Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 82 - 87)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.3.4.Những mặt hạn chế trong công tác quản trị rủi ro tín dụng

NHNo & PTNT CN Vĩnh Long đã áp dụng nhiều tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động quản trị RRTD như quy trình nghiệp vụ được chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và quản lý trên hệ thống IPCAS, triển khai thực hiện những quy định về phòng ngừa rủi ro theo công thức II của Ngân hàng thanh toán quốc tế (Basel II ), tuy

nhiên bên cạnh những kết quả tốt đạt được trong quản trị RRTD vẫn còn đó những mặt tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của NH.Công tác quản trị RRTD đã và đang được NHNo & PTNT CN Vĩnh Long xây dựng và thực hiện theo hệ thống thông lệ quốc tế. Tuy nhiên công tác này chỉ dừng lại ở việc cơ cấu và tổ chức lại mà chưa đạt theo yêu cầu theo thông lệ quốc tế yêu cầu.

Mô hình quản trị RRTD chưa thể hiện chức năng nhiệm vụ của Phòng quản trị RRTD trong việc hoạch định chiến lược quản trị rủi ro trên cơ sở từng rủi ro của từng nghiệp vụ sản phẩm dịch vụ đi kèm, chưa thiết lập khung quản trị RRTD cho toàn NH cùng các hướng dẫn và phương hướng cụ thể liên quan.

68

Việc hướng dẫn các chi nhánh xây dựng kế hoạnh quản trị RRTD chủ yếu dựa vào còn mang nặng yếu tố hành chính. Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng

luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong các chi nhánh trong khi các chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu phải mức dưới 3%. Trên thực tế, điều này rất khó.Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về tăng trưởng lợi nhuận và tín dụng này luôn được thay đổi thường xuyên gây khó khăn trong việc quản trị rủi ro.

NHNo & PTNT CN Vĩnh Long hiện tại chỉ mới áp dụng phương pháp đo lường RRTD cho từng khoản vay riêng lẻ hay nói cách khác là đo lường một khía cạnh của RRTD là rủi ro giao dịch bằng phương pháp chuyên gia, cho điểm, phương pháp xếp hạng chứ chưa có một phương pháp hay mô hình đo lường RRTD cho cả danh mục cho vay. Mỗi loại khoản vay có mức độ rủi ro khác nhau.Việc đánh giá rủi ro cho toàn danh mục cho vay nhằm xem xét sự đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro cho toàn danh mục cho vay đó như thế nào từ đó kịp thời điều chỉnh danh mục cho vay của NH.

Trách nhiệm của nhân viên đối với hoạt động quản trị rủi ro chưa thể hiện trong nhận thức. Đa số nhân viên chưa thấy được tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín

dụng, cộng thêm khối lượng công việc khá lớn, áp lực chỉ tiêu công việc phải hoàn thành cao, nên việc tiếp thu và xử lý thông tin, nắm bắt quy trình để phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro vẫn còn hạn chế. Phần lớn nhân viên thường theo thói quen cầm tay chỉ việc, đa số tuyệt đối tuân theo sự chỉ dẫn từ kinh nghiệm của người đi trước.

Việc tuân thủ chính sách tín dụng ở một số Chi nhánh chưa thực hiện triệt để

Mặc dù danh mục cho vay của NHNo & PTNT CN Vĩnh Long đã được đa dạng hóa ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh nhưng một số chi nhánh có danh mục cho vay dàn trải không tập trung vào ngành, lĩnh vực có thế mạnh địa phương, tham gia đầu tư vào ngành nghề có rủi ro cao như bất động sản, vận tải ... cấp tín dụng cho các doanh nghiệp, công ty ra đời chủ yếu theo quy định hành chính hay do chính sách quy hoạch tại địa phương chưa phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại đó, có hiệu quả hoạt động kinh doanh kém. Vì thế công tác quản trị gặp khó khăn và các khoản vay mang không ít rủi ro. Mặt khác, theodiễn biến tình hình của nền kinh tế, Ban lãnh đạo

NHNo & PTNT CN Vĩnh Long có chỉ đạo riêng về hoạt động cho vay tập trung vào ngành nghề lĩnh vực ổn định, hạn chế vào ngành nghề lĩnh vực có rủi ro lớn nhưng một số trường hợp không tuân theo chỉ đạo này.

