Bảng 2.8: Tỷ trọng các nhóm nợ của NHNo & PTNTCN Vĩnh Long

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)