2.2.2.1 Kinh nghiệm của thành phốĐà Nẵng
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XIX đã quyết tâm tập trung lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. Để cụ thể hóa nghị quyết một cách hiệu quả, Ban Thường vụ Thành ủy đã đề ra Chỉ thị 01 - CT/TU về “Năm công tác cán bộ và cải cách thủ tục hành chính”. Chỉ thị này được triển khai thực hiện trong suốt cả nhiệm kỳ và phục vụ chiến lược cán bộ “dài hơi” cho sự nghiệp phát triển của thành phố.
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội XIX, có thể thấy, quyết tâm về xây dựng đội ngũ cán bộ với việc đổi mới về tư duy, tạo nên một sự đột phá với cách gọi “thí điểm”, đã được các cấp ủy Đảng từ thành phố đến cơ sở cũng như các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ.
Thực hiện nội dung “Nghiên cứu triển khai những giải pháp đột phá về công tác cán bộ để có đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới”, thành phố Đà Nẵng đã thực hiện hàng loạt các chủ trương mới. Trong đó, chủ trương “ươm mầm” được xem là quan trọng và tập trung mạnh mẽ nhất. Cùng với việc mỗi cấp ủy viên phải tiến cử ít nhất một cán bộ để đào tạo thành cán bộ chủ chốt, thành phố đã xây dựng và thông qua các đề án quan trọng, có tầm “dài hơi” để có đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý trong tương lai đủ trình độ năng lực, đáp ứng được yêu cầu phát triển nhanh và hội nhập mạnh mẽ.
Đồng thời với việc tiếp nhận hơn 600 sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi ở các trường đại học và những người có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đến làm việc ở thành phố, Ban Thường vụ Thành ủy đã có Quyết định số 393-QĐ/TU ban hành Đề án “Đào tạo 100 thạc sĩ, tiến sĩ ở các cơ sở nước ngoài” (gọi tắt là Đề án 393); UBND thành phố Đà Nẵng có Quyết định số 32/QĐ-UBND về việc cử học sinh xuất sắc bậc phổ thông trung học đi học tại các trường đại học trong và ngoài nước bằng ngân sách thành phố (gọi tắt là Dự án 32).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 32
Bên cạnh đó, để tạo điều kiện cho “măng mọc”, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 79/QĐ-UBND quy định “Chính sách khuyến khích đối với cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ thôi việc”; qua đó đã giải quyết cho 182 người nghỉ hưu trước tuổi và chi trên 10 tỷ đồng để thực hiện chủ trương này.
Với Đề án 393, đến nay thành phố đã chi hơn 12 tỷ đồng cho năm đầu tiên để đưa 44 cán bộ, công chức, viên chức đi đào tạo tại 9 nước trên thế giới; trong đó có 35 người được đào tạo thạc sĩ và 9 người đào tạo tiến sĩ… tại những quốc gia có nền giáo dục tiên tiến như: Anh, Úc, Hoa Kỳ, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc... Còn với Dự án 32, gần 40 tỷ đồng đã được đầu tư cho hơn 180 học sinh giỏi, chủ yếu của Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn đi học; trong đó có hơn 60 người được đào tạo tại các trường đại học ở nước ngoài. Không chỉ được đào tạo bài bản về chuyên môn, nghiệp vụ, mà những người trong diện thực hiện hai chủ trương trên được rèn luyện về trình độ ngoại ngữ và tin học một cách cơ bản, để từ đó tạo ra một đội ngũ cán bộ đủ sức đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế cũng như sự phát triển vượt bậc về khoa học công nghệ ngày càng diễn ra mạnh mẽ.
Song song với việc thực hiện chủ trương “ươm mầm” cho tương lai, thành phố đã triển khai nhiều chính sách trong công tác cán bộ đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ thành phố đến cơ sở. Đó là việc ra đời mô hình “thí điểm” thi tuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý ở các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đến nay, đã có 7 đơn vị tổ chức và tuyển chọn được 9 chức danh. Kết quả khả quan ban đầu đã khuyến khích 11 sở, ngành, quận, huyện chuẩn bị tổ chức thi tuyển 32 chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp phòng, ban và tương đương.
Mới đây, Thành ủy Đà Nẵng cũng đã có chủ trương tuyển chọn đào tạo 150 người nhằm tạo nguồn cho các chức danh bí thư, chủ tịch UBND xã, phường; chọn lựa, xây dựng đội ngũ cán bộ trẻ từ 22 đến 40 tuổi, thực sự giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ để có những chế độ, chính sách ưu đãi thích đáng… nhằm khuyến khích họ học tập, làm việc.
