Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức,viên

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 97 - 100)

viên chức thuộc Uỷ ban Nhân dân cấp huyện.

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức, viên chức cấp huyện chịu ảnh hưởng của một số yếu tố sau:

- Một là, vị trí địa lý và đặc điểm về nguồn nhân lực ởđịa phương.

Vị trí địa lý, những yếu tố về văn hóa truyền thống của các địa phương là một trong những nhân tố cơ bản tác động, ảnh hưởng đến công tác xây dựng và quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói chung, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện nói riêng. Những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như đô thị, vùng đồng bằng có lợi thế hơn so với vùng cao, vùng sâu, vùng xa trong việc phát triển kinh tế, thụ hưởng các thành quả về kinh tế, xã hội, nhất là môi trường và điều kiện giáo dục - đào tạo... Vì vậy, mặt bằng trình độ dân trí cao hơn và có điều kiện thuận lợi trong việc đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức trong đó có cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện.

Mặt khác, với đặc điểm riêng về nguồn nhân lực ở các địa phương, trong đó có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện cho thấy: kiến thức và năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện còn những hạn chế, bất cập trong điều kiện các địa phương đang bước vào thời kỳ phát triển nóng (CNH, HĐH, đô thị hóa và hội nhập quốc tế). Đất đai ngày càng có giá, nhiều dự án có quy mô tài chính lớn đầu tư vào địa bàn cấp huyện... Đó là môi trường thuận lợi làm cho một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức tha hóa, biến chất, coi trọng lợi ích vật chất cá nhân, lợi ích nhóm, phát sinh tham nhũng, tiêu cực. Vì vậy, việc chống tham nhũng, tiêu cực, tha hóa về đạo đức lối sống, lợi ích nhóm... trở thành nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, là những yếu tố ảnh hưởng trong việc quản lý đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức nói chung, trong đó có cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện nói riêng.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 88

Hai là, chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác cán bộ.

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn luôn chăm lo đến công tác cán bộ, xác định “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng” (Hồ Chí Minh, 2009). Qua hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng không ngừng đổi mới tư duy và nhận thức trong việc xây dựng, đề ra các chủ trương, đường lối về công tác cán bộ. Trong các nhiệm kỳ, từ nghị quyết Đại hội đến các quy định, quy chế của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Đảng ta đều quan tâm đến công tác tổ chức và cán bộ. Đặc biệt, Hội nghị Trung ương 3 (khóa VIII) đã ban hành riêng một nghị quyết về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

Chính sách cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức được xem là tập hợp những chủ trương, biện pháp về lợi ích vật chất và tinh thần trực tiếp tác động đến đội ngũ công chức bao gồm các nhóm chính sách như: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút và trọng dụng nhân tài; chính sách về tiền lương, khen thưởng, chăm sóc sức khỏe, động viên, khuyến khích về vật chất, tinh thần... Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhóm chính sách sẽ là tiền đề cơ bản để có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của địa phương, đơn vị.

Ba là, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một tất yếu khách quan đối với nước ta. Sự tác động của quá trình này đến công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện thể hiện:

+ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa tạo điều kiện cho việc tiếp cận, chuyển

giao, ứng dụng và từng bước làm chủ những tiến bộ khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại. Vì vậy, quá trình này tạo áp lực rất lớn đối với công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện trước yêu cầu phải có đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có đủ trình độ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 89

+ Hội nhập quốc tế và khu vực vừa tạo ra thời cơ, vừa đặt ra thách thức

trong việc đổi mới, cải cách nền hành chính. Kinh tế càng mở, quá trình thực thi các cam kết hội nhập càng diễn ra mạnh mẽ thì quá trình QLNN nói chung, quản lý về kinh tế nói riêng cũng phải chủ động để thích ứng với điều

kiện mới. Năng lực tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách mới, trong quản trị quá trình phát triển và hội nhập quốc tế của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện có vai trò quan trọng trong tiến trình phát triển của mỗi địa phương.

Cũng như quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương có xu hướng ngày càng tăng về quy mô và tính phức tạp. Điều đó cũng tạo áp lực đòi hỏi công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức QLNN cấp huyện phải đổi mới. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội luôn phải đi đôi với quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức để có thể khai thác, phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh và lợi thế của địa phương. Hai mặt này luôn có sự tác động và chi phối lẫn nhau.

- Bốn là, nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền địa phương; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và chất lượng đội ngũ làm công tác tổ chức, cán bộ.

Công tác quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị mà trọng tâm là của cấp ủy, chính quyền địa phương nơi quản lý sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Thực tế cho thấy, ở nơi nào cấp ủy và chính quyền địa phương quan tâm, chăm lo đến công tác cán bộ, nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quyết định của nhân tố con người, trọng dụng nhân tài thì nơi đó có một đội ngũ cán bộ, cán bộ, công chức, viên chức có chất lượng, tâm huyết trách nhiệm với công việc và ngược lại.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND huyện Gia Lộc quản lý ngày càng được nâng lên nhờ được đào tạo, bồi dưỡng cả về trình độ chuyên môn, kiến thức và kỹ năng, kinh nghiệm công tác và năng lực thực thi công vụ. Một số đội cán bộ, công chức, viên chức được đào tạo trong thời kỳ của cơ chế tập chung quan liêu, bao cấp. Tuy nhiên, thực hiện đường lối của Đảng,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 90

đội ngũ này đã được đào tạo lại, bồi dưỡng theo yêu cầu của thời kỳ đổi mới; số cán bộ, công chức, viên chức trẻ được tuyển chọn bổ sung đã đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của nền hành chính. Tuy nhiên trước yêu cầu của hội nhập quốc tế, của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc UBND huyện Gia Lộc quản lý vẫn còn nhiều bất cập. Để có đội ngũ CB, CC, VC chuyên nghiệp, chính quy, trong sạch và toàn diện UBND huyện Gia Lộc phải đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng toàn diện đội ngũ này thuộc UBND huyện.

Đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức, cán bộ có vai trò rất quan trọng, đây là lực lượng trực tiếp tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền trong việc củng cố kiện toàn kịp thời tổ chức bộ máy và xây dựng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Do đó, để nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị việc xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức cấp huyện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong thời kỳ mới, cần phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức cán bộ.

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 97 - 100)