69

Công tác chấm điểm, xếp hạng tín dụng ở một số Chi nhánh còn mang yếu tố cảm tính

Số liệu tài chính dùng để thẩm định phần lớn do KH cung cấp. Để đánh giá được khả năng tài chính của KH, CBTD dựa vào chỉ tiêu tài chính và các chỉ tiêu phi tài chính để tính toán. Nhưng các chỉ tiêu tài chính chủ yếu dựa vào số liệu do KH cung cấp, thực tế các số liệu này chỉ mang tính chất tham khảo vì chúng phụ thuộc vào tính chân thật trong quá trình hoạch tính toán của KH. Một số KH là DN lập báo cáo tài chính chủ yếuđể đối phó nhằm đạt được mục đích của mình. Để né tránh thuế, báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường ở trạng thái lỗ nhiều khi xin vay tại NH thì doanh nghiệp cung cấp báo cáo tài chính có lãi và không có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền. Chính vì vậy mà tính chính xác trong chỉ tiêu tài chính của KH chưa đảm bảo dẫn đến việc đánh giá, chấm điểm và xếp hạng không đúng, không chính xác.

Việc đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của KH phụ thuộc phần lớn vào cảm tính của CBTD, nhất là đối với những KH mới. Ngoài những chỉ tiêu tài chính, nhân viên còn phụ trách còn đánh giá về cá chỉ tiêu phi tài chính như lịch sử pháp lý, lịch sử thanh toán, đánh giá về uy tín và năng lực quản trị của KH, môi trường kinh doanh, lợi thế kinh doanh,...Hai yếu tố uy tín và năng lực quản trị của KH rất khó để đánh giá do đòi hỏi quá trình tìm hiểu sâu xa và nắm rõ tình hình hoạt động và phụ thuộc vào chủ quan và cảm tính của người đánh giá là chính. Vì vậy mà việc đánh giá năng lực của KH mang tính hình thức, không đánh giá đúng thực chất năng lực của KH.

Công tác thẩm định cho vay ở một số chi nhánh chưa đạt yêu cầu, còn sơ sài, hình thức. Một số vi phạm như không phân tích tình hình tài chính của KH, không phân tích tình hình quan hệ tín dụng của KH với các tổ chức tín dụng khác, không

đánh giá thực tế tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính thực sự của KH, việc xác định mục đích cho vay qua loa dẫn đến việc KH sử dụng sai mục đích vay vốn, không phân tích và đánh giá nêu bật các vấn đề về phương án kinh doanh,dự ánđầu tư, tính khả thi và hiệu quả, tính đặc thù của ngành nghề,... Một số dự án có quy mô lớn, có tính đặc thù của ngành cao, vượt khỏi khả năng thẩm định của cán bộ thẩm định, nhưng chi nhánh đôi khi vẫn không nhờ đến các chuyên gia thẩm định để đưa ra

những quyết định đúng đắn. Từ đó dẫn đến việc cấp tín dụng không phù hợp, chất lượng tín dụng của NH không cao.

70

Việc thẩm định, xác định nguồn trả nợ của KH ở một số chi nhánh thiếu căn cứ, chưa đủ tính pháp lí, chỉ đánh giá thông qua những gì KH cam kết chung chung và chờ đợi sự tự nguyện của KH nên kết quả thu hồi nợ rất thấp. Hơn nữa, tại một số chi nhánh, việc xem xét báo cáo tài chính còn nhiều vi phạm như báo cáo tài chính không minh bạch, chưa được kiểm toán, nhiều khoản mục có số dư biến động bất thường

(chẳng hạn khoản phải thu và hàng tồn kho) nhưng CBTD không đánh giá và xem xét kỹ về chất lượng và khả năng thu hồi vốn của sản phẩm hàng hóa, không có phân tích số liệu chi tiết từng loại hàng tồn kho hạn sử dụng của các lô hàng lớn, không phân

tích khả năng tiêu thụ, thị trường tiêu thụ dẫn đến kết luận không chính xác gây rủi ro lớn cho NH. Một số nơi công tác thẩm định không tuân thủ các thủ tục trong quy trình tín dụng như không chấm điểm xếp hạng tín dụng KH, không thẩm định RRTD độc lập, không xác định giới hạn tín dụng cho KH, định kỳ hạn nợ chưa phù hợp,...

Đối với tài sản đảm bảo, việc thẩm định chưa được đảm bảo đúng với những quy định đã đề ra như một TSĐB trong diện quy hoạch, hay TSĐB là quyền sử dụng hình thành trong tương lai (là đối tượng không được phép nhận làm TSĐB). Bên cạnh đó, việc kiểm tra định kỳ, xác thực và giám sát trong việc quản lý TSĐB không được thực hiện đầy đủ dẫn đến trường hợp KH đem thế chấp, cầm cố xin vay ở TCTD khác hoặc tự ý bán hoặc cho thuê, nhất là TSĐB là hàng hóa dẫn đến việc xử lý nợ vay hết sức khó khăn. Ngoài ra, công tác định giá TSĐB hoặc định giá lại TSĐB chưa tuân thủ theo quy định của Agribank. Điển hình là việc định giá đất vượt mức theo giá trị thị trường mà không có cơ sở chứng minh, thậm chí một số nơi định giá gấp 20 lần giá của UBND tại địa phương đưa ra (thường ở các thành phố lớn, nơi có thị trường bất động sản có nhiều biến động).