Các chính sách để nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cũng luôn được chú trọng. Nhờ thế, chất lượng đội ngũ cán
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 33
bộ đã được nâng lên một bước đáng kể. Theo đó, trong tổng số hơn 1.800 cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, thì cán bộ có trình độ chuyên môn đại học trở lên thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý là 87% (thạc sĩ, tiến sĩ chiếm 19,8%); cán bộ lãnh đạo cấp phòng ở sở, ngành và quận, huyện là 81,6% (thạc sĩ, tiến sĩ 8,6%)... Một bước đáng ghi nhận là tỷ lệ này càng được nâng cao, thể hiện trong kết quả quy hoạch cán bộ nhiệm kỳ tới. Trong đó, quy hoạch Thành ủy khóa XX có 35% đạt trình độ sau đại học; lãnh đạo các sở, ngành thành phố có 97,7% có trình độ đại học trở lên (24,17% sau đại học); Ban Chấp hành Đảng bộ quận, huyện có 82,1% đạt trình độ đại học…
Như vậy, với những cách làm cụ thể, nửa nhiệm kỳ qua, các cấp ủy Đảng không chỉ xây dựng được một đội ngũ cán bộ ngày càng có chất lượng, mà bằng cách làm đột phá, sáng tạo, đã tạo nên một nền tảng vững chắc cho đội ngũ cán bộ trong tương lai.
Việc xác định công tác xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu và tập trung thực hiện quyết liệt trong những năm qua đã góp phần hoàn thành nhiệm vụ chính trị của thành phố. Nhịp độ tăng trưởng kinh tế trong 10 năm (giai đoạn 2003 - 2013), GDP tăng khoảng 12,5%/năm; thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh, năm 2013 đạt khoảng 56,3 triệu đồng (tương đương 2.686 USD), bằng 1,3 5 lần năm 2011; thu ngân sách tăng khá (năm 2013 đạt hơn 11.200 tỉ đồng). Hiện nay Đà Năng là một trong những địa phương có nguồn thu ngân sách lớn; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống của nhân dân đã và đang được cải thiện tích cực (Anh Quân, 2008).
2.2.2.2 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh
Cán bộ, công chức được xác định là đội ngũ quan trọng, tham mưu các giải pháp trọng tâm, đúng hướng để tháo gỡ các khó khăn, thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương ngày càng phát triển. Bởi vậy, trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ninh luôn quan tâm xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 34
Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mà tỉnh Quảng Ninh thực hiện là chú trọng đầu vào thông qua công tác tuyển dụng. Từ năm 2012 đến nay, tỉnh đã tuyển dụng 206 công chức, 776 viên chức của các đơn vị trên địa bàn. Đồng thời ban hành Kế hoạch xây dựng Đề án vị trí việc làm và cơ cấu công chức, viên chức theo ngạch trong cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND tỉnh. Đề án này được thực hiện thí điểm tại Thành phố Uông Bí; cơ quan hành chính và các đơn vị sự nghiệp thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, sau đó rút kinh nghiệm, triển khai trên diện rộng...
Mặt khác, tỉnh còn chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn; trong đó tập trung đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh nghề nghiệp và vị trí việc làm, gắn đào tạo bồi dưỡng với vị trí việc làm và quy hoạch sau đào tạo. Chỉ riêng từ đầu năm 2013 đến nay, tỉnh đã tổ chức 22 lớp đào tạo, bồi dưỡng trong nước cho 1.686 lượt cán bộ, công chức, viên chức; tổ chức lớp bồi dưỡng quản lý hành chính công tại Singapore cho 24 cán bộ, công chức. Thực hiện tốt việc trợ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức đi học, bồi dưỡng theo chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức và thu hút nhân tài. Từ năm 2012 đến nay, toàn tỉnh đã chi gần 11,8 tỷ đồng để trợ cấp cho 319 trường hợp được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và 98 trường hợp từ nơi khác về tỉnh công tác theo chính sách thu hút nhân tài. Ngoài ra, còn khen thưởng cho 140 sinh viên giỏi với tổng kinh phí gần 568 triệu đồng.
Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Hiện tỉnh đã thành lập Ban Chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện đẩy mạnh cải cách công vụ, công chức. Quảng Ninh còn là tỉnh đầu tiên của cả nước tổ chức thi tuyển cán bộ lãnh đạo cấp sở. Tháng 01 năm 2013 tỉnh đã tiến hành thi tuyển chức danh Trưởng Ban quản lý Vịnh Hạ Long và Phó Giám đốc Sở Thông tin - Truyền thông. Tỉnh cũng đã ban hành kế hoạch về việc thí điểm thi tuyển chức danh lãnh đạo, quản lý sở, ngành năm 2013. Theo đó, có 6 vị trí chức danh lãnh đạo các sở, ngành được tiếp tục tổ chức thi tuyển, gồm phó
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 35
giám đốc các Sở: Tài nguyên - Môi trường; Giao thông - Vận tải; Nội vụ; Ngoại vụ; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tư pháp. Không chỉ với lãnh đạo cấp sở, ngành, mà các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thi thí điểm các chức danh lãnh đạo cấp phòng và tương đương, như: Đông Triều, Cẩm Phả, Uông Bí...
