Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 Luật cán bộ, công chức có hiệu lực thi hành và từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 Luật viên chức có hiệu lực thi hành đến nay đã có không ít công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề về cán bộ, công chức, viên chức trên phạm vi cả nước, cũng như trên nhiều địa bàn cấp tỉnh. Mỗi đề tài nghiên cứu đều có mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, cách tiếp cận và mục tiêu cụ thể khác nhau. Cụ thể:
- Quản lý nguồn nhân lực trong một tổ chức Đề tài nghiên cứu khoa học
cấp Bộ của tác giả GS.TS Bùi Văn Nhơn và các cộng sự (2004).
- Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế
cấp cơ sở tỉnh Thanh Hóa Luận văn Thạc sĩ, Học viên Chính trị - Hành chính quốc
gia Hồ Chí Minh của tác giả Lê Khắc Ngọc (2008).
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Luận văn Thạc sĩ, Học viên Chính trị - Hành chính quốc gia
Hồ Chí Minh của tác giả Đỗ Đình Sơn (2009).
Ngoài ra còn nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết thiết thực, nhiều cuộc hội thảo đã được tổ chức...
Trong số các công trình nghiên cứu có liên quan, nhiều công trình nghiên cứu ở tầm khái quát quản lý nhân lực trong phạm vi một tổ chức chung chung cho toàn bộ hệ thống chính trị - xã hội. Số khác lại đi sâu nghiên cứu cán bộ, công chức, viên chức ở từng địa phương, từng ngành cụ thể nhưng chỉ dừng lại ở cấp tỉnh và thành phố. Trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và cập nhật một cách hệ thống về quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ở cấp huyện. Do đó, việc lựa chọn đề tài quản lý quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Lộc để nghiên cứu là cần thiết, qua đó nhằm chỉ ra những nguyên nhân còn hạn chế trong quản lý cán bộ, công chức, viên chức; trên cơ sở đó đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực góp phần hoàn công tác quản lý đội ngũ này thuộc UBND huyện Gia Lộc.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42
PHẦN III
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Khái quát chung về UBND huyện Gia Lộc
Tháng 6 năm 1996, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương có quyết định chia tách huyện Tứ Lộc thành hai huyện đó là Gia Lộc và Tứ Kỳ. Đây là giai đoạn thực hiện cải cách hành chính một cách toàn diện, sâu rộng và triệt để nhất theo Nghị quyết 38/CP ngày 04 tháng 6 năm 1994 của Chính phủ, trong đó tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy phục vụ tốt hơn đối với người dân luôn được coi trọng. Quá trình thực hiện cải cách hành chính đã dẫn tới sự chuyển đổi cơ cấu tổ chức bộ máy của nội bộ các cơ quan cho phù hợp với phương thức hoạt động mới, có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các đơn vị trong hệ thống tổ chức (Lịch sử Đảng bộ huyện Gia Lộc, 2001). Căn cứ Nghị định 12/2001/NĐ-CP ngày 27 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức lại một số cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Như vậy, Uỷ ban Nhân dân huyện Gia Lộc đã sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp như sau:
- 12 cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban Nhân dân huyện gồm:
Bảng 3.1 Thống kê các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
STT Tên cơ quan
1. Văn phòng Hội đồng Nhân dân - Uỷ ban Nhân dân 2. Phòng Nội vụ.
3. Thanh tra huyện.
4. Phòng Tài chính - Kế hoạch. 5. Phòng Kinh tế - Hạ tầng.
6. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội. 7. Phòng Tài nguyên và Môi trường.
8. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 9. Phòng Tư pháp.
10. Phòng Văn hoá - Thông tin. 11. Phòng Y tế.
12. Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 43
- 01 Uỷ ban Nhân dân thị trấn và 22 Uỷ ban Nhân dân cấp xã.
