7. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.6.2. Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)
Để có thể phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn mới, VIB đã nhanh chóng thực
hiện các biện pháp sau để nâng cao chất lượng công tác quản lý rủi ro tín dụng: - Chia hoạt động tín dụng thành ba khối:
o Khối phát triển khách hàng cá nhân: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng cá nhân, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng cá nhân.
o Khối phát triển khách hàng doanh nghiệp: Chịu trách nhiệm thiết kế, triển khai sản phẩm tín dụng doanh nghiệp, triển khai tiếp thị bán hàng, giám sát hoạt động tín dụng doanh nghiệp.
o Khối quản lý tín dụng: Chịu trách nhiệm thiết kế các chính sách tín dụng chung cho ngân hàng, tái thẩm định và phê duyệt tín dụng, giám sát kiểm tra đánh giá tất cả mọi mặt của hoạt động tín dụng, tổ chức định giá lại tài sản đảm bảo
theo định kỳ, xử lý nợ.
- Chia các giai đoạn của quy trình xử lý một hồ sơ tín dụng cho các bộ
36
Tiếp thị và lập tờ trình tín dụng: Bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân;
Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế và các điều kiện
vay vốn theo quy định: Giao dịch tín dụng;
Tái thẩmđịnh và phê duyệt: Quản lý tín dụng;
Hoàn tất hợp đồng tín dụng, hợp đồng đảm bảo tiền vay và các giấy tờ
khác cho việc giải ngân: Giao dịch tín dụng;
Kiểm tra, theo dõi khách hàng: Bộ phận phát triển khách hàng doanh nghiệp/cá nhân và bộ phận giao dịch tín dụng.
- Xây dựng một hệ thống giám sát chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng thông qua phòng giám sát tín dụng - xử lý nợ thuộc khối quản lý tín dụng và thông qua hoạt động của phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ, nhằm đảm bảo mức độ tuân thủ
cao nhất.
- Công khai trên báo cáo thường niên một số biện pháp phòng chống rủi ro mà VIB đang áp dụng.
Nhờ các biện pháp trên mà trong thời gian vừa qua Ngân hàng Quốc tế đã có những thành công rất đáng khích lệ qua việc gia tăng thị phần đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng nội và ngoại bảng.