Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 95 - 97)

7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

3.3.1.Hoàn thiện quy trình cấp tín dụng

Phân cấp quản lý, quyền phán quyết tín dụng cho Trụ sở chính, các chi nhánh, phòng giao dịch phải phù hợp với giới hạn về địa lý và lĩnh vực chuyên môn

81

Mục đích của việc phân cấp quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban,

từng cán bộ nhằm mục đích chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa và phát huy hiệu quả trong quy trình cấp tín dụng, đồng thời đảm bảo tính khách quan và hạn chế rủi ro trong quá trình cấp tín dụng.

Trên thực tế có nhiều vấn đề cần điều chỉnh như thiếu cơ chế trao đổi và phối hợp thông tin hữu hiệu giữa các bộ phận thuộc quy trình cấp tín dụng khi xuất hiện những dấu hiệu rủi ro. Công cụ chủ yếu để phân định trách nhiệm giám sát trong quá trình giải ngân là các thông báo tác nghiệp. Khi phát sinh các khoản nợ có vấn đề thì không một bộ phận nào vừa đủ thẩm quyền, khả năng và điều kiện thực hiện. Quy trình tín dụng phải qua nhiều phòng ban làm mất thời gian của khách hàng và hiệu quả kiểm soát rủi ro.

Các quy định về quy trình cấp tín dụng cần được chi tiết và cụ thể hóa

Cơ cấu đầu tư của NHNo & PTNTCN Vĩnh Long theo hướng tăng cường vốn đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân, cho vay xuất khẩu, các chương trình cho vay theo chỉ đạo của Chính phủnên việc đầu tư tín dụng cũng như các chương trình hỗ trợ giải quyết khó khăn cho khách hàng là thường xuyên và cần phải thực hiện đúng theo các quy định do Chính phủ đề ra để đủ điều kiện quyết toán số tiền mà Chính phủ đã hỗ trợ.

Việc cụ thể hóa các đối tượng cho vay cũng như quy trình thực hiện sẽ giúp cho việc đầu tư tín dụng mang lại hiệu quả và hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Việc ban hành quy trình cấp tín dụng từng thời kỳ phải đúng theo quy định của pháp luật và mang lại hiệu quả cho Ngân hàng.

Việc kinh doanh tín dụng theo nguyên tắc thương mại và thị trường tuyệt đối tuân thủ các quy định của pháp luật và của Agribank.

Các quy định trong việc áp dụng quy trình cấp tín dụng phải luôn phù hợp với năng lực, quản lý điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ các cấp nhằm mục tiêu phát triển an toàn hiệu quả và bền vững.

82

Nâng cao chất lượng công tác quản lý tài sản bảo đảm (TSBĐ) trong quy trình cấp tín dụng

Agribank cần tách bạch bộ phận thẩm định hồ sơ KH vay vốn với thẩm định tài sản thế chấp, xây dựng bộ phận thẩm định giá TSBĐ chuyên nghiệp. Điều này vừa chuyên môn hóa từng bộ phận nhằm tập trung giải quyết từng khâu một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp hơn.

Cơ cấu danh mục TSBĐ phải được đa dạng hóa, điều chỉnh phù hợp với định hướng tín dụng của Agribank, đặc thù tình hình kinh tế - xã hội tại địa phương và khả năng quản lý, giám sát của chi nhánh

Quản lý, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân và sau giải ngân

Việc giải ngân cần phải theo đúng các quyết định cấp tín dụng của cấp phê duyệt, đối chiếu giữa mục đích vay, yêu cầu giải ngân và cơ cấu các chi phí trong nhu cầu vốn của KH, đảm bảo việc sử dụng vốn vay có đầy đủ chứng từ chứng minh và hợp lệ

Thực hiện nghiêm túc việc giải ngân chuyển khoản để kiểm soát dòng tiền của khách hàng, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt để đề phòng rủi ro do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích.

Nâng cao việc đánh giá và đo lường rủi ro tín dụng trong quy trình cấp tín dụng

Agribank cần xây dựng phương pháp đo lường rủi ro tổng thể các danh mục cho vay để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và định hướng phát triển trong xu thế hội nhập quốc tế nói chung, từ đó kịp thời thiết lập chiến lược sử dụng vốn và dự phòng rủi ro một cách hợp lý, tránh tình trạng chỉ đánh giá rủi ro khi tổn thất đã xảy ra vì điều này là quá muộn và phải tốn nhiều chi phí.

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh vĩnh long (Trang 95 - 97)