Kinh nghiệm quản lý cán bộ, công chức,viên chức của một số nước trên

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 37 - 41)

thế giới

Các quốc gia trên thế giới đều ý thức được tầm quan trọng của nguồn tài nguyên nhân lực trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Với vai trò là người thực thi công vụ, đội ngũ công chức là lực lượng quan trọng, tham mưu hoạch định chính sách cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý luôn là một vấn đề quan trọng được ưu tiên ở nhiều quốc gia, sau đây là một số ví dụ cụ thể.

* Singapore

Singapore là nước có diện tích nhỏ, dân số ít, tài nguyên thiên nhiên không có. Nhưng quốc đảo này cũng là một con mãnh sư không chỉ của Đông Nam Á. Vì sao đất nước nhỏ bé này lại phát triển mạnh mẽ đến như vậy? Sự thần kì trong quản lý và phát triển kinh tế của nước này xuất phát từ chính sách thu hút nhân tài rõ ràng và đúng đắn.

Thứ nhất. Chính sách rõ ràng và bài bản

Singapore được đánh giá là quốc gia có chính sách thu hút nhân tài nước ngoài bài bản nhất thế giới. Điều này cũng dễ hiểu bởi ngay từ khi mới lên cầm quyền, cựu Thủ tướng Lý Quang Diệu đã xác định rõ nhân tài là yếu tố then chốt quyết định khả năng cạnh tranh và phát triển của nền kinh tế. Chính vì thế, trong suốt những năm qua, thu hút nhân tài, đặc biệt là nhân tài nước ngoài đã trở thành chiến lược ưu tiên hàng đầu của Singapore. Tự nhận biết người tài trong nước là có giới hạn, lãnh đạo Singapore bắt tay ngay vào việc hoạch định chính sách sử dụng người nhập cư (hay còn gọi là chính sách tuyển mộ nhân tài nước ngoài) như đòn bẩy về nhân khẩu học để bù vào sự thiếu hụt lực lượng lao động bản địa.

Trong 5 năm qua, Singapore đã thu hút được một bản danh sách ấn tượng những nhà khoa học lỗi lạc của thế giới. Nói đến nhân tài nước ngoài ở Singapore, có lẽ không thể không kể đến những nhà giải phẫu thần kinh học, các lập trình viên phần mềm, các giám đốc ngân hàng, các các siêu chuyên gia tầm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 28

cỡ thế giới và các giáo sư trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển. Có một điểm cần nói khi bàn về Singapore là chính sách nhân tài nước ngoài của nước này có nhiều điểm khá giống Mỹ. Cả hai nước đều đặt ra mục tiêu thu hút nhân tài trước, sau đó mới tiến hành phân công công việc cụ thể.

Thứ hai. Đột phá: Chào đón nhân tài ngoại vào bộ máy nhà nước

Chính sách và đường lối táo bạo như vậy đã dẫn đến sự thay đổi mang tính đột phá trong con số thống kê nhân khẩu học. Trong số 4,5 triệu lao động Singapore có tới 25% là người nước ngoài. Nội các đầu tiên của Singapore cũng chỉ có duy nhất 2 người bản địa. Thậm chí, ông Lý Quang Diệu còn khẳng định, nếu một ngày nào đó, bộ máy chính quyền Singapore toàn là người có xuất xứ nước ngoài cũng không có gì quá ngạc nhiên. Chính sách là vậy, còn thực hiện thì cần những quy định cụ thể hơn. Singapore có quy định rõ ràng, lương của lao động bình thường ở Singapore chỉ khoảng 2.000 USD/tháng hoặc cao hơn chút ít. Còn với lao động nước ngoài có kĩ năng, tay nghề, ngoài việc được hưởng lương theo mức của các nhân tài, họ còn được phép đưa người thân sang sống cùng. Họ được cấp giấy phép định cư và nhập tịch lâu dài tại Singpapre chỉ trong... vài ngày. Đây là tốc độ nhập tịch nhanh chóng mặt mà bất cứ người nhập cư nào cũng thèm muốn.

Giống như Trung Quốc và Mỹ, Chính phủ Singapore tuyển chọn nhân tài dựa trên năng lực, khả năng đóng góp vào sự phát triển của đất nước này chứ không phân biệt quốc tịch, chủng tộc của người nhập cư.

Thứ ba. Mức lương tương xứng với giá trị của chất xám

Thực chất, trả lương cao là biện pháp không chỉ có một mình Singapore áp dụng. Tuy nhiên, điểm khác biệt ở chỗ, Singapore có hẳn một chính sách rõ ràng để thực hiện điều này.

Thứ tư. Đầu tư, trợ cấp giáo dục - hoạt động không thể thiếu

Singapore có đội ngũ lao động cấp cao hàng đầu thế giới. Sở dĩ nói như vậy vì những người này tạo ra năng suất vô cùng lớn, thành thạo về chuyên môn, kĩ thuật và có thái độ làm việc tích cực. Nhưng để có được điều này, Singapore đã phải liên tục đầu tư vào việc đào tạo cả một thế hệ thông qua con đường giáo dục.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 29

Thứ năm. Tạo niềm tin người tài luôn đứng ở vị trí cao

Biệt đãi người tài không chưa đủ, mà cần tạo niềm tin ở nơi họ. Những người tài ngoài thu nhập, nhu cầu được cống hiến, được tôn trọng và được vinh danh là rất lớn.