Cho đến thời điểm này, toàn tỉnh có hơn 1.500 cán bộ, công chức thuộc khối Đảng, đoàn thể; khoảng 3.200 cán bộ, công chức, viên chức khối chính quyền thuộc cấp tỉnh và huyện; gần 4.000 cán bộ, công chức cấp xã. Với đội ngũ cán bộ là uỷ viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, cán bộ chủ chốt của tỉnh và tương đương đều có trình độ chuyên môn đại học và trên đại học; trình độ lý luận chính trị từ cao cấp trở lên. Gần 97% cán bộ chủ chốt cấp huyện có trình độ đại học...
Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh được nâng cao đã góp phần đưa kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển bền vững. Mặc dù điều kiện kinh tế trong nước và trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn song kinh tế - xã hội trong năm 2013 của tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực ở hầu hết các ngành, lĩnh vực. GDP tăng 7,5% tuy không đạt mục tiêu đề ra, song là mức tăng trưởng khá so với bình quân chung của cả nước; tổng thu ngân sách nhà nước tăng 104% so với cùng kỳ; tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 8,35% so với cùng kỳ; thu hút vốn đầu tư tăng 8% so với kế hoạch… (Thu Nguyệt, 2013).
2.2.2.3 Kinh nghiệm của tỉnh Bắc Giang
Quá trình triển khai, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ở Đảng bộ Bắc Giang đã tập trung làm sâu, kỹ với những đảng bộ còn nhiều hạn chế, yếu kém kéo dài… Với Bắc Giang, vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị vừa là đòi hỏi, vừa là giải pháp triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Tỉnh tiến hành từ khâu đánh giá chất lượng tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ, đặc biệt là người đứng đầu. Trước hết, đối với cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý, Tỉnh ủy đề ra tám tiêu chí, coi đó là công cụ để đánh giá, bảo đảm tính công khai, dân chủ, đúng thực chất. Thực hiện nội dung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36
này, ngay trong năm 2012, từ kết quả xếp loại của Ban Thường vụ Tỉnh ủy: Có 111/332 đồng chí hoàn thành xuất sắc chức trách nhiệm vụ, bằng 33,4% (giảm hơn 43% so với năm 2011); 215/332 đồng chí hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ, đạt gần 65%, so với trước là hơn 80%. Đồng thời, Tỉnh ủy triển khai thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Kết quả trên làm căn cứ để cấp ủy các cấp rà soát, điều động, bố trí, sắp xếp lại vị trí công tác đối với một số cán bộ, nhất là đối với những cán bộ có biểu hiện tiêu cực, yếu kém về năng lực, không hoàn thành nhiệm vụ.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã tiến hành bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, điều động, luân chuyển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị của tỉnh, trong đó có 48 cán bộ thuộc diện quản lý. Theo đó, cấp ủy các địa phương, cơ quan cũng đề xuất và tiến hành bố trí sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, bảo đảm khách quan, dân chủ, công khai, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Thời gian qua, cấp ủy các cấp ở Đảng bộ tỉnh Bắc Giang đã coi trọng nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác bổ nhiệm và luân chuyển cán bộ công chức. Nội dung hướng mạnh vào mục tiêu rèn luyện, đào tạo, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. Để làm tốt vấn đề này, Tỉnh ủy nghiên cứu, ban hành kế hoạch về luân chuyển cán bộ diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đến năm 2015. Riêng năm 2013, tỉnh Bắc Giang đã luân chuyển, điều động 5 đồng chí xuống giữ các chức danh chủ chốt cấp huyện. Thực tế Bắc Giang cho thấy việc điều động, luân chuyển cán bộ không chỉ giúp nâng cao kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn, mà còn rèn luyện bản lĩnh chính trị, tác phong công tác ở cương vị mới.
Thời gian qua công tác quy hoạch cán bộ các cấp ở Bắc Giang được thực hiện khá nghiêm túc, đúng quy trình. Có thể thấy, qua công tác quy hoạch các chức danh chủ chốt Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2015 - 2020 và các chức danh chủ chốt HĐND, UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021, số lượng, chất lượng cán bộ quy hoạch bảo đảm theo đúng yêu cầu của Trung ương. Ở cấp tỉnh, số lượng quy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37
hoạch ban chấp hành 85 đồng chí, bằng 1,55 lần so với Ban Chấp hành đương nhiệm; Ban Thường vụ 21 đồng chí, bằng 1,5 lần; mỗi chức danh chủ chốt gồm từ ba đến bốn đồng chí; cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch đều bảo đảm và vượt so với yêu cầu (cán bộ trẻ quy hoạch Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh đạt 27,1%; Ban Thường vụ Tỉnh ủy đạt 14%; cán bộ nữ tương ứng là 17,6% và 19,6%; có bốn lượt cán bộ trẻ và 11 cán bộ nữ quy hoạch các chức danh chủ chốt cấp tỉnh); phần lớn cán bộ trong quy hoạch đều có trình độ chuyên môn đại học và hầu hết có trình độ lý luận chính trị cử nhân, cao cấp. Ở cấp huyện, số lượng quy hoạch ban chấp hành 802 đồng chí, bằng 1,49 lần; ban thường vụ 252 đồng chí, bằng