Bảng 3.2 Thống kê các UBND cấp xã thuộc UBND huyện
STT Tên UBND xã, thị trấn STT Tên UBND xã, thị trấn
1 UBND thị trấn Gia Lộc 13 UBND Quang Minh 2 UBND xã Đức Xương 14 UBND Trùng Khánh 3 UBND xã Hồng Hưng 15 UBND Gia Xuyên 4 UBND Đoàn Thượng 16 UBND Thống Nhất 5 UBND Phạm Trấn 17 UBND Phương Hưng 6 UBND Đồng Quang 18 UBND Lê Lợi
7 UBND Hoàng Diệu 19 UBND Yết Kiêu 8 UBND Gia Khánh 20 UBND Liên Hồng 9 UBND Gia Lương 21 UBND Thống Kênh 10 UBND Nhật Tân 22 UBND Gia Tân 11 UBND Toàn Thắng 23 UBND Gia Hòa 12 UBND Tân Tiến
Nguồn: UBND huyện Gia Lộc
- 03 Trung tâm hành chính sự nghiệp: Trung tâm Dạy nghề huyện; Trung tâm Văn hóa - Thông tin huyện; Trung tâm Thể dục - Thể thao huyện. - 71 đơn vị trường học: 24 trường Trung học cơ sở, 23 trường Tiểu học và 24 trường Mầm non.
3.1.2 Điều kiện tự nhiên huyện Gia Lộc
3.1.2.1 Vị trí địa lý
Gia Lộc là huyện đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm phía nam thành phố Hải Dương, có ranh giới tiếp giáp như sau: phía bắc giáp thành phố Hải Dương; phía nam giáp huyện Ninh Giang và Thanh Miện; phía đông giáp huyện Tứ Kỳ; phía tây giáp huyện Cẩm Giàng và Bình Giang;
Hiện nay huyện Gia Lộc gồm 22 xã và 1 thị trấn, có tổng diện tích tự nhiên là 11.235,57 ha, chiếm khoảng 6,83% diện tích tự nhiên của tỉnh. Gia Lộc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44
có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong đi lại và giao lưu kinh tế, văn hóa với các khu vực khác.
3.1.2.2 Địa hình, khí hậu
- Địa hình: Đất đai của huyện tương đối bằng phẳng, địa hình nghiêng dần
từ tây bắc xuống đông nam và từ tây sang đông. Địa hình phù hợp với việc trồng cây lương thực, thực phẩm và cây công nghiệp ngắn ngày.
- Khí hậu: Gia Lộc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Lượng mưa trung bình năm dao động từ 1.600-1.700mm và tập trung vào các tháng 6,7,8. Điều này giúp đa dạng hóa cơ cấu cây trồng. 3.1.2.3
Thủy văn và tài nguyên nước
Gia Lộc có nhiều sông ngòi như sông Sặt qua một số xã phía Bắc và phía Tây của huyện, sông Đĩnh Đào từ Trùng Khánh đến Thống Kênh, sông Đồng Tràng từ Tân Hưng đến Hoàng Diệu... Ngoài ra, Gia Lộc còn có hệ thống kênh mương chảy theo hướng nghiêng của địa hình. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt và nước ngầm. Trữ lượng nước khá dồi dào nhưng phân bố không đều cũng gây ảnh hưởng tới việc cung cấp nước tưới tiêu.
3.1.2.4 Tình hình đất đai
Thổ nhưỡng Gia Lộc được bồi đắp bởi hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Đặc điểm nổi bật của thổ nhưỡng huyện Gia Lộc là chua, nghèo dinh dưỡng, tuy nhiên qua nhiều năm do thâm canh và cải tạo, chất đất đã được nâng lên tốt hơn. Thổ nhưỡng Gia Lộc thích hợp cho các loại cây hàng năm như lúa, rau màu và có thể tiến hành thâm canh tăng vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp.
Số liệu bảng 3.3 ở trang sau cho thấy:
- Qua ba năm 2012 - 2014 diện tích đất nông nghiệp nói chung có xu hướng giảm nhẹ (tốc độ giảm bình quân là 0,43%) và diện tích đất phi nông nghiệp có phần tăng nhẹ chủ yếu phục vụ nhu cầu đất ở. Diện tích đất thổ cư tăng lên mạnh mẽ từ 978 ha (năm 2012) lên 1.142 ha (năm 2014), tăng bình quân qua ba năm là 8,32%. Điều này phù hợp với xu thế phát triển hiện nay, khi mà dân số tăng nhanh, các ngành công nghiệp phát triển, trong khi diện tích đất thì có hạn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45 Bảng 3.3 Tình hình đất đai của huyện Gia Lộc Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) SL (ha) Tỷ lệ (%) SL (ha) Tỷ lệ (%) SL (ha) Tỷ lệ (%) 2013/2012 2014/2013 BQ A, Tổng diện tích đất tự nhiên 11,236 100 11,243 100 11,236 100 - - - I, Đất sản xuất nông nghiệp 7,508 66,82 7,486 66,58 7,443 66,243 99,71 99,43 99,57 1, Đất trồng cây hàng năm 5,903 78,62 5,867 78,37 5,832 78,356 99,39 99,40 99,40 Trong đó: - Lúa 515 8,72 538 9,17 552 9,465 104,47 102,60 103,53 2, Đất trồng cây lâu năm 373 4,96 391 5,22 381 6,533 104,83 97,44 101,13 3, Đất NTTS 1,233 16,42 1,228 16,40 1,230 15,111 99,59 100,16 99,88
II, Đất phi nông nghiệp 3,728 21,38 3,757 33,42 3,793 33,757 100,78 100,96 100,87
1, Đất thổ cư 978 26,23 1,132 30,13 1,142 30,108 115,75 100,88 108,32
2, Đất chuyên dùng 2,750 73,77 2,625 69,87 2,651 96,892 95,46 100,99 98,22
B, Một số chỉ tiêu BQ
1, Đất NN/Khẩu NN (m2) 558 - 557 - 549 - 99,82 98,56 99,19
2, Đất canh tác/khẩu NN(ha) 433 - 431 - 428 - 99,54 99,30 99,42
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
3.1.3 Tình hình kinh tế - xã hội
3.1.3.1 Dân số, lao động của huyện
Xem bảng Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người/tháng huyện Gia Lộc giai đoạn 2012 - 2014 ta thấy:
- Tổng số hộ gia đình tăng nhanh qua các năm, từ 40.015 hộ (năm 2012) lên 43.800 hộ (năm 2014), tăng 3785 hộ trong vòng 3 năm. Đáng chú ý là năm 2012 - 2013 tăng 3425 hộ trong vòng chỉ một năm trong khi dân số tăng không đáng kể, nguyên nhân là do từ tách hộ hàng loạt từ các gia đình nhiều thế hệ thành các hộ cá thể.
- Qua 10 năm, tỷ lệ dân số nông thôn luôn chiếm trên 90,6% và có dao động lên xuống trong phạm vi nhỏ. Dân số sinh sống chủ yếu ở vùng nông thôn, 3 năm gần đây có xu hướng tăng dần tỷ lệ này.
- Lực lượng lao động ngày càng đông, tạo nguồn nhân lực trẻ cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác, trong đó nữ giới luôn chiếm hơn 51%. Xu hướng nguồn lao động tăng dần đều và có sự chuyển dịch cơ cấu lao động mạnh mẽ qua các năm từ nông nghiệp, sang các ngành công nghiệp - dịch vụ theo đúng như chủ trương của Đảng và Nhà nước.
- Nhìn vào các số liệu phản ánh thu nhập và chi tiêu bình quân đầu người một tháng, ta thấy có sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Theo yêu cầu của sự phát triển chung của xã hội, nhu cầu chi tiêu ngày càng lớn và việc kiếm đủ tiền chi trả cho cuộc sống ngày ngày càng bức thiết hơn.
Như vậy, ta có thể nhận định huyện Gia Lộc có tiềm năng về nguồn nhân
lực dồi dào phục vụ SXNN và đang có những chuyển biến tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 47
Bảng 3.4 Tình hình dân số, lao động, thu nhập và chi tiêu bình quân
TT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh (%) 2013/2012 2014/2013 BQ 1, Dân số - Tổng dân số Người 134,139 134,512 135,744 100,3 100,9 134,8
- Mật độ trung bình Người/km2 1,199 1,197 1,200 99,8 100,3 1,2
- Dân số nông thôn Người 122,194 122,002 123,201 99,8 101,0 122,5
- Tỷ lệ dân số nông thôn % 90,69 90,70 90,76 - - -
- Tổng số hộ Hộ 40,015 43,440 43,800 108,6 100,8 42,4
2, Lực lượng LĐ
Số người trong độ tuổi LĐ trong đó: Người 81,248 81,616 82,246 100,5 100,8 81,7
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi LĐ % 60,33 60,68 60,59 - - -
- Tỷ lệ lao động nữ % 51,02 51,02 51,03 - - -
- LĐ ngành NN - thủy sản Người 38,840 36,821 35,794 94,8 97,2 37,2
3, Thu nhập BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng 909 999 1127 109,9 112,8 1011,7
4, Chi tiêu BQ đầu người/tháng Nghìn đ/tháng 668 734 876 109,9 119,3 759,3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 48
3.1.3.2 Tình hình cơ sở hạ tầng
UBND tỉnh Hải Dương và UBND huyện Gia Lộc đã nhận thấy rằng cơ sở vật chất kỹ thuật càng đầy đủ thì hoạt động sản xuất càng phát triển, năng suất lao động càng tăng và kinh tế - xã hội của địa phương càng phát triển nên đã chú trọng đầu tư. Nhìn chung, tình hình cơ sở hạ tầng của huyện khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế huyện trong hiện tại và tương lai.
Bảng 3.5 Tình hình cơ sở hạ tầng nông thôn huyện Gia Lộc năm 2014
TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Số lượng
1 Giao thông
1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ Km 60,4 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn,
đường xóm, liên xóm Km 549 (429,5)
a
1.3 - Đường bê tông nội đồng Km 388,2(101,5)b
2 Thủy lợi 2.1 Kênh chính và kênh cấp I Km 53,3 2.2 Kênh cấp II Km 46,2 2.3 Kênh cấp III Km 179 3 Số hộ dùng điện % 100 4 Bưu điện và chợ
4.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện Điểm 24 4.2 Số máy di động bình quân trên 100 dân Cái/100 dân 65 4.3 Số chợ trong toàn huyện Cái 67
5 Công trình phúc lợi
5.1 Bệnh viện Cái 2
5.2 Trạm y tế xã Cái 23
5.3 Cơ sở y tế khác Cái 18
5.4 Trường cấp I, II, III Cái 50 5.5 Trường mẫu giáo mầm non Cái 23 5.6 Nhà văn hóa các xã trong huyện Cái 23
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 49
Kết hợp bảng 3.5 và báo cáo của các phòng ban huyện Gia Lộc, ta thấy cơ sở hạ tầng có một số thuận lợi và khó khăn cho phát triển kinh tế và nông nghiệp của huyện như sau:
- Thuận lợi
+ Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, ngày càng hoàn thiện hơn nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động sản xuất và đời sống của người dân. 78% đường nối các xã, thôn, xóm đã được nhựa hóa và bê tông hóa kiên cố mà các loại xe trọng tải có thể lưu thông tốt.
+ Các công trình thuỷ lợi cũng được đầu tư nâng cấp và xây dựng mới cung cấp nước tưới cho canh tác. Hệ thống điện lưới quốc gia đã có trên toàn huyện.
+ Cơ sở trường học đã được kiên cố và khang trang. Chất lượng giáo dục đã có nhiều chuyển biến rõ nét ở từng ngành học, cấp học. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Đây là điểm mạnh để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai.
+ Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển.
- Khó khăn
+ Hệ thống đường đồng chủ yếu vẫn là đường đá dăm, gạch, đất đi lại khó khăn. Một số tuyến đường xã, thôn, xóm đã xuống cấp và cần được tu bổ để tạo điều kiện cho thông thương hàng hóa thuận lợi. Hệ thống kênh tiêu chủ yếu tận dụng từ hệ thống kênh rạch cũ nên cũng đã hư hỏng nhiều nên việc tưới tiêu còn