Không phải ngẫn nhiên tạp chí Foreign Policy xếp Singapore là quốc gia toàn cầu hóa nhất trên thế giới. Với một chính sách bài bản và đúng đắn như vậy, Singapore xứng đáng với tên gọi "Trung tâm thu hút nhân tài" của thế giới (Chính sách thu hút nhân tài của Singapore. http://www.sonoivubacgiang.gov.vn).

* Trung Quốc

Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo toàn diện về công tác cán bộ từ phát hiện nguồn, đào tạo bồi dưỡng, quy hoạch, bổ nhiệm và quản lý cán bộ trong các doanh nghiệp.

Để quản lý công tác cán bộ SASAC thành lập 2 Cục quản lý lãnh đạo doanh nghiệp tách biệt và 01 trung tâm bồi dưỡng cán bộ (Đảng Cộng sản Trung Quốc chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo trong các doanh nghiệp nhà nước phải là đảng viên). Xây dựng đội ngũ cán bộ theo phương châm là "Đưa đảng viên trở thành cán bộ tuyến đầu, chọn những cán bộ tuyến đầu bồi dưỡng thành đảng viên". Trong 119 doanh nghiệp trung ương có 54 doanh nghiệp do Ban tổ chức Trung ương quản lý cả 3 chức vụ (Bí thư đảng ủy hoặc Bí thư ban cán sự đảng, Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc), các doanh nghiệp còn lại do SASAC quản lý. Hiện nay Trung Quốc đang thí điểm làm tại 24 doanh nghiệp đưa người chưa phải là đảng viên vào trong Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc các đơn vị này do HĐQT bổ nhiệm.

Phát huy vai trò của Đảng trong việc lựa chọn cán bộ, kiên trì nguyên tắc Đảng quản lý cán bộ. Việc lựa chọn cán bộ, nhân tài theo hướng đặt tiêu chuẩn; nghiên cứu tiến cử; hoàn thiện hệ thống đánh giá; tăng cường kiểm tra, giám sát, bồi dưỡng; thi tuyển lãnh đạo doanh nghiệp từ các nguồn. Xây dựng đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp theo tiêu chí "4 tốt" (1) Tố chất chính trị tốt; (2) Năng lực kinh doanh tốt; (3) Đoàn kết tốt; (4) Đạo đức tốt. Chú trọng xây dựng đội ngũ cán bộ từ đơn vị, trọng người lao động trực tiếp; thực hiện cơ chế để bình chọn đảng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 30

viên tốt (vào các dịp kỷ niệm năm chẵn) qua đó, xây dựng đội ngũ cán bộ tốt. Đến tháng 9/2011: có 95% cán bộ quản lý trong doanh nghiệp nhà nước là đảng viên. Để xây dựng Đảng trong doanh nghiệp và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong doanh nghiệp Trung Quốc đưa ra quan điểm "3 đồng thời" (1) đồng thời thành lập doanh nghiệp với thành lập tổ chức đảng; (2) đồng thời điều chỉnh cơ chế quản lý kinh doanh với điều chỉnh quy định của Đảng; (3) đồng thời điều chỉnh về nhân sự. Các đảng bộ thực hiện chương trình công tác theo "3 chủ động" (1) chủ động thích nghi với cổ phần hóa và cải cách; (2) chủ động thích nghi với cạnh tranh và quốc tế; (3) chủ động thích nghi với tư tưởng mới. Từ đó xây dựng tổ chức đảng thành nguồn lực thúc đẩy doanh nghiệp phát triển, tổ chức đảng là hạt nhân trong doanh nghiệp. Các doanh nghiệp nhà nước nhấn mạnh vai trò tổ chức đảng phải có ý kiến quyết định đối với những công việc lớn của doanh nghiệp, bổ nhiệm lãnh đạo và đảm bảo quyền lợi của người lao động; tách bạch rõ ràng công việc hàng ngày của Chủ tịch HĐQT là quản lý công tác đảng, công đoàn và nhân sự; Tổng giám đốc là điều hành doanh nghiệp.

Về công tác tổ chức cán bộ; ban hành 02 văn kiện quan trọng của Đảng trong DNNN; văn bản tiếp tục xây dựng đảng của DNNN và văn bản chỉ đạo tăng cường và cải tiến công tác cán bộ của Ban tổ chức Trung ương và Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước; hai văn kiện này làm rõ nhiệm vụ và nội dung của công tác xây dựng đảng trong doanh nghiệp nhà nước đưa ra qui định để tổ chức đảng hoạt động dưới chế độ doanh nghiệp hiện đại.

Ủy ban quản lý và giám sát tài sản nhà nước Trung Quốc cùng với Ban tổ chức Trung ương nghiên cứu văn kiện để áp dụng cho DNNN xác định một mục tiêu, 3 đảm bảo, 2 then chốt và 6 cơ chế, nhất quán về quan điểm coi Tổ chức đảng là hạt nhân chính trị của DNNN có vai trò chủ lực trong tuyển chọn dùng người tạo nên chế độ doanh nghiệp hiện đại đặc sắc Trung Quốc. DNNN đóng vai trò chủ đạo, trụ cột của nền kinh tế, là cơ sở quần chúng, cơ sở vật chất và cơ sở lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò và ưu thế của tổ chức đảng, đưa ưu thế chính trị của Đảng trở thành ưu thế của doanh nghiệp lấy đó làm động lực để phát triển hài hòa, bảo toàn và tăng trưởng vốn nhà nước, nâng cao đời sống cán

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 31

bộ, công nhân viên (Vị trí, vai trò của Đảng cộng sản Trung Quốc trong quản lý nhân lực. http: www.vtc.vn).

Một phần của tài liệu quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức thuộc uỷ ban nhân dân huyện gia lộc, tỉnh hải dương (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)