Chất lượng thông tin tín dụng ở một số Chi nhánh còn kém

Các nguồn thông tin thu thập được từ KH, Trung tâm tín dụng, các nguồn không chính thức khác thường không được cập nhật đầy đủ, hoặc thiếu chính xác và chưa có độ tin cậy cao, chỉ mang tính tham khảo là chính. Thông tin về năng lực quản trị, điều hành của chủ doanh nghiệp không được đánh giá thực chất các thông tin hỗ trợ để đánh giá thực chất các thông tin hỗ trợ để đánh giá dự án đầu tư, phương án kinh doanh như về giá trị máy móc thiết bị, công nghệ, tài sản đảm bảo, chi phí,... rất khó kiểm và định giá.

71

Mặc dù, NH đã thực hiện lưu trữ thông tin tín dụng hay thông tin KH trên hệ thống IPCAS của mình nhưng việc cập nhật, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin trên hệ thống chưa được thường xuyên ra đầy đủ, nhất là những thông tin liên quan đến các ngành nghề, lĩnh vực mà NH cho vay như chỉ số hoạt động của từng ngành

đều chưa được tổng hợp từ Tổng cục thống kê nhà nước xử lý và cung cấp. Chính vì thế, chất lượng tín dụng chưa đảm bảo tốt nên gây không ít khó khăn trong công tác thẩm định KH.

Việc giải ngân, kiểm tra giám sát sau khi vay ở một số đơn vị còn mang tính đối phó. Tình trạng giải ngân tùy tiện ở một số Chi nhánh bằng tiền mặt, thiếu căn cứ, chứng từ giải ngân không hợp lệ chẳng hạn như không chuyển khoản vào tài khoản của đối tác kinh doanh của KH hay nhà cung ứng dịch vụ khi thực hiện dự án kinh

doanh, không xuất trình được hoá đơn chứng từ để chứng minh mục đích sử dụng vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vay,..

Một số trường hợp cán bộ tín dụng hướng dẫn KH cách thức nhận tiền vay bằng tiền mặt với số tiền lớn nhằm đối phó với quy định của NH.

Còn tồn tại việc kiểm tra giám sát sau khi vay ở một số Chi nhánh lỏng lẻo, nhân viên tín dụng chưa phát huy hết hiệu quả của công tác kiểm tra mục đích sử dụng vốn sau khi giải ngân. Trên thực tế, cán bộ tín dụng không thực hiện đúng thời gian quy định việc kiểm tra giám sát sau khi giải ngân 10ngày đối với giải ngân thông qua chuyển khoản hoặc 7 ngày đối với giải ngân bằng tiền mặt, do sự chủ quan, tin tưởng quá mức vào uy tín KH, không kiểm tra tình hình thực tế về việc sử dụng vốn vay của NH dẫn đến KH sử dụng sai mục đích. Biên bản kiểm tra mang tính hình thức, đối

phó.

Đối với một số trường hợp về kiểm tra sau cho vay đối với hình thức tài sản cầm cố hàng hóa tại kho, việc quản lý kho hàng chưa chặt chẽ dẫn đến thất thoát, không đủ giá trị đảm bảo gây ra thiệt hại về phía NH. Mặc dù vậy, ý thức và trách nhiệm của KH trong việc tuân thủ các điều kiện tín dụng cũng ảnh hưởng không nhỏ.

Công tác xử lý khoản vay, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro còn hạn chế ở một số Chi nhánh.

72

Việc khai báo trên hồ sơ giấy và hồ sơ lưu trên hệ thống quản lý của NH không khớp ở một số chi nhánh. Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn nợ, theo quy định phải phân loại từ nhóm 2 trở lên nhưng một số Chi nhánh phân loại vào nhóm 1 không phù hợp với hồ sơ giấy. Việc phân loại nợ dựa vào số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của KH chứ chưa tiến hành phân loại nợ theo những đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này dẫn đến việc phân loại nợ chưa được chính xác.Vì vậy việc trích lập dự phòng rủi ro chưa phản ánh hết rủi ro tổn thất ước tính của từng khoản vay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 82 